Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Văng Thành Gợi | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT CẦU QUAN
NG? VAN 11
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ HỘI GIẢNG
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tỏc gi? : (1912-1940 )

- Tên khai sinh :Nguyễn Trọng Trí
- Sinh ở Quảng Bình ,sống ở Quy Nhơn,từng học ở Huế,làm công chức ở sở Đạc Điền Bình Định,làm báo ở Sài Gòn.
-Năm 1936 mắc bệnh phong về ở Quy Nhơn chữa bệnh.
Là cây bút xuất sắc của phong trào thơ mới.Thơ Hàn Mặc Tử đầy bí ẩn , thể hiện rõ một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời.
* Tác phẩm chính; (sgk)

2. Xuất xứ:
Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “ Thơ điên”, sau đổi thành “Đau thương”
II/Đọc - hiểu văn bản:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Thơ: Hàn Mặc Tử
Ngâm: Thúy Vinh
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

II/Đọc - hiểu văn bản:
1. Khổ thơ thứ nhất:
- Câu hỏi tu từ “ Sao anh ... Thôn Vĩ” như lời mời gọi, lời trách móc dịu dàng
-

“ xanh như ngọc”  nghệ thuật so sánh chỉ màu xanh trong sáng.
- “Nắng mới lên” nắng mới mẻ, dịu nhẹ, tinh khôi, ấm áp
“ mướt”: mượt mà, non tơ, óng ả, đầy sức sống
“ Mặt chữ điền”: Khuôn mặt hiền lành, phúc hậu  Người con gái xứ Huế xuất hiện với vẻ đẹp kín đáo, e lệ, dịu dàng.
 Thiên nhiên và con người xứ Huế xinh tươi đầy sức sống  cảnh thực  tình yêu thiên nhiên cuộc sống, con người của tác giả.
2. Khổ thơ thứ hai:
- Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông nước, trăng hoa:
+ Gió, mây: chia lìa đôi ngã
+ Nước, hoa: buồn trôi lặng lẽ
+ Thuyền, trăng: ưu tư trong nỗi buồn ngưng đọng
Từ “ kịp” chứa đựng sự mong chờ , hi vọng, sự khắc khoải,lo âu.
Hình ảnh thuyền, trăng vừa thực, vừa ảo  trăng là người bạn thân thiết, xoa dịu đi nỗi buồn,nỗi cô đơn.
Thiên nhiên vừa thực,vừa ảo.
- Câu hỏi tu từ cuối bài , sử dụng đại từ “ai”sự hoài nghi, là niềm khao khát yêu đương ,khao khát sự đồng cảm.
- Hư ảo gần như bao trùm cả không gian “ mơ khách đường xa” “áo em trắng … nhìn không ra” “sương khói mờ nhân ảnh”tâm trạng xót xa,mặc cảm.
3. Khổ thơ cuối:
III/Đại ý:
Thông qua việc khắc họa bức tranh xứ Huế êm đềm, mộng mơ tác giả đã thể hiện nỗi buồn cô đơn trước mối tình xa xăm, vô vọng. Đồng thời bài thơ còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
IV/ Tổng kết: ( SGK)
Khổ:
Thời gian:
Không gian:
Tâm trạng nhân vật trữ tình:
khổ 1
-Thời gian: Bình minh
Không gian: vườn tược xứ Huế
Tâm trạng nhân vật trữ tình: Yêu đời, yêu thiên nhiên
 Thế giới thực
khổ 2
-Thời gian: Đêm trăng
Không gian: Gió, mây, nước, hoa, thuyền, trăng
Tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn, cô đơn, đau đớn,lo âu,hi vọng
 Thế giới thực-ảo
khổ 3
-Thời gian: Không xác định
Không gian: Đường xa, sương khói, nhân ảnh
Tâm trạng nhân vật trữ tình:Mặc cảm, hoài nghi, khao khát
 Thế giới hư ảo
Tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống

Xin kính chào
Quý vị đại biểu,
thầy cô và các em!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văng Thành Gợi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)