TUẦN 23 - LS6 - TIẾT 22
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: TUẦN 23 - LS6 - TIẾT 22 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
I. Mục tiêu:
1,Kiến thức :
- Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc (Chữ Hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) vì cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc( tiếng nói, phong tục tập quán).
- Những nét chính về cuộc khỡi nghĩa của Bà Triệu.
2, Tư tưởng :- HS tự hào về văn hoá Việt và biết ơn Bà Triệu.
3, Kĩ năng : - HS bước đầu làm quen với phương pháp phân tích.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, sơ đồ phân hoá XH
- HS: SGK, học bài theo yêu cầu của GV
III. Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI?
2. Giới thiệu bài mới:
Dưới sự cai trị của nhà Hán, KT phát triển chậm chạp, còn VH-XH có sự chuyển biến như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Ba Triệu? Chúng ta cùng tìm hiểu…
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc.
GV: treo sơ đồ phân hoá XH lên bảng
HS: quan sát
?: Quan sát sơ đồ em có nhận xét gì về sự chuyển biến XH ở nước ta?
HS: nhận xét
GV: cho HS ghi bài
?: Chính quyền đô họ thực hiện chính sách văn hoá t như thế nào? Nhằm mục đích gì?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: phát phiếu học tập
HS: làm việc theo bàn trong 3’ để trả lời câu hỏi:” Vì sao dân ta vẫn nói tiếng Việt, vẫn sống theo phong tục tập quán của người Việt…”
GV: nhận xét, ghi bảng
GV: liên hệ hiện tại
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
GV: Giới thiệu về Bà Triệu
GV: Phát phiếu học tập
HS làm việc theo nhóm trong 3’ để trả lời câu hỏi:
* Nhóm 1: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
* Nhóm 2: Nêu diễn biến chính cuộc khởi nghĩa?
* Nhóm 3: Kết quả?
* Nhóm 4: Ý nghĩa?
GV: nhận xét và ghi điểm nhóm, ghi bảng
GV: Gợi ý HS rút ra nguyen nhân thất bại
GV: yêu cầu HA quan sát H.46, đọc bài ca dao và giải thích.
3. Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc.
a.Sự phân hóa xã hội.
THỜI VĂN LANG - ÂU LẠC
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Vua
Quan lại đô hộ
Quí tộc
Hào Trưởng Việt
Địa chủ Hán
Nông dân Công xã
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
b. Sự truyền bá văn hoá phương Bắc.
- Mở trường dạy chữ hán ở cấp Huyện
- Đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, luật lệ, phong tục Hán vào nước ta
- Mục đích đồng hoá dân tộc ta
c. Cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc.
- Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói , vẫn sống theo phong tục tập quán của người Việt…
- Đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn của nền văn hoá Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hoá của mình.
2. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu – 248:
a. Nguyên nhân:
- Do ách thôùng trị tàn bạo của giặc Ngô
b. Diễn biến:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, toàn thể Giao Châu chấn động
- Nhà Ngô sai Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa.
c. Kết quả: thất bại
d. Ý nghĩa:
Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập
4. Củng cố:
- GV cho HS trả lời 1 số câu hỏi:
+ Vì sao dân ta vẫn nói tiếng Việt, vẫn sống theo phong tục tập quán của người Việt ?
+ Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới: Nhà Lương đã siết chặt ách đô hộ trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)