Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Hòa | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐÂY THÔN Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử)
Tiết: 89 - 90 Đọc văn
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả

Cuộc đời nhiều bi thương: cha mất sớm, bản thân mắc bệnh hiểm nghèo.
-Tên thật: Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) quê Đồng Hới - Quảng Bình; Các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
Làm thơ rất sớm (16 tuổi), sức sáng tạo mạnh mẽ
Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế
Tác phẩm chính: SGK

2. Tác phẩm: (1938)
- Được gợi cảm hứng từ một bức bưu ảnh chụp cảnh thiên nhiên xứ Huế do Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng.
- Bài thơ in trong tập "Thơ Điên"
II. Đọc hiểu:
1. Khổ thơ 1:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
-> Lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của một cô gái Huế
- về chơi: thân mật, chân tình
- Hình ảnh:
+ hàng cau:
đặc trưng thôn Vĩ -> thanh thoát
+ Vườn mướt xanh như ngọc:
Tốt tươi, trù phú
+ Nắng mới:
trong trẻo, tinh khiết
-> hài hòa về màu sắc, đường nét
=> Cảnh thôn Vĩ trong tâm trí nhà thơ thật đẹp đẽ, đầy sức sống
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Thiên nhiên và con người thôn Vĩ hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng mà gợi cảm và tràn đầy sức sống.
+ Lá trúc:
Thanh mảnh, tao nhã
+ Mặt chữ điền:
đầy đặn, phúc hậu
-> con người thôn Vĩ hiện lên kín đáo, duyên dáng rất đúng với bản tính của người con gái xứ Huế
2. Khổ thơ 2:
- Hình ảnh:
Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử:
Gợi buồn hiu hắt
+ Nước buồn thiu
+ Hoa bắp lay
Gợi thơ mộng, hư ảo
+ Dòng sông trăng
+ Con thuyền chở trăng
+ Gió..mây:
Nhân hóa -> Chia lìa tan tác
Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Tôi cũng trăng và nàng cũng trăng
Mới lớn lên trăng đã hẹn hò
Thơm như tình ái của ni cô
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
- Từ phiếm chỉ "ai":
hư ảo
Bức tranh thiên nhiên sông nước buồn bã quạnh hiu nhưng đẹp dịu dàng, huyền ảo, thơ mộng.
nhịp thơ êm đềm, đăng đối
3. Khổ thơ 3:
- Mơ:
Cõi mộng, tâm tưởng
+Khách đường xa:
+ áo em...không ra:
Khao khát, nhớ nhung mơ tưởng về xứ Huế
và con người xứ Huế: huyền hoặc, hư ảo
- Hình ảnh:
- Câu hỏi tu từ: Ai biết .đậm đà:
Nỗi khắc khoải
lo âu, một thoáng trách móc dỗi hờn -> tình yêu đơn phương, đau đớn.
- Từ phiếm chỉ "Ai":
Mơ hồ không xác định
Hình ảnh cô gái Huế trong tâm tưởng và nỗi cô đơn, trống vắng trong tình yêu của nhà thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ
















Vui tươi hón hở khi hình dung ra lời mời gọi của cô gái Huế
Buồn bã trước cảnh gió mây sông nước mênh mang
Khắc khoải, âu lo, cô đơn chống chếnh trước một tình yêu vô vọng
4. Nghệ thuật:
Cấu tứ: Cảnh đẹp thôn Vĩ trong tâm tưởng của nhà thơ -> cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế.
Bút pháp: tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình
III. Tổng kết:
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)