Tuần 23. Phương pháp thuyết minh

Chia sẻ bởi Lê Bảo Anh | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Phương pháp thuyết minh thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG
Tiết 69:
Phương pháp thuyết minh
Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
Khái niệm:
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, .. của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
- Phương pháp là cách thức, con đường, biện pháp để thực hiện một hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất


Phương pháp thuyết minh là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh dùng để giới thiệu về sự vật hiện tượng.
2. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
Muốn làm bài văn thuyết minh có hiệu quả , ngoài tri thức thì cần phải nắm được phương pháp thuyết minh.
Vai trò:
Cung cấp thông tin chính xác
Hấp dẫn sinh động
Trình tự hợp lí khoa học


Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với mục đích thuyết minh.
Một số phương pháp thuyết minh
Các phương pháp thuyết minh đã học
a) Các phương pháp thuyết minh đã học
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại, phân tích

b) Ví dụ

Các nhóm nghiên cứu ví dụ dựa trên các tiêu chí sau:
+) Xác định mục đích thuyết minh của các đoạn văn
+) Xác đinh phương pháp thuyết minh của đoạn văn
+) Tác dụng của việc sử dụng phương pháp đó

Ví dụ 1:
- Mục đích : công lao tiến cử người tài của Trần Quốc Tuấn
- Phương pháp : nêu ví dụ
- Tác dụng : những tên tuổi được nêu làm cho vấn đề̀ được thuyết minh trở lên rõ ràng , thuyết phục
Ví dụ 2:
- Mục đích : lí do thay bút danh Baso
- Phương pháp: nêu định nghĩa
- Tác dụng : cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ thú vị
Ví dụ 3:
- Mục đích : giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào
- Phương pháp : nêu số liệu
-Tác dụng: gây ấn tượng mạnh tăng sức hấp dẫn




2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a) Thuyết minh bằng cách chú thích
Ví dụ :
Rắn là loài bò sát không chân
Dùng phương pháp nêu định nghĩa.
Dựa vào việc nêu rõ đặc điểm ,thuộc tính của đối tượng .

Ví dụ 2:
Huế - một trong những trung tâm văn hóa nổi tiếng của Việt Nam
.
Không sử dụng pp nêu định nghĩa để thuyết minh.

Nếu chỉ nói như trên thì không phân biệt được. Vì chỉ nêu ra một đặc điểm của đối tượng nhưng chưa phản ánh được hết đối tượng.
Khái niệm : nêu ra một tên gọi khác một cách nhận biết khác nhưng chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của đối tượng


*) Sự giống và khác nhau của phương pháp chú thích và nêu định nghĩa
- Giống nhau : đều có cấu trúc A là B

-Khác nhau:

Phương pháp nêu định nghĩa :
- Nêu ra những đặc điểm ,tính chất thuộc tính cơ bản của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác
- Hiệu quả: đảm bảo độ chuẩn xác và chặt chẽ cao







Phương pháp chú thích
Nêu ra một tên gọi hoặc một đặc điểm nhận biết khác của đối tượng nhưng chưa đủ để phản ánh đối tượng

- Hiệu quả: mềm dẻo linh hoạt dễ sử dụng








b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả
- Ví dụ
- Phân tích ví dụ
+ Đoạn văn trên đề cập tới 2 vấn đề:
Niềm say mê cây chuối của Baso
Lai lịch bút danh cây chuối của Baso (là vấn đề chính , chủ ý của người viết)
+ Các ý trên có quan hệ nhân quả với nhau:
Nhân( nguyên nhân) : đoạn thứ nhất ; giới thiệu vì sao Baso thích cây chuối
Qủa ( kết quả): đoạn thứ 2 ; quyết định chọn Baso làm bút danh.
Hai đoạn văn trên đã thể hiện mối quan hệ hợp lí và sinh động nhờ đó hình ảnh của thi sĩ và bút danh của ông hiện lên cụ thể và hấp dẫn hơn.
Khái niệm:
-Phương pháp thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả là từ hiện tượng mang nguyên nhân dẫn đến kết luận ,kết quả.
- Tác dụng : phương pháp này làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên một cách sinh động , cụ thể và hấp dẫn tăng thêm những hiểu biết mới mẻ thú vị cho người đọc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bảo Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)