Tuần 23. Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Chia sẻ bởi Ngoclan Nguyen | Ngày 10/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? thuộc Luyện từ và câu 3

Nội dung tài liệu:

Trường tiểu học thị trấn Sóc Sơn
Luyện từ và câu
Tuần 23. Lớp 3
Nhân hóa.
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Luyện từ và câu
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1/ Em hãy tìm các từ ngữ chỉ trí thức
2/ Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của tri thức
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Luyện từ và câu
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Bài tập 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.



Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.

HOÀI KHÁNH



Đồng hồ báo thức
-Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn (bài tập 1)
- Biết trả lời câu hỏi Như thế nào ? (bài tập 2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a / c /d )
Đọc thầm nội dung bài (2 phút)
a)Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?
b) Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
kim giờ
kim phút
kim giây
cả ba kim
bác
anh

thận trọng, nhích từng li, từng li
lầm lì, đi từng bước, từng bước
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
Thảo luận nhóm đôi
(5 phút)
Luyện từ và câu
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Nhân hóa. Ôn tập các đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hóa để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây một cách rất sinh động: Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to. Kim phút được gọi là anh vì nhỏ hơn. Kim giây được gọi bằng bé vì nhỏ nhất. Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
Bài tập 2:
Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào ?
b) Anh kim phút đi như thế nào ?
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào ?
a) Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li.
(Bác kim giờ nhích về phía trước thật chậm chạp).
b) Anh kim phút đi từng bước, từng bước.
(Anh kim phút đi thong thả, từng bước một).
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh.
(Bé kim giây chạy lên trước hàng một cách tinh nghịch)
Thảo luận nhóm đôi
( 4 phút)
Bài tập 3:
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
b) Ê- đi - xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lí.
d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào ?
b) Ê – đi – xơn làm việc như thế nào ?
c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?
Thảo luận nhóm 4
( 4 phút)
Luyện từ và câu
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Bài tập 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
Bài tập 2. Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
Bài tập 3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
Hôm nay em học được những gì ?
* Về nhà tìm hiểu trước những từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật, để làm tốt BT-Tuần 23.
-Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn (bài tập 1)
- Biết trả lời câu hỏi Như thế nào ? (bài tập 2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a / c /d )
GIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
XIN KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ GIÁO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoclan Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)