Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa

Chia sẻ bởi Liên Thanh Tùng | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

I. Tiểu dẫn:
1. Tg:
-Nguyễn Minh Châu (1930-1989)-Nghệ An.
-1950 gia nhập quân đội
-1958 chiến đấu tại sư đoàn 52
-1962 công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
?Năm 2000: Giải thưởng HCM về VHNT
2. Tác phẩm: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính, Chiếc thuyền ngoài xa.
?1 trong những cây bút tiên phong của VHVN thời đổi mới.
3. XX: "CTNX" (1987) tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân & thân phận con người trong cs đời thường.
*Ghi chú: Cụm từ in đỏ là nội dung giáo viên cần tích hợp trong bài giảng liên quan đến Lịch sử
Bài học về Lịch sử liên quan đến "Thời kì đổi mới":

1. Thời bao cấp chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước quản lí. Thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ đổi mới. Loại bỏ tiểu thương, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Bài học về Lịch sử liên quan đến "Thời kì đổi mới":

Vài hình ảnh thời kì bao cấp
Nhiều người chờ đợi cả ngày để mua hàng hóa
Cảnh chen lấn để mua hàng
Mua hàng phải có tem phiếu
2. Thời kì đổi mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên sau đó đến xã hội, chính trị, văn hóa. Văn học trong giai đoạn này có xu hướng dân chủ hóa cũng đưa đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo của nhà văn cùng với việc ra sức tìm kiếm, thử nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp thể hiện mới, kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các trường phái nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại thế giới.

(Trở lại bài học chính)
II. Văn bản:
1. Nội dung:
a/ Tình huống truyện:
-Vẻ đẹp thẩm mĩ: của chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào, khung cảnh đó chứa đựng "chân lý của sự hoàn thiện", tâm hồn Phùng như được gột rửa, thanh lọc "khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn."
-Vẻ phi thẩm mĩ: Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, phi nhân tính (người chồng đánh vợ thô bạo, người con đánh cha)
?Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; cái đẹp đôi lúc cũng không hoàn hảo, không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
b/ Người đàn bà hàng chài:
-Ngoại hình:
+Trạc 40t, t.hình c.lớn với ~ đường nét t.kệch, x.xí (rỗ mặt).
-Số phận:
+Nhọc nhằn, lam lũ, thường bị chồng đánh đập "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng"
-Tính cách:
+Nhẫn nhục, cam chịu: "không hề kêu 1 tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn", "sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão . đưa tôi lên bờ mà đánh"
+Kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha: "Giá mà tôi đẻ ít đi.cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối", "Nỗi vất vả của người đàn bà trên thuyền không có đàn ông", "đàn bà ở thuyền chúng tôi là phải sống cho con chứ không sống một mình.", "vả lại, ở trên thuyền có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.".
*Ghi chú: Cụm từ in đỏ là nội dung giáo viên cần tích hợp trong bài giảng liên quan đến môn: GDCD, Sinh học: Nạn bạo hành gia đình, Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
GDCD-Giáo dục Pháp luật về Bạo lực gia đình
1. Những hành vi nào được coi là hành vi bạo lực gia đình:
Ngày 01/7/2008 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì các hành vi được coi là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào:
Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

GDCD, Sinh học liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên
*Sinh con đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc
hậu-đó là hình ảnh của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
I. Các cách phòng tránh thai:
1. Vòng tránh thai 2. Thuốc tránh thai






3. Miếng dán tránh thai 4. Thuốc tiêm tránh thai
GDCD, Sinh học liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên
*Sinh con đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc
hậu-đó là hình ảnh của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
I. Các cách phòng tránh thai:

5. Que cấy tránh thai 6. Bao cao su






7. Cho con bú 8. Thắt ống dẫn tinh, Thắt buồng trứng





Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ ngày nay vì không biết tránh thai dẫn đến có thai ngoài ý muốn và phải phá thay. Hậu quả thật khôn lường: có thể dẫn đến vô sinh và liên quan đến đạo đức con người, phá thai còn là một tội ác.
Một bài hát xúc động cho phong trào phòng chống phá thai
(vì dung lượng bài thi nên bài hát này phải chuyển từ file video thành file mp3)
(Trở lại bài học chính)
c/ Người chồng:
-Xấu xí, thô kệch, vũ phu
d/ Chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều.
e/ Phùng: Sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ.
?Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản phiến diện; phải đánh giá sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. Người đàn bà hàng chài là hình ảnh người phụ nữ N nhân hậu bao dung, giàu đức hi sinh.
2. Nghệ thuật:
-Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
-Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
-Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
*Ghi nhớ: SGK trang 78
VI. Củng cố:
-Ghi nhớ SGK trang 78
VII. Dặn dò:
-Học bài
-Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm trên thư viện trường.
-Phân tích nhân vật bé Phác trong tác phẩm.
-Soạn bài: "Mùa lá rụng trong vườn", "Một người Hà Nội"
VIII. Rút kinh nghiệm:
-Ưu điểm:
..............................................
-Nhược điểm:
..............................................
Cám ơn BGK chú ý theo dõi!
Kính chúc cuộc thi thành công tốt đẹp!
GV dự thi: Liên Thanh Tùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Liên Thanh Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)