Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Trần Duy Văn | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết:
Đây thôn vĩ dạ
Hàn Mặc Tử
I. Tìm hiểu chung.
Tác giả Hàn Mặc Tử








Trình bày những hiểu biết về nhà thơ Hàn Mặc Tử?

?
- Cuộc đời: Hàn Mặc Tử 1912 -1940, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Lệ Mĩ - Đồng Hới - Quảng Bình. Một thời ông làm công chức ở sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong nên về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở đây.
+ Cuộc đời chịu nhiều nỗi đau thương: bệnh tật, trắc trở tình duyên, phải sống cách li, tuyệt giao với mọi người.
- Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử: không bình yên, đầy kinh dị.
Nơi Hàn Mặc Tử yên nghỉ.
Em hãy cho biết hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ?
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời gian Hàn Mặc Tử sống trong bệnh tật, vật vã với cơn đau ở trại phong Quy Hoà.
- Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng
+ Từ mối tình đơn phương của Hàn Mạc Tử và Hoàng Cúc, người con gái xứ Huế
+ Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế - 1 vùng đất thơ mộng
- Xuất xứ: Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là ở đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên (sau đổi thành Đau thương).
?
I. Đọc hiểu bài thơ
Khổ thơ đầu

Tìm những từ ngữ miêu tả thiên nhiên, con người thôn Vĩ trong khổ thơ đầu?
?
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- "Nắng hàng cau": Cái nắng tinh khôi của buổi bình minh lấp ló sau hàng cau nơi thôn Vĩ.
- "Mướt" và "xanh như ngọc" gợi cảm giác về một màu xanh non tơ, xanh mượt mà tràn đầy sức sống.
- "Mặt chữ điền" Khuôn mặt phúc hậu, mang vẻ hài hoà rất á Đông. Gưương mặt ấy ẩn hiện sau tre trúc rất kín đáo, dễ thưương.
Em có nhận xét gì về khung cảnh thôn Vĩ qua đoạn thơ đầu?
- Bức tranh thôn Vĩ có đầy đủ âm thanh, mầu sắc và con người. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi mới và tràn đầy sức sống.
?
Hình ảnh "mặt chữ điền" ở câu thơ cuối là khuôn mặt của ai?
?
"mặt chữ điền"
Khuôn mặt của nhà thơ
Khuôn mặt của Hoàng Cúc
Khuôn mặt phúc hậu của người dân xứ Huế.
- Có ba cách hiểu khác nhau
Mặt chữ điền ở đây nên hiểu đó là khuôn mặt phúc hậu của người dân xứ Huế. Đó là một vẻ đẹp hài hòa, thanh tú mà đầy đặn giữa con người và cảnh vật.
? Bốn câu thơ đầu vẽ nên bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ với vẻ đẹp tinh khôi và non mướt. Qua đó bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng của bâng khuâng, say đắm, khao khát cuộc đời của nhà thơ.
2. Khổ thơ hai
Bức tranh thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ hai có gì đặc biệt?
?
Giã m©y chia l×a ®«i ng¶. Nã gîi lªn sù chia l×a ngay trong lßng thi sÜ.
Dßng n­íc lÆng lÏ tr«i víi hoa b¾p lay khÏ nh­ dßng ch¶y t©m tr¹ng cña thi nh©n
+ Tõ ng÷ “buån thiu” ®Æt gi÷a c©u th¬ hai kÕt hîp víi h×nh ¶nh “hoa b¾p lay” t¹o mét nçi buån b©ng khu©ng, man m¸c khã t¶. Nã cø tan ra, hßa nhËp l¹i vµ ®äng trong s©u th¼m hån thi nh©n.
C©u th¬ ba bèn, thi nh©n nh­ b­íc h¼n vµo thÕ giíi cña méng ¶o. H×nh ¶nh con thuyÒn trªn bÕn s«ng tr¨ng thËt thi vÞ.
? Khổ thơ hai vẽ nên một thế giới hư ảo. Hồn thi nhân như xa rời cõi thực. Nơi đó có sự hẹn hò, chờ đợi, có phấp phỏng một niềm hi vọngvà cả dự cảm về một sự chia lìa, có thất vọng và hi vọng, có rạo rực bâng khuâng và sự nhói đau của một thiên nhiên và cũng chính là con người đầy bí ẩn.
Gió theo lối gió mây đường mây
3. Khổ thơ cuối
"Khách đường xa" và "em" ở đây là ai?

"Khách đường xa" và "em" chỉ là một nhân vật trữ tình. Đây cũng là người mà thi sĩ đang hướng tới.
Cũng có thể hiểu rộng ra "khách đường xa" là tình người trong cuộc đời, còn em là nhân vật trữ tình mà tác giả muốn tâm sự.
?
Hai từ "Ai" ("ai biết" và "tình ai") trong câu thơ cuối để nói về nhân vật trữ tình nào?
(Thảo luận nhóm trong 2 phút, cử đại diện trả lời)
?
Từ "Ai" thứ nhất là chỉ chủ thể trữ tình (chính là nhà thơ)
Từ "Ai" thứ hai chỉ nhân vật trữ tình mà tác giả nói tới đó chính là nhân vật "em".

Hai từ "Ai" trong câu thơ cuối "Ai biết tình ai có đậm đà" bật lên thành một câu hỏi. Nó bộc lộ tâm trạng bâng khuâng xa xót, có cái gì đó như mong ngóng, lại như an ủi. Dẫu không còn một chút hi vọng nhưng chỉ cần "Ai biết" cho "tình ai" là cũng đủ lắm rồi. Câu thơ cuối như lời đáp cho câu mở đầu.
Đoạn thơ khép lại bài thơ nhưng mở ra cả một bầu trời tâm trạng trong lòng thi sĩ.
Nhà thơ đang chìm trong sự bi đát, trong nỗi buồn đau thương, chơi vơi và đầy hụt hẫng. Tất cả đối với thi nhân dường như đã trở nên hư ảo, không còn nhìn rõ. Nó như nhòa dần và xa rời nhà thơ mãi mãi bỏ lại đằng sau một con người còn hoài nghi và xót xa trong tuyệt vọng.
III. Tổng kết
Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung cua bài thơ?
?
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được xem như một nốt nhạc trong trẻo lạc giữa bản đàn đau thương của tập "thơ điên". Thành công của tác phẩm là ở nghệ thuật gợi tả, liên tưởng tinh tế và những câu hỏi tu từ tạo nên sức xoáy sâu vào lòng người giúp người đọc đồng cảm với nỗi lòng của thi nhân.
- Nội dung: Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê và là tiếng lòng, là tâm trạng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
IV. Luyện tập (Câu hỏi trắc nghiệm)
"Đây thôn Vĩ Dạ" nằm trong tập thơ nào của nhà thơ Hàn Mặc Tử?

a. Gái quê b. Thơ Điên
c. Cẩm châu duyên d. Xuân như ý



?
2. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" ra đời trong hoàn cảnh nào?

a. Khi nhà thơ về thăm thôn Vĩ Dạ
b. Khi Hoàng Cúc đến thăm
c. Khi nằm trên giường bệnh
d. Khi nghe kể chuyện về Huế
?
3. Tác giả sử dung bao nhiêu câu hỏi tu từ trong bài thơ?
a. 1 b.2
c. 3 d. 4
?
Một số bài viết về tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ " của Hàn Mặc tử trên tạp chí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Duy Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)