Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Đào Nhật Thanh | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Hàn Mặc Tử
Toàn cảnh thôn Vĩ Dạ
Khu mộ của Hàn Mặc Tử
(Hàn Mặc Tử và những bóng hồng trong cuộc đời)
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả:

- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940).
- Tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí người tỉnh Đồng Hới.
- Sinh ra trong gia đình viên chức nghèo.
- Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Tốt nghiệp trung học xong làm ở Sở Đạc điền Bình
Định rồi vào SàiGòn làm báo.
- 1936 ông mắc bệnh phong về ở hẳn Quy Nhơn.
- 1940 ông mất tại nhà thương Quy Hòa – Quy Nhơn.


Cuộc đời :
- Ông bắt đầu làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,…
- Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn
hướng về cuộc đời trần thế.
- Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ điên (1938),
Xuân như ý (1939), Quần tiên hội (1940),…

* Sự nghiệp sáng tác:
Sông Hương
- “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình.”
- “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử.”
(Chế Lan Viên)
Đánh giá và bình luận về tài thơ của Hàn Mặc Tử:
- “…Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kì, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.”
(Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA HÀN MẶC TỬ

MỘT NỬA TRĂNG
Hôm nay có một nửa trăng thôi,
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi!
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột!
Gió làm nên tội buổi chia phôi!

EM LẤY CHỒNG

Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ.


+ Sáng tác vào năm 1938, in trong tập Thơ Điên (sau đổi thành Đau thương).
+ Thời gian chữa bệnh ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử nhận được một tấm thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc với vài lời động viên.
+ Những kỉ niệm một thời với Huế trỗi dậy trong lòng và bài thơ ra đời trong hoàn cảnh ấy.

2/ Văn bản:
- Hoàn cảnh ra đời:
- Bố cục:
+ Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ; cảm xúc say đắm, mãnh liệt với
cảnh với tình người.
+ Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng thơ mộng;
cảm xúc buồn chia li.

+ Khổ 3: Cảm xúc vừa khao khát mơ ước và cả hoài nghi
không hi vọng.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Câu thơ mở đầu bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? Thiên nhiên và con người ở thôn Vĩ Dạ đã hiện lên thông qua hình ảnh nào? Hình ảnh đó gợi lên điều gì?
II. Đọc – hiểu:
1/ Khổ 1: Thiên nhiên và con người thôn Vĩ
* Câu hỏi thảo luận:
* Cảm xúc mở đầu bài thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
=> Câu hỏi gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Đây là lời của một người con gái, cũng có thể là lời tự hỏi mình của tác giả. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi mang nhiều sắc thái cảm xúc. Nó là lời mời mọc, cũng là sự trách móc nhẹ nhàng.
“Nhìn nắng hành cau nắng mới lên”

- Thiên nhiên được gợi ra bằng hình ảnh vườn cây ngập tràn ánh nắng ban mai.
- nắng – hàng cau – nắng: nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong nắng, nhuộm trong nắng buổi ban mai.
=>Thể hiện một sự tinh khôi, thanh khiết.
“ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “mướt” gợi sự mềm mại, mượt mà, mơn mởn.
- “xanh như ngọc” màu xanh quý phái.


* Con người:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- “mặt chữ điền”: khuôn mặt phúc hậu, hiền lành.
- Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu).
- Sự sáng tạo trong cảm nhận (nhân vật trữ tình tự phân thân).
* Sơ kết khổ 1:
- Cảnh vật đánh thức trong lòng mỗi người miền quê riêng.
- Khẳng định sự mãnh liệt trong cảm xúc.
- Tiếng nói bâng khuâng của một tâm hồn rạo rực yêu đời,
khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
- Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, màu
sắc, đường nét.
2/ Khổ 2: Cảnh gió, mây, trăng nước sông Hương.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu hỏi:
Thiên nhiên trong khổ thơ được miêu tả như thế nào? Câu hỏi: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay tối nay” gợi cho em suy nghĩ gì?
* Thiên nhiên được miêu tả như sự chia lìa, li tán:
“Gió theo lối gió, mây đường mây”
Nhà thơ không nhìn cảnh vật bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm của sự chia lìa.
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con người.
=> Tác giả khoác lên cảnh vật linh hồn con người làm cho cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn. Cuộc chia li đã định sẵn.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
=> Một khung cảnh thơ mộng huyền ảo. Nhà thơ như giải bày, chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Câu hỏi mang lại niềm xót thương ở người đọc, người nghe.

+ Khổ 1: trong trẻo, tràn đầy sức sống.
+ Khổ 2: lạnh lẽo, vắng lặng, buồn bã.
Mối liên hệ giữa khổ thơ 1 và khổ thơ 2
Chuyển từ cõi thực (khổ 1) sang cõi ảo (khổ 2).
Chuyển từ thực (khổ 1) sang nửa thực, nửa ảo (khổ 2).
Chuyển từ sáng (khổ 1) đến tối (khổ 2).
- Cảnh:
- Thời gian:
- Không gian:
- Tâm trạng thi nhân:
3/ Khổ 3: Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tình yêu của thi nhân.

“Mơ khách đường xa,
khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn
không ra
Ở đây sương khói mờ
nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”


“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Câu hỏi:
Hình ảnh người thiếu nữ và tâm trạng của thi nhân được thể hiện như thế nào trong khổ thơ? Em cảm nhận được điều gì về câu hỏi ở cuối bài thơ?
- “Mơ khách đường xa, khách đường xa”

+ Điệp ngữ “khách đường xa” nhấn mạnh nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự.
+ Câu thơ viết ra từ một tình yêu: yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt. Nó bất chấp cả cái chết đang đe dọa. Nó khao khát mơ ước và hi vọng.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

+ Nghĩa thực: Huế nhiều sương khói, sương khói làm tăng vẻ hư ảo, mộng mơ. Sương khói màu trắng, áo em cũng màu trắng nên chỉ thấy thấp thoáng, mờ ảo.
+ Nghĩa bóng: Sương khói làm mờ bóng người phải chăng tượng trưng cho bao cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời?

- “Ai biết tình ai có đậm đà?”

Tâm trạng của thi sĩ lại rơi vào sự hoài nghi. Những uẩn khúc trong tâm trạng của Hàn Mặc Tử chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm.

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
III. TỔNG KẾT:
Đây thôn Vĩ Dạ
- Hàn Mặc Tử -
Vĩ Dạ ban mai
(cõi thực – tươi sáng)
Sóng nước đêm trăng
(thực - ảo - huyền ảo)
Bóng hình thiếu nữ
(cõi mộng – mông lung)
Đắm say
tiếc nuối
Âu lo
khắc khoải
Khát khao
hoài nghi

Không gian
thời gian
nghệ thuật


Mạch
cảm xúc


Sơ đồ biểu thị sự chuyển đổi hình ảnh
và tâm trạng qua từng khổ thơ
Cám ơn quý thầy cô và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Nhật Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)