Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Hương | Ngày 10/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Hàn Mặc Tử
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
-Tên thật: Nguyễn Trọng Trí ( 1912 – 1940 ), ở Phong Lộc, Quảng Bình.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
- Tác phẩm chính:SGK
2. Xuất xứ: rút ra từ tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938.
3. Hoàn cảnh sáng tác:
Hàn Mặc Tử có thầm yêu Hoàng Cúc quê ở Vĩ Dạ nhưng sống ở Quy Nhơn. Ít lâu sau, HMT vào Sài Gòn làm báo, khi mắc bệnh phong trở lại Quy Nhơn thì Kim Cúc đã theo gia đình về quê. Một lần, Kim Cúc gởi cho HMT tấm thiếp vẽ phong cảnh Huế có hình người chèo đò trên sông Hương…Bức ảnh đó đã gợi cảm hứng để nhà thơ viết Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tâm trạng, tình yêu thầm kín của mình trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
Hỏi: Hãy nêu cảm nhận chung về âm điệu, cảnh vật, con người được thể hiện qua bài thơ?
1. Cảnh vườn thôn Vĩ lúc bình minh:
Hỏi:Câu thơ mở đầu sử dụng biện pháp NT gì, biểu đạt được những ý gì?
Câu hỏi tu từ, hỏi nhằm:
+ Lời trách nhẹ nhàng
+ Lời mời gọi tha thiết
+Lời tự phân thân để hỏi chính mình về một việc cần làm, phải làm mà giờ đây không biết có còn cơ hôi để về thăm cảnh cũ chốn xưa nữa hay không.
II. Phân tích

Ngâm thơ bài “Đây thôn Vĩ Dạ”
Hỏi: Hình ảnh, chi tiết nào thể hiện được nét đặc trưng của khu vườn thôn Vĩ? Nhận xét sức biểu hiện thể hiện qua những hình ảnh vừa tìm?

-Nắng hàng cau nắng mới lên:không tả mà gợi:
+Hàng cau: thẳng tắp, cao vút, lấp lánh ánh mặt trời buổi sáng mai.
+Điệp từ nắng: ánh nắng lan toả, rực rỡ ngay từ lúc bình minh
+ Nắng mới lên: trong trẻo, tinh khiết làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ.
Lưu ý: + về chơi: bình thường, xã giao
+ về chơi: thân mật, tự nhiên hơn.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc:
+ mướt:non tơ, bóng láng, tốt tươi
+ xanh như ngoc:màu xanh+ ánh xanhsắc xanh thật trong suốt và lộng lẫy như viên ngọc khổng lồ.
- Lá trúc che ngang mặt chữ điền : con người xuất hiện vừa electron ấp, kín đáo vừa cương trực, phúc hậu
cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người thật hài hòa,tình tứ.
Hỏi:Tâm trạng của tác giả được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ đầu?
2. Hoàng hôn nơi thôn Vĩ
Hỏi:Nhận xét chung về âm điệu được biểu hiện trong khổ thơ, qua đó so sánh về không gian, thời gian, cảnh vật với khổ thơ đầu?
- Âm điệu: u hoài, buồn bã.
-Không gian, thời gian: rộng, hư ảo, thiếu gắn kết và mất hẳn sức sống.
- Cảnh vật: + gió, mây: chia lìa, rời rạc
+Dòng nước, hoa bắp: ngưng đọng, lay lắt


 Cảnh vật, con người hiện lên lộng lẫy, sống động làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ, qua đó ta thấy tâm trạng khắc khoải, nỗi mong ước được trở về thăm thôn Vĩ.
Hỏi: Cấu trúc của 2 câu thơ cuối ntn? Đâu là hình ảnh nổi bật nhất của 2 câu thơ?
Sông trăng
Thuyền trăng cảnh vật càng trở nên hư ảo, mênh mang.
Hỏi: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng gợi cảm xúc gì?
Cõi thực đã hòa nhập vào cõi mộng, tác giả đang cố tìm một nơi để an ủi, bám víu.Đó chính là hình ảnh trăng quen thuộc của thi nhân.


Cảnh vật thật đìu hiu, lạnh lẽo,phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của cuộc đời đối với mình.

3. Khổ 3:Tâm sự với người xứ Huế.
Hỏi :Phát hiện những biện pháp tu từ trong khổ thơ trên ?
Điệp ngữ .
Câu hỏi tu từ .
Hỏi : Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ nỗi niềm tâm sự gì ?
- Điệp ngữ “khách đường xa” -> Nhấn mạnh thêm nỗi xót xa , lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình.Có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, là người khách trong mơ mà thôi.
( Có thể cho ta cách hiểu khác ở câu thơ này : Đó là người con gái trong mơ mà tác giả hướng đến với tâm trạng khắc khoải da diết )
-Câu cuối : Phảng phất một chút hoài nghi , làm sao biết đợc tình người xứ Huế có đậm đà hay không , hay cũng chỉ mờ ảo dễ chóng tan như sương khói kia. -> Câu thơ càng tăng thêm nỗi cô đơn trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời .
Hỏi : Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ ?
Hệ thống câu hỏi tu từ rải đều ở cả ba khổ thơ tạo nên chuỗi âm hưởng nhất quán , càng ngày nỗi niềm bâng khuân khắc khoải càng lớn dần.Đó cũng là câu hỏi day dứt về thâb phận , về nỗi mặc cảm chia lìa.
-Bút pháp bài thơ là sự hòa điệu giữa tả thực tượng trưng lãng mạn và trữ tình .
4.Chủ đề :
Bài thơ là bức tranh phong cảnh thể hiện tình yêu đời , lòng ham sống mãnh liệt của một hồn thơ .Qua đó còn là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước , là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời , yêu người .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)