Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Phạm Văn Út | Ngày 10/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử

Trường THPT NGUYỄN AN NINH
GV: Lê Hoàng Tú Uyên

I. TÁC GIả HÀN MẶC TỬ:
1.Tiểu sử: Hàn Mặc Tử (1912-1940)
Teân thaät Nguyeãn Troïng Trí, sinh Ñoàng Hôùi Quaûng Bình.
Töøng hoïc ôû Hueá. soáng nhieàu Quy Nhôn laøm ôû Sô’ ñaïc ñieàn Bình Ñònh, sau vaøo Saøi Goøn laøm baùo, ít laâu sau trôû laïi Qui Nhôn.
1936 maéc beänh phong. 1940 OÂng maát taïi traïi phong Quy Hoaø, Quy Nhôn.
2. Đời thơ Hàn Mặc Tử:
Làm thơ từ lúc 16 tuổi.Bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh.
-Phong cách thơ:
+ HMT là một hồn thơ mộc mạc nhưng đau thương đẩy lên đến đỉnh cao của sự hoang tưởng( Siêu thực)
“ Ngày mai ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng trăng mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm”
+ Đồng thời thơ HMT chan chứa tình yêu cuộc sống với những hình ảnh thơ tuyệt mĩ, trong trẻo lạ thường.

- Tác phẩm: Gái quê , Thơ Điên , Thượng thanh khí…

II. BÀI THƠ: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
1. Xuất xứ:
Rút từ tập “ Thơ Điên” ( Đau thương)

2. Cảm hứng sáng tác:
Bài thơ được viết từ cảm hứng của nhà thơ về bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng khi HMT đang mắc bệnh hiểm nghèo.

3. Thôn Vĩ ( Sgk)

NGƯỜI TÌNH TRONG ĐờI VÀ TRONG THƠ CủA HÀN THI NHÂN


ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
A�o em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
III. PHÂN TÍCH
1 . Khổ 1:
Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

- Là 1 câu hỏi tu từ nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách, vừa mời mọc ân cần tha thiết.
- Câu hỏi ở đây là 1 hình thức để thi nhân bày tỏ nỗi lòng: Ước muốn trở về thôn Vĩ.

- Âm điệu nhẹ nhàng, lời thơ mượt mà, dung dị đưa người đọc bước vào không gian hoài niệm của HMT: thôn Vĩ- 1 làng kề sát thành phố Huế, bên dòng Hương giang thơ mộng, trữ tình.
Câu 3+4: Mảnh vườn thôn Vĩ:

- Điệp từ “ nắng” ( nắng hàng cau, nắng mới lên): tạo ấn tượng về những tia nắng ban mai ấm áp tỏa sáng lấp lánh trên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm. Đó là những tia nắng sớm tinh khôi, đẹp trong trẻo lạ thường.
-

+ mướt -> từ cực tả gợi ra cái mượt mà, mơn mởn, trù phú của vườn cây thôn Vĩ.


+ xanh như ngọc -> cách miêu tả so sánh gợi ấn tượng về màu sắc tươi tắn, sáng trong.
Vườn: mướt- xanh như ngọc
Nhà thơ miêu tả thôn Vĩ dưới con mắt cổ hóa: Thôn Vĩ hiện lên như 1 khu vườn cổ tích. Tất cả đều trinh nguyên, thanh lọc đến mức sáng trong, kì ảo => Niềm yêu thiết tha thôn Vĩ của Hàn thi nhân.
Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền


(gợi cảm, xinh xắn (phúc hậu, dễ thương)
tình tứ)


-> Câu thơ sử dụng nghệ thuật cách điệu hóa- hình ảnh rất gợi. Con người ẩn hiện trong thiên nhiên càng thơ mộng. Cô gái thôn Vĩ thật đáng yêu, duyên dáng, thấp thoáng nét kín đáo, dịu dàng rất Huế. Cái đẹp làm say lòng thi sĩ?



Xứ Huế hiện lên trong vẻ đẹp diệu kỳ: Cảnh đẹp, người đẹp, tình đẹp bởi một hồn thơ khao khát cuộc đời.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
2. Khổ 2:
Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế
Câu 1+2:
















Cảnh vật rời rạc, đơn độc, hiu hắt. Không gian có chuyển động nhưng chậm rãi như mệt mỏi, rã rời- thấm đượm nỗi buồn thi nhân.
cảnh chia lìa.
( nhân hóa ): dòng Hgiang lặng lờ trôi
h/ ảnh gợi buồn, tăng thêm kk đìu hiu.
Gió theo lối gió- mây đường mây
Dòng nước buồn thiu
Hoa bắp lay
=> Dường như nỗi nhớ Huế, nỗi nhớ thôn Vĩ, nỗi nhớ người con gái ngày xưa của nhà thơ hòa nhập vào bức tranh-> tạo ra cái âm điệu chầm chậm của câu thơ- nhịp điệu chậm buồn, trầm tư của sông nước, mây trời xứ Huế. Những câu thơ rất Huế, phong cách Huế định hình trong chất giọng êm ru.


-Hình ảnh
con thuyền
bến sông
trăng


Thi liệu quen thuộc trong thơ cổ.

Trăng:

vĩnh hằng, ám ảnh trong thơ HMT- h/ ảnh có t/c tượng trưng: T/y- H/phúc

Con thuyền chở trăng:
H/ ảnh hư ảo- h/ả của tưởng tượng, mơ ước.


câu hỏi tu từ, dùng từ phiếm chỉ.

Hình ảnh lẫn lộn giữa hư và thực. “Trăng”- điểm tựa linh hồn thi nhân nhưng quá monh manh hư ảo, có nguy cơ tan vỡ ước mơ.



Tóm lại: Khổ 2 đã phác họa đúng cái hồn, vẻ đẹp huyền ảo, trầm tư,nhịp điệu khoan thai của xứ Huế, gợi 1 t/yêu dịu dàng, kín đáo mà sâu xa, rộng mở.

III. PHÂN TÍCH:
3. Khổ 3:
Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng nhà thơ.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
A�o em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

















+ Mơ:
đắm chìm trong thế giới tâm linh, mộng ảo
+ Khách đường xa( Điệp ngữ):
nhấn mạnh h/ảnh con người trong cõi xa xôi, mộng tưởng -> Nỗi lòng da diết với người tình nhưng người tình rất mơ hồ.
+ Từ xác định( mơ hồ) : “ Ở đây”
Ở chỗ Tử (Qui Nhơn) hay ở Vĩ Dạ?
=> Màu kí ức, màu hoài niệm đã phủ mờ tất cả. Sắc màu, cảnh vật, cả con người đều nhòa đi trước mắt. Hình ảnh người thiếu nữ “ áo trắng quá” dường như tan loãng trong khói sương xứ Huế, chỉ thấy bóng dáng huyền ảo, lung linh( mờ nhân ảnh).
Câu cuối:
+ Câu hỏi phiếm chỉ -> cực tả nỗi băn khoăn không biết t/yêu có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói.

+ Điệp từ “ ai” -> nhấn mạnh tâm trạng: vừa yêu thương khao khát, vừa chất chứa vô vọng

=> Câu thơ cuối bài như 1 câu hỏi triết lí bi tham của cuộc đời. Nó đáp lại cho câu hỏi đầu bài thơ. Có 1 cái gì day dứt về một mối tình xa xăm, mong manh không níu được.





Khổ thơ cuối thể hiện t/yêu thầm kín, say đắm,lung linh, huyền ảo chơi vơi đầy hụt hẫng trong tâm hồn nhà thơ.

CHủ Đề:
Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế. Bài thơ thể hiện t/yêu quê hương đất nước tha thiết. Đồng thời, bộc lộ t/yêu thầm lặng, sâu kín, mờ ảo như sương khói của nhà thơ.
IV. TổNG KếT:
1. Thế giới thực và mộng trong bài thơ hòa quyện vào nhau tạo vẻ đẹp toàn bích cho bài thơ.
2. “ ĐTVD” là 1 bài thơ hay nổi tiếng trong thơ lãng mạn 1930-1945, vẫn sống mãi trong lòng người yêu thơ bao thế hệ.

--- HẾT ---
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Út
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)