Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Dũng | Ngày 10/05/2019 | 109

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTTH THỊ XÃ TRÀ VINH

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN ĐỨC DŨNG
&
TẬP THỂ LỚP 111

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ
I.GIỚI THIỆU CHUNG
-Nguyễn Trọng Trí ( 1912- 1940).
-Sinh ra bên bờ sông Nhật Lệ - Đồng Hới-Quảng Bình.
-Bút danh: Lệ Thanh, Phong Trần, Hàn Mạc Tử...
- Cuộc đời chịu nhiều nỗi đau thương: bệnh tật, trắc trở tình duyên, phải sống cách li, tuyệt giao với mọi người.
- Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử: không bình yên, đầy kinh dị

1.Vài nét về thi sĩ Hàn Mặc Tử
I.GIỚI THIỆU CHUNG
Thơ ông chan chứa tình yêu cuộc sống, tha thiết với những hình ảnh tuyệt mĩ, trong trẻo lạ thường.
Tác phẩm: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Thượng thanh khí, Quần tiên hội, Duyên kì ngộ (kịch thơ)
1.Vài nét về thi sĩ Hàn Mặc Tử
ĐÊM TRĂNG BÊN MỒ HÀN MĂC TỬ
--------8-------
Một đồi, một bến, một trăng
Môt Hàn Mặc Tử vĩnh hằng nằm đây
Một tôi nay viếng chốn này
Một tim, một óc, từng say thơ vàng
Bạc tình một kiếp thi nhân
Bạc duyên, bạc kiếp, bạc thân xác người
Một xưa đen bạc cuộc đời
Một nay hết bạc chẳng tôi với tình?
Người nằm đây với một mình
Tôi với người với lặng thinh nỗi buồn
Một dòng suối ánh trăng non
Một trôi xuống bể một tuôn bên đồi
Một tràn xuống với hồn tôi
Thành bài thơ nhỏ tặng người... đêm nay
8-2-1990
Diệp Minh Tuyền

I.GIỚI THIỆU CHUNG
Rút ra trong tập Thơ Điên (1938)
Cảm xúc từ bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng, kèm theo lời thăm hỏi, đã gợi hứng cho Hàn Mặc Tử viết bài thơ này.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
A�o em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
II. Phân tích
1.Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ lúc bình minh:
Vừa như lời mời thân thiết, vừa như lời trách cứ thân tình, nhẹ nhàng
 Bộc lộ khao khát của tác giả về thăm thôn Vĩ
-Mở đầu: câu hỏi tu từ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

II. Phân tích
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
1. Cảnh vườn thôn Vĩ lúc bình minh:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

-Ba câu tiếp theo: Bức tranh vườn cây thôn Vĩ
"Nắng hàng cau"
"Nắng mới lên“
không tả mà gợi: vẻ rực rỡ, tươi
tắn ở thôn vĩ lúc ban mai
“Vườn”-”mướt””xanh như ngọc”
(nghệ thuật so sánh)
Vẻ đẹp của thôn Vĩ lộng lẫy như viên ngọc khổng lồ.
II. Phân tích
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
1. Cảnh vườn thôn Vĩ lúc bình minh:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

mặt chữ điền :
 Gương mặt phúc hậu hiền lành, thấp thoáng sau lá trúc, nơi vườn cây vào buổi sớm mai.

cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con
người thật hài hòa,tình tứ.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi:
1. Ý nào không nói đúng thơ văn của Hàn Mặc Tử?
A. Trong thơ HMT, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con ngưpời nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.
B. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện thái độ chán chương, thù hận cuộc đời.
C. Ông đã đưa vào thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tương, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.
D. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi:
2. Tấm thiếp về phong cảnh của cô gái thôn Vĩ Dạ đã đánh thức điều gì trong tâm hồn Hàn Mặc Tử?
A. Những kỉ niệm về xứ Huế.
B. Kỉ niệm về mối tình đơn phương - trong sáng, nhẹ nhàng nhưng không kém phần tha thiết
C. Niềm tha thiết với cuộc đời.
D. Cả A, B và C.
3. Có người cho rằng:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
là câu hay nhất trong bài thơ. Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
2. Hoàng hôn nơi thôn Vĩ


Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Âm điệu: u hoài, buồn bã.
- Không gian, thời gian:
rộng, hư ảo, thiếu gắn kết và mất hẳn sức sống.


- Cảnh vật:
+ gió, mây: chia lìa, rời rạc
+Dòng nước, hoa bắp: ngưng đọng, lay lắt


+Đặc biệt với hình ảnh "Sông trăng", "Thuyền":
cảnh vật càng trở nên hư ảo, mênh mang
II. Phân tích
Cảnh vật, con người hiện lên lộng lẫy, sống động làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ, qua đó ta thấy tâm trạng khắc khoải, nỗi mong ước được trở về thăm thôn Vĩ.
Cõi thực đã hòa nhập vào cõi mộng, tác giả đang cố tìm một nơi để an ủi, bám víu.Đó chính là hình ảnh trăng quen thuộc của thi nhân.





Cảnh vật thật đìu hiu, lạnh lẽo,phảng
phất tâm trạng u buồn, cô đơn của
nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của
cuộc đời đối với mình.



II. Phân tích
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
=> Yếu tố thực ảo đan cài trong từng câu thơ, khát khao về hạnh phúc hiện rõ lên trong tâm tưởng nhà thơ mang nổi đau riêng mang vẻ buồn hiu hắt lan tỏa mặt đất, gió mây, dòng nước, hoa bắp bên sông.
2. Hoàng hôn nơi thôn Vĩ
3. Khổ 3:Tâm sự với người xứ Huế.


- Điệp ngữ “khách đường xa”
-> Nhấn mạnh thêm nỗi xót xa , lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.
Ai biết tình ai có đậm đà?
II. Phân tích
II. Phân tích
3. Khổ 3:Tâm sự với người xứ Huế.


=> Màu kí ức, màu hoài niệm đã phủ mờ tất cả. Sắc màu, cảnh vật, cả con người đều nhòa đi trước mắt
"Áo em trắng quá":
Trắng đến mức nhìn không ra � Diễn đạt tinh tế.
"Ở đây":
à Gôïi nhieàu lieân töôûng.
Câu cuối: phảng phất một chút hoài nghi -> Câu thơ càng tăng thêm nỗi cô đơn trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời .
=> Biểu hiện tình yêu thiết tha của tác giả đối với cảnh và con người xứ Huế.
=> Khổ thơ ẩn chứa tình yêu mãnh liệt đầy u buồn, xót xa của nhà thơ
III. Chủ đề:
Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh và con người xứ Huế. Qua đó thể hiện tình yêu quê huơng đất nước tha thiết, ẩn chứa nổi niềm tâm sự riêng của nhà thơ
IV. Tổng Kết :
Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh và con người xứ Huế.
Tác giả đã nói rất hay về Huế nên thơ, mộng mơ bằng cả tình yêu, bằng cả tâm tình sâu nặng của mình.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)