Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Hoàng Trung Sâm | Ngày 10/05/2019 | 130

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đây thôn Vĩ Dạ
Giảng văn
Tác giả: Hàn Mặc Tử
Người soạn: Hoàng Trung Sâm
Tổ: Ngữ Văn
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

I. Tiểu dẫn:

Em hãy nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời
tác giả Hàn Mặc Tử?

Chân dung Hàn Mặc Tử
1. Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940).
- Quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
- Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ
ở Quy Nhơn
- 1936, mắc bệnh phong.
- Mất tại trại phong Quy Hoà
- Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ
nhất phong trào Thơ mới.
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

I. Tiểu dẫn:

Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử?
2. Tác phẩm:
- Các tác phẩm chính:
Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên,
Duyên kì ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng.
- Thơ ông hết sức phức tạp và đầy bí ẩn nhưng vẫn thể hiện một tình yêu đến
đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Đây thôn Vĩ Dạ:

+ Sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (Đau thương)
+ Được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn với cô Hoàng Cúc,
một cô gái quê ở Vĩ Dạ (Huế)
Chân dung Hoàng Cúc
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
1. Khổ 1:

- Câu 1: Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Cảm nhận về ý nghĩa của câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ ?
Gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và mời gọi tha thiết
của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.
Câu hỏi là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ
niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về Vĩ Dạ, nơi có
người nhà thơ thương mến.
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong câu thơ thứ hai ?
“Nhìn nắng hàng cau,
nắng mới lên”
Cái nhìn từ xa đến:
Những hàng cau thẳng tắp cao vút
vượt lên những cây khác

Sự hài hoà của màu sắc:
Nắng vàng rực rỡ toả chiếu
trên những hàng cau xanh tươi

Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
1. Khổ 1:
Nêu phát hiện của mình về đặc điểm của nắng ?
“Nắng mới lên”
Trong trẻo, tinh khiết, tươi tắn, làm bừng
sáng không gian hồi tưởng của nhà thơ
Điệp từ: “Nắng”
Từng đợt, từng đợt nắng rót xuống khu vườn.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ.
Câu 3 gợi tả khung cảnh nào?
Vẻ đẹp của khu vườn được gợi lên qua những từ ngữ nào ?
“Mướt”
Gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây
Từng lá cây sáng lên, láng bóng dưới ánh sáng mặt trời
Vẻ đẹp của khu vườn
“Vườn ai mướt quá”
Lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
1. Khổ 1:
“Xanh như ngọc”
So sánh: gợi hình ảnh những lá cây xanh
mướt, được ánh nắng rực rỡ buổi sớm mai
xuyên qua ánh lên xanh biếc như ngọc
Những hình ảnh thiên nhiên sống động và đẹp đẽ của một tâm hồn
yêu thiên nhiên tha thiết, có ân tình sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ.
“Người thôn Vĩ”
Xuất hiện thật kín đáo, thấp thoáng sau những chiếc lá trúc
“Mặt chữ điền”: khuôn mặt phúc hậu, đoan trang
“Thôn Vĩ”
Cảnh xinh xắn, người phúc hậu
TN và con người hài hoà trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
2. Khổ 2:
Đọc khổ thơ và nêu cảm nhận của mình?
Dòng sông Hương êm đềm và thơ mộng gắn với bao cảm xúc
và suy tư của nhà thơ
- Tả thực:
gió mây nhè nhẹ bay, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ lay động.
=> Vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai – nét đặc trưng của xứ Huế.
- Sắc thái cảm xúc:
Mây – gió chuyển động ngược chiều, xa rời nhau.
Dòng sông lặng lẽ buồn thiu, cây cỏ lay động rất nhẹ
Thiên nhiên đẹp nhưng lạnh lẽo, trống vắng.
Dự cảm u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách
của cuộc đời đối với mình.
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
2. Khổ 2:
Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ sau ?
Cảnh chập chờn giữa mộng và thực.
- Dòng sông trăng – dòng sông ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ.
- Thuyền chở trăng - đậu trên bến sông trăng
Không gian nghệ thuật hư ảo, mênh mang
Phác hoạ nét đặc trưng của dòng Hương:
huyền ảo, thơ mộng dưới trăng.
Trăng xuất hiện như đối tượng chia sẻ, cảm thông

Một tình yêu Huế sâu nặng, tha thiết , đầy khắc khoải, âu lo
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

Tiểu dẫn:
Đọc - hiểu văn bản:
3. Khổ 3:
Cảnh và người xứ Huế được khắc hoạ ở câu thứ ba như thế nào?
- Xứ Huế mưa nhiều, khói sương mờ ảo
- Màu áo trắng của những cô gái Huế thấp thoáng trong sương
Khung cảnh hư ảo, mộng mơ của Huế
Tâm sự của tác giả được biểu hiện như thế nào?
Tâm sự của nhà thơ:
Khách đường xa
Nhìn không ra
Mờ nhân ảnh
Cảm giác mông lung, bất định, mơ hồ
hư hư thực thực.
“Ai biết tình ai có đậm đà ?”
Câu hỏi tu từ: mang chút hoài nghi mà
chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời
và con người của một hồn thơ cô đơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trung Sâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)