Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NGUYỄN MINH CHÂU
I. TIỂU DẪN
Tác giả :
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989 ), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Là nhà văn quân đội, từng công tác ở nhiều nơi, sau chiến tranh ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Tác phẩm chính :
1967
1987
1985
1970
1972
1983
Chiếc
thuyền
ngoài
xa
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của VHVN thời kỳ đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của VH ta hiện nay”. (Nguyên Ngọc).
Năm 2000 : ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm :
- Xuất xứ : sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến Quê ( NXB Tác phẩm mới, 1985), sau được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa (NXB Tác phẩm mới, 1988).
Bố cục : 3 đoạn
+ “… chiếc thuyền lướt vó đã biến mất” : 2 phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh.
+ “… chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá” : câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.
+ “… hòa lẫn trong đám đông” : tấm ảnh được chọn cho bộ lịch “Thuyền và biển”.
a.Tóm tắt tác phẩm :
Người đàn bà hàng chài
Cách nhìn
nhận về
cuộc sống
b.Ý nghĩa nhan đề
*Nghĩa tường minh
- Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh
- Hiện thực nhọc nhằn, cay đắng của người dân hàng chài
*Nghĩa hàm ẩn
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật nói chung phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người.
II. ĐỌC HIỂU :
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh :
a. Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” :
Bức tranh ấy là : “một cảnh đất trời cho”
=>Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của hóa công”
Người nghệ sĩ cảm thấy :
Trong trái tim như có cái gì bóp thắt lại.







Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Hạnh phúc khi bắt gặp cái đẹp, hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo.
Bắt gặp cái đẹp, người nghệ sĩ thấy mình như bắt gặp được cái tận Thiện, tận Mĩ; thấy tâm hồn mình như được thanh lọc.
b. Cảnh đời thực sau bức tranh :
- Người nghệ sỹ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh đập vợ mình dã man
+ “Lão hùng hổ, mặt đỏ gay.”
+ “Trút cơn giận như lửa cháy…quật tới tấp vào lưng người đàn bà, nghiến răng…”
- Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
- Tâm trạng người nghệ sỹ : “kinh ngạc đến mức…cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp dịu kỳ của tạo hóa lại có cái ác, cái xấu không thể tin được.
* Thái độ của người nghệ sĩ:
Kinh ngạc đến hụt hẫng“kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” → “ vứt máy ảnh” chạy đến …
Tiểu kết:
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều
- Cuộc đời không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện :
- Người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng : “con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
“Các chú không phải là người làm ăn, không phải là đàn bà, chưa bao giờ biết nỗi vất vả của người đàn bà trên 1 chiếc thuyền không có đàn ông”
Kể về cuộc đời mình : xấu xí, lấy chồng hàng chài -> đẻ nhiều con + cuộc sống khó khăn, đầy bất trắc => lão chồng trở nên tàn nhẫn, vũ phu -> nguyên nhân không bỏ chồng.
- Người đàn bà không hề cam chịu một cách vô lý, không nông nổi, ngờ nghệch mà là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị cam chịu nhẫn nhục để chắt chiu hạnh phúc “hạnh phúc là khi được nhìn thấy lũ con ăn no”.
- Ngoại hình chị xấu xí, cuộc đời chị nhọc nhằn, lam lũ nhưng tâm hồn chị đẹp đẽ, giàu đức hy sinh.
Thái độ của người đàn bà khi kể về chồng mình :
Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, “không bao giờ đánh đập vợ”, chỉ vì nghèo khổ quá mà trở nên tàn ác, “lúc nào thấy khổ quá là xách tôi ra đánh”.
=> Chị không lên án, tố cáo chồng mà nhìn nhận chồng với thái độ cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ >< thái độ thằng Phác, chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng.
Thái độ của chánh án Đẩu :
Trong đầu vị Bao Công có “một cái gì vừa mới vỡ ra”, “lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ” -> vị chánh án hiểu ra rằng cuộc đời người đàn bà không hề đơn giản và giải pháp bỏ chồng là không ổn => cả luật pháp và lòng tốt đều phải được đặt vào hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng với mọi đối tượng.
=> Phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống, không thể nhìn người, nhìn đời một phía, không thể nhìn vào hiện tượng để đánh giá bản chất.
3. Tấm ảnh được chọn :
“cái màu hồng hồng của ánh sương mai…” -> biểu tượng của nghệ thuật.
Người đàn bà bước ra khỏi bức tranh…” -> hiện thân của đời thực.
Tấm ảnh được treo
ở nhiều nơi, nhất là trong
các gia đình sành nghệ thuật
-> đó là một tấm ảnh đẹp,
có giá trị nghệ thuật cao.
4.Nghệ thuật
Tình huống truyện: hấp dẫn
mang ý nghĩa khám, phát hiện…  Kết cấu độc đáo
b. Nghệ thuật trần thuật: sinh động
Giọng điệu trần thuật: lúc dí dỏm, khi day dứt, lúc tự trào, khi triết lí  tính phức hợp thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư của người kể chuyện.
c. Khắc hoạ nhân vật: sắc sảo
d. Ngôn ngữ:
- Giản dị, đằm thắm mà đầy dư vị
- Phù hợp đặc điểm, tính cách của từng nhân vật
III.TỔNG KẾT
1.Nội dung:
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc
đời đằng sau bức ảnh, CTNX mang đến một bài học đúng
đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng
sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
2.Nghệ thuật:
Cách khắc hoạ nhân vật,xây dựng cốt truyện sinh
động,hấp dẫn.
Cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp
phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)