Tuần 23. Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Đang | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

THUYẾT MINH VỀ NHÀ THƠ
Nhà thơ: Nguyễn Trọng Trí
Bút hiệu: Hàn Mạc Tử
Quê quán: Quảng Bình
Nơi mất: Bình Định
Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Ông có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu tại Bình Thuận và mất tại Bình Định.
Ông sinh ra trong một gia đình có 7 người con với 4 người đã mất. Tổ tiên của Hàn Mạc tử là gốc họ Phạm ở Thanh Hóa,ông cố là Phạm Chương. Những người anh em của Hàn Mạc Tử bao gồm:
1/ Nguyễn Bá Nhân
2/ Nguyễn Thị Như Lễ
3/ Nguyễn Thị Như Nghĩa
4/ Hàn Mạc Tử
5/ Nguyễn Bá Tín
6/ Nguyễn Bá Hiếu
7/ Nguyễn Văn Hiền
8/ Nguyễn Văn Thảo
Vì cha Hàn Mạc Tử lúc đó làm chủ sự thương chánh thường đi công cán nhiều nơi, chiu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của cha nên Hàn Mạc Tử cũng theo gia đình đi nhiều nơi ngay khi còn nhỏ. 1920 di chuyển theo gia đình học tiểu học Sa Kỳ; 1921-1923 học Quy Nhơn, Bồng Sơn; 1924 chuyển Sa Kỳ; 1926 thân sinh Hàn Mạc Tử bị bệnh rồi mất tại Huế vì điều kiện đó mẹ Hàn Mạc Tử đưa các con vào Quy Nhơn để lập nghiệp.
Năm 1927 bài thơ đầu tiên của Hàn Mạc Tử ra đời mang tên “Vội vàng chi lắm”
Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây 
Chầm chậm cho mình giữ mối dây 
Về đến Thần Kinh khoan nghỉ đã 
Ghé miền Gia Hội tỏ tình ngay 
Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi 
Chỉ một lòng son muốn giải bày 
Này nhạn! Ta còn quên chút nữa 
Con tim non nớt tặng nàng đây. 
Năm 1928, Hàn Mạc Tử ra Huế học Trường Trung Học Pellerrin; 1930 thôi học về Quy Nhơn, đạt giải nhất thơ trong cuộc thi thơ do xã tổ chức; 1931 thơ văn nổi danh với bút hiệu Phong Trần
Người yêu đầu tiên của ông là bà Hoàng Thị Kim Cúc sinh năm 1913. Nhưng trớ trêu thay ngày 11/8/1988 người tình của ông bị tai nạn tại thành phố Hồ Chí Minh nằm viện 12 ngày và mất ngày 3/2/1989. Đám tang của bà có thể nói là lớn nhất ở Huế vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương gia đình Phật tử Việt Nam
Năm 1935, Hàn Mạc Tử vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang văn thơ báo Công luận và Tân thời làm báo ở Tân Định.
*Người yêu thứ hai của Hàn Mạc Tử là Mộng Cầm- gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi ông đang sống ở Phan Thiết
* Cuối năm 1936, Hàn Mạc Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên đành chia tay Mộng Cầm trở về Quy Nhơn khám bệnh và điều trị
* Bây giờ Mộng Cầm đã mất được 10 năm
Năm 1936, Hàn Mạc Tử ra tập thơ “Gái quê” được Mai Đình đọc và đem lòng yêu mến Hàn Mạc Tử . Cùng thời gian này Hàn Mạc Tử đem lòng quen Ngọc Sương là dì ruột của Mộng Cầm và chị ruột của nhà thơ Bích Khê. Tuy nhiên hai mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi vào lòng Hàn Mạc Tử như Mộng Cầm
Vào cuối đời, bệnh tình Hàn Mạc Tử ngày càng nặng, những người yêu chia xa, Hàn Mạc Tử bị đau khổ về mặt tinh thần lẫn thể xác; vì vậy nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu một người yêu thơ tên là Trần Thương Thương. Từ đó ông sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng là Cẩm Châu Duyên và kịch Quần Tiên Hội
Ngày 20/9/1940 bệnh tình Hàn Mạc Tử trở nặng vì vậy anh rễ, chồng chị Nguyễn Thị Như Lễ đưa Hàn Mạc Tử vào bệnh viện phong Quy Hòa. Trong lúc ở bệnh viện ông sáng tác ra bài thơ “Ánh trăng” được phổ nhạc với bài hát mang tên “Hàn Mạc Tử” để nói lên sự đau khổ của mình khi bị bệnh.
Sau 52 ngày đêm chữa trị thì Hàn Mạc Tử qua đời vào ngày 11/11/1940 và được an táng bên trong nhà thương phong nhưng sau này được cải táng về Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nhìn về thành phố Quy Nhơn chạy dài theo bãi cát vàng giữa trăm ngàn màu thủy thọ thật thích hợp với hồn thơ. Hàn Mạc Tử ra đi ở lứa tuổi thanh xuân, nửa đời người chưa qua hết nhưng ông đã làm tròn sứ mệnh của mình là để lại cho nền văn học Việt Nam chúng ta một đời thơ rất giá trị.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Đang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)