Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Tuấn |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Giáo viên : Hoàng Anh Tuấn
Xứ Huế hiền hoà và thơ mộng, là nơi để lại biết bao cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn của những người đến Huế, xa Huế; đặc biệt là các nghệ sĩ. Có rất nhiều nhà thơ viết về cảnh đẹp và con người xứ Huế như Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Thu Bồn, Bùi Giáng... Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để cùng đồng cảm với thi nhân những nỗi niềm tha thiết với xứ Huế.
HÀN MẶC TỬ
I/ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM :
1/ Tác giả : *
- Người có tài năng nhưng có một cuộc đời ngắn ngủi và bất hạnh.
- Hồn thơ mãnh liệt: gắn bó tha thiết với cuộc đời và quằn quại đau đớn.
- Phong cách : có những vần thơ điên loạn và những hình ảnh hồn nhiên trong sáng và tươi đẹp.
2/ Hoàn cảnh sáng tác : *
- Viết vào năm 1939, khi Hàn Mặc Tử nhận được một bức ảnh phong cảnh Huế và lời hỏi thăm do Hoàng Cúc gửi vào lúc nhà thơ bị bệnh, điều trị ở Quy Nhơn.
- Trích trong tập “ Thơ Điên “ *
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
II/ PHÂN TÍCH : *
1/ Khổ thơ thứ nhất : *
- Sao anh...? -> câu hỏi tu từ
->lời mời, trách móc nhẹ nhàng của người thôn Vĩ qua sự tưởng tượng của nhà thơ và lời tự nhủ tha thiết của thi nhân trở về thôn Vĩ *
- Cảnh và người:
+ nắng hàng cau - nắng mới lên
+ vườn ai mướt quá - xanh như ngọc
+ lá trúc che ngang mặt chữ điền
-> hình ảnh gợi hình, gợi cảm
nghệ thuật so sánh
-> cảnh và người hài hoà, nên thơ,
kín đáo , duyên dáng, thanh lịch *
=>Bức tranh mang vẻ đẹp mượt mà, óng ả, đằm thắm, thơ mộng trong buổi bình minh của thôn Vĩ Dạ qua tình cảm thân thương, đắm say của nhà thơ.
2/ Khổ thơ thứ hai : *
- Gió, mây, nước, hoa, sông, trăng -> hình ảnh ước lệ, thi vị, mềm mại, huyền ảo
- Điệp từ : gió, mây ; nhưng đối lập với trạng thái rời rạc, chia lìa
- Từ gợi cảm : buồn thiu, lay
- Nhịp điệu: chậm rãi, nhè nhẹ *
-> cảnh vật rời rạc, tĩnh lặng, không gắn bó giao hoà mà chia lìa và mang nỗi buồn man mác.
-> Cảnh vật mang nhịp điệu đặc trưng của xứ Huế. *
- Thuyền ai... -> đại từ phiếm chỉ
Có chở trăng về kịp... ? -> câu hỏi tu từ
-> Tâm trạng băn khoăn lo ngại, vừa hy vọng vừa thất vọng .*
=> Với bút pháp thực ảo đan xen, thể hiện cảnh đẹp huyền ảo nhưng buồn bã, hắt hiu với những nỗi cô đơn, khắc khoải, chờ mong, day dứt về tình yêu. *
3/ Khổ thơ thứ ba: *
- Cảnh : Thơ mộng, giàu màu sắc hư ảo *
- Tâm trạng :
+ Mơ: khách đường xa -> điệp ngữ
-> tiếng reo gọi với tình cảm khát khao, da diết, mãnh liệt nhớ về một hình bóng người yêu thương.
+Thực : - Áo em ...nhìn không ra
Ở đây... mờ nhân ảnh
-> hình ảnh tưởng tượng ->khẳng định, ý thức được một thực tế xa cách phũ phàng *
+ Ai ... đà ? -> điệp từ, câu hỏi tu từ, kết thúc độc đáo
-> lời bỏ ngỏ với nhiều tâm trạng : trăn trở, day dứt; hoài nghi,hụt hẫng; chua xót, đắng cay; chơi vơi, đau đớn.*
=>Tâm trạng mang nhiều nỗi buồn đau , chờ mong khắc khoải và một khát vọng cháy bỏng về mối tình vừa thực vừa hư ảo của nhà thơ. *
III/ TỔNG KẾT : *
" Thơ là tiếng nói tri âm ". Đọc bài thơ " Đây thôn Vĩ Dạ " ta bắt gặp mình trong đó, cùng thi nhân đi tìm tiếng nói đồng cảm, sẻ chia, đồng điệu. Chúng ta càng yêu thêm cảnh và người xứ Huế. Đồng thời chúng ta hiểu thêm cuộc đời, để đạt đến sự thánh thiện trong tình yêu và khát vọng... thì có lúc con người phải trãi qua, bắt gặp những trở ngại, đắng cay. Hàn Mặc Tử đã nói lên tiếng nói của lòng mình và của mọi người và là tiếng nói của cuộc đời.
Về nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận sâu sắc về nỗi lòng của nhà thơ.
- Soạn bài thơ : Tống biệt hành của Thâm Tâm.
+ Theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ Đặc biệt chú ý câu 4, về giọng điệu âm hưởng thơ, dụng ý nghệ thuật của cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh...
K?T THC BI H?C
NẾU CÓ GÌ THIẾU SÓT RẤT MONG
QUÝ THẦY CÔ GÓP Ý THÊM !
XIN CẢM ƠN !
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
* Đọc khổ thơ 1:
-Câu thơ mở đầu có hình thức như thế nào?
-Câu thơ có ý nghĩa gì ?
Chú ý : Thôn Vĩ hiện lên trong bài thơ bằng sự tưởng tượng và hồi tưởng những kỷ niệm về thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Cảnh và người thôn Vĩ được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào ?
Nhà thơ sử dụng hình ảnh như thế nào ? Sử dụng nghệ thuật gì ?
Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên như thế nào ?
*Em cảm nhận như thế nào về bức tranh thôn Vĩ ?
* Đọc khổ thơ 2:
Bức tranh sông nước xứ Huế vào đêm hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ qua những hình ảnh nào ?
Nhà thơ sử dụng nghệ thuật miêu tả như thế nào ?
( Biện pháp tu từ, cách dùng từ, nhịp thơ )
Cảnh vật có trạng thái như thế nào ?
- Qua bức tranh thiên nhiên, nhà thơ có những cảm xúc, tâm trạng gì ?
Gợi mở :
+ Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua những chi tiết nào ?
+ Tác giả dùng nghệ thuật gì ? Ý nghĩa ?
* Đọc khổ thơ 3:
Với nét vẽ áo trắng , sương khói cảnh vật thôn Vĩ hiện lên thơ mộng, chập chờn hư ảo... Điều đọng lại trong ta là tình cảm, tâm trạng của thi nhân giữa ước mơ và hoàn cảnh thực tại.
Nhà thơ có những tâm trạng gì trong ước mơ và hiện thực? Được thể hiện như thế nào ?
( Chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật )
* Trong khổ thơ thứ ba, tâm trạng của nhà thơ có những cảm xúc gì ?
Như vậy, từ nỗi buồn, băn khoăn đi đến những khao khát mãnh liệt; nhưng hiểu rõ thực tế phũ phàng cho nên nhà thơ mới đau đớn, day dứt và xót xa với những nỗi niềm da diết dâng trào... Bài thơ kết thúc độc đáo, câu thơ vừa bỏ ngỏ vừa như trả lời cho câu mở đầu " Ai biết tình ai có đậm đà " mà " anh về chơi thôn Vĩ ", lời thơ cứ bâng khuâng, khắc khoải, vương vấn trong lòng để ta cùng sẻ chia và đồng cảm với Hàn Mặc Tử.
-Theo em, vì sao bài thơ sống mãi trong lòng người đọc và trường tồn cùng với thời gian ?
Hoặc :
-Hãy nêu khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm ?
Trăng nằm sóng soài bên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi...
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi...
( Bẽn lẽn )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)