Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Trần Kiều |
Ngày 10/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
GIẢNG VĂN
ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử
Ngày:14/02/11
Tiết:82
Em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử ?
Chân dung Hàn Mặc Tử
TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử, sinh ngày 22 – 09 – 1912, mất 11 – 11 – 1940.
- Tên thật Nguyễn Trọng Trí, quê Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình, sinh ra trong gia đình công giáo nghèo theo Thiên Chúa giáo. - Cuộc đời bôn ba lận đận: sinh - Quảng Bình; thuở nhỏ sống ở Bình Định; lớn lên đi học ở Huế; 1932 đi làm ở Sở Đạc Điền Bình Định; 1935 làm báo ở Sài Gòn; 1936 phát bệnh phong phải sống cách li người thân; ngày 20/9/1940 được đưa vào trại phong Quy Hoà; mất ngày 11/11/1940 tại đó.
- Nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới, ban đầu sáng tác thơ cổ điển, sau chuyển sang lãng mạn.
- Hàn Mặc Tử làm làm thơ năm 14, 15 tuổi, các bút danh khác: Lệ Thanh, Phong Trần, Minh Duệ Thị,… Là một hồn thơ yêu đời mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn bởi cuộc vật lộn giữa linh hồn và thể xác.
- Ba hình tượng nổi bật trong thơ Hàn Mặc Tử: trăng, máu và hồn.
- Phong cách thơ: hiện thực, hư ảo.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương - 1938), Quần tiên hội (Kịch thơ) Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi – 1940).
Hãy cho biết vài nét về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
2. Sự nghiệp sáng tác:
Những nàng thơ trong cuộc đời Hàn Mặc Tử
Bút tích Hàn Mặc Tử
Trại phong Quy Hòa – Bình Định
Nơi an nghỉ của Hàn Mặc Tử tại đồi Ghềng Ráng – Quy Nhơn
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, lúc đầu có tên: “Ở đây thôn Vĩ Dạ” rút từ tập Thơ điên – 1938, sau đổi thành Đau thương
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc vẽ cảnh người chèo đò trên sông Hương thơ mộng, trữ tình của xứ Huế và lời thăm hỏi của cô gửi tặng khi nhà thơ đang ở trại phong Quy Hoà. Nhà thơ đã ngắm bức tranh tưởng tượng ra phong cảnh và con người thôn Vĩ và lấy cảm hứng sáng tác bài thơ gửi tặng lại Hoàng Cúc với lời cảm tạ chân thành.
Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
c/ Bố cục:
Bài thơ được chia làm 3 khổ.
+ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh
+ Khổ 2: Cảnh đẹp thôn Vĩ đêm trăng
+ Khổ 3: Con người thôn Vĩ và tâm trạng của thi nhân
Qua bài thơ, hãy nêu ý chính của mỗi khổ thơ ?
2. Phân tích:
a/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nắng hàng cau
Phủ lý ở thôn Vĩ ngày nay
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Câu hỏi tu từ: “Sao anh…thôn Vĩ” mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
+ Vừa như lời hỏi
+ Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng
+ Vừa như lời mời mọc ân cần, tha thiết
+ Vừa như lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, ước ao thầm kín của người đi xa mong được về thôn Vĩ.
- Âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào như lời trách, lời nhắc nhở của cô gái thôn Vĩ đối với thi nhân.
Thảo luận nhóm theo bàn (3 phút)
Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu, ý nghĩa, âm điệu của câu hỏi đầu tiên trong bài thơ ?
- Dùng từ “về chơi” gợi sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình,gần gũi
Câu hỏi là duyên cớ để khơi gợi cho nhà thơ bao kỉ
niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp về xứ Huế, về thôn Vĩ, về nơi có
người mà nhà thơ âm thầm thương mến.
Tại sao Hàn Mặc Tử không dùng từ “về thăm” mà lại là “về chơi” ?
* Bức tranh thôn Vĩ trong hồi tưởng qua quan sát tinh tế:
- “Nhìn nắng ……mới lên”
+ “nắng hàng cau”: đặc trưng thôn Vĩ.
+ “nắng mới lên”: ấm áp, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết
+ Điệp từ “nắng” : gợi đúng đặc điểm nắng miền Trung,
tạo ấn tượng độc đáo về những tia nắng ban mai, ấm áp.
Cái đẹp hài hòa giữa nắng vàng rực rỡ trên những hàng cau.
Ấn tượng về cảnh sắc thôn Vĩ qua hoài niệm của Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng những
hình ảnh nào?
- “Vườn ai …. như ngọc”
+ “mướt quá” : mượt mà, non tơ, mởn mởn; chăm sóc chu đáo sắc thái ngợi ca.
+ “xanh như ngọc”: so sánh – gợi hình ảnh lá cây phản chiếu láng bóng, có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc dưới
ánh mặt trời.
Em có cảm nhận gì về khu vườn qua miêu tả của nhà thơ ?
- Sự xuất hiện hình ảnh con người: cô gái thôn Vĩ
+ “che ngang”: e ấp, kín đáo, thẹn thùng.
+ “mặt chữ điền”: gương mặt phúc hậu, dịu hiền.
Vẻ đẹp duyên dáng, phúc hậu của cô gái Huế đúng
với bản tính người Huế.
Bức tranh thôn Vĩ xinh đẹp, thơ mộng, hài hòa giữa cảnh
và người: cảnh đẹp – tình đẹp – người đẹp.
Tâm trạng của thi nhân được thể hiện như thế nào?
Mong muốn được một lần về với thôn Vĩ mộng mơ.
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” ?
b/ Khổ 2: Cảnh đẹp thôn Vĩ đêm trăng
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Hình ảnh gió, mây, dòng nước, hoa bắp gợi cho em cảm xúc gì?
- Gió, mây chuyển động ngược chiều, tăng sự trống vắng của không gian.
- Mây, gió nhẹ lay dòng sông buồn thiu, hoa bắp chỉ lay nhẹ theo gió.
Hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo, phảng phất tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
- Dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng làm cho không gian thêm hư ảo, mênh mang.
- Con thuyền: vốn có thực, giờ là mộng tưởng để chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.
Vẻ đẹp sông Hương được phác họa độc đáo, thơ mộng, huyền ảo dưới ánh trăng.
Bến sông trăng là như thế nào ? Hình ảnh ấy thực hay ảo?
- Nhà thơ mong muốn con thuyền “chở trăng về kịp tối nay” – buồn, cô đơn, muốn được tâm sự cùng với ánh trăng và chỉ có trăng mới hiểu được nhà thơ.
Hàn Mặc Tử yêu Huế nhưng cảnh và con người xứ Huế không hiểu nên nhà thơ phải tâm sự với trăng, mong làm xoa dịu và bớt cô đơn.
Tại sao lại “chở trăng về kịp tối nay” ?
c/ Khổ 3: Con người thôn Vĩ và tâm trạng của thi nhân
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
- “Mơ”: thế giới tâm linh, mộng ảo.
- “Khách đường xa…”: chủ thể trữ tình (nhà thơ). Điệp 2 lần nhấn mạnh hình ảnh con người trong cõi xa xôi.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra”:
+ Tả thực: Huế nắng, mưa nhiều, lắm sương khói (trắng)
+ áo em màu trắng bóng người thấp thoáng, mờ ảo.
+ Tượng trưng: mờ ảo, huyền hoặc, tình người khó hiểu,
xa vời
Theo em, “khách đường xa” là ai?
“Áo em trắng quá nhìn không ra” là vì sao ?
Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
- “Ai”: đại từ phiếm chỉ
+ Tình người xứ Huế có đậm đà hay không, hay cũng mờ ảo, chóng phai như sương khói.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ hết sức thắm thiết, đậm đà.
Tăng nỗi cô đơn, trống vắng của tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
Khung cảnh nhạt nhòa, hư ảo, vừa thể hiện tâm trạng chơi vơi đầy hụt hẫng, vừa thể hiện khát khao yêu thương của nhà thơ.
Dựa vào cảm xúc toàn bài thơ, hãy nêu chủ đề của tác phẩm?
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ, đồng thời bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu trong đớn đau, tuyệt vọng của nhà thơ.
III. TỔNG KẾT:
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ
Cảnh:
Tươi sáng, đầy sức sống . Mông lung huyền ảo, nhạt nhoà.
Tâm trạng nhà thơ:
Hồi tưởng ( nhớ) Buồn, cô đơn Tuyệt vọng
Liên hệ thực tế:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” cho ta thấy con người dẫu chịu nhiều đau thương trong cuộc sống mà vẫn khát khao yêu thương, khát khao yêu cuộc sống.
Nghệ thuật:
- Dùng từ ngữ gợi tả cao
- Bút pháp tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình
- Tứ thơ độc đáo: thực - ảo
- Câu hỏi tu từ + các biện pháp nghệ thuật độc đáo,….
ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử
Ngày:14/02/11
Tiết:82
Em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử ?
Chân dung Hàn Mặc Tử
TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử, sinh ngày 22 – 09 – 1912, mất 11 – 11 – 1940.
- Tên thật Nguyễn Trọng Trí, quê Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình, sinh ra trong gia đình công giáo nghèo theo Thiên Chúa giáo. - Cuộc đời bôn ba lận đận: sinh - Quảng Bình; thuở nhỏ sống ở Bình Định; lớn lên đi học ở Huế; 1932 đi làm ở Sở Đạc Điền Bình Định; 1935 làm báo ở Sài Gòn; 1936 phát bệnh phong phải sống cách li người thân; ngày 20/9/1940 được đưa vào trại phong Quy Hoà; mất ngày 11/11/1940 tại đó.
- Nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới, ban đầu sáng tác thơ cổ điển, sau chuyển sang lãng mạn.
- Hàn Mặc Tử làm làm thơ năm 14, 15 tuổi, các bút danh khác: Lệ Thanh, Phong Trần, Minh Duệ Thị,… Là một hồn thơ yêu đời mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn bởi cuộc vật lộn giữa linh hồn và thể xác.
- Ba hình tượng nổi bật trong thơ Hàn Mặc Tử: trăng, máu và hồn.
- Phong cách thơ: hiện thực, hư ảo.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương - 1938), Quần tiên hội (Kịch thơ) Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi – 1940).
Hãy cho biết vài nét về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
2. Sự nghiệp sáng tác:
Những nàng thơ trong cuộc đời Hàn Mặc Tử
Bút tích Hàn Mặc Tử
Trại phong Quy Hòa – Bình Định
Nơi an nghỉ của Hàn Mặc Tử tại đồi Ghềng Ráng – Quy Nhơn
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, lúc đầu có tên: “Ở đây thôn Vĩ Dạ” rút từ tập Thơ điên – 1938, sau đổi thành Đau thương
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc vẽ cảnh người chèo đò trên sông Hương thơ mộng, trữ tình của xứ Huế và lời thăm hỏi của cô gửi tặng khi nhà thơ đang ở trại phong Quy Hoà. Nhà thơ đã ngắm bức tranh tưởng tượng ra phong cảnh và con người thôn Vĩ và lấy cảm hứng sáng tác bài thơ gửi tặng lại Hoàng Cúc với lời cảm tạ chân thành.
Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
c/ Bố cục:
Bài thơ được chia làm 3 khổ.
+ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh
+ Khổ 2: Cảnh đẹp thôn Vĩ đêm trăng
+ Khổ 3: Con người thôn Vĩ và tâm trạng của thi nhân
Qua bài thơ, hãy nêu ý chính của mỗi khổ thơ ?
2. Phân tích:
a/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nắng hàng cau
Phủ lý ở thôn Vĩ ngày nay
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Câu hỏi tu từ: “Sao anh…thôn Vĩ” mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
+ Vừa như lời hỏi
+ Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng
+ Vừa như lời mời mọc ân cần, tha thiết
+ Vừa như lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, ước ao thầm kín của người đi xa mong được về thôn Vĩ.
- Âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào như lời trách, lời nhắc nhở của cô gái thôn Vĩ đối với thi nhân.
Thảo luận nhóm theo bàn (3 phút)
Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu, ý nghĩa, âm điệu của câu hỏi đầu tiên trong bài thơ ?
- Dùng từ “về chơi” gợi sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình,gần gũi
Câu hỏi là duyên cớ để khơi gợi cho nhà thơ bao kỉ
niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp về xứ Huế, về thôn Vĩ, về nơi có
người mà nhà thơ âm thầm thương mến.
Tại sao Hàn Mặc Tử không dùng từ “về thăm” mà lại là “về chơi” ?
* Bức tranh thôn Vĩ trong hồi tưởng qua quan sát tinh tế:
- “Nhìn nắng ……mới lên”
+ “nắng hàng cau”: đặc trưng thôn Vĩ.
+ “nắng mới lên”: ấm áp, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết
+ Điệp từ “nắng” : gợi đúng đặc điểm nắng miền Trung,
tạo ấn tượng độc đáo về những tia nắng ban mai, ấm áp.
Cái đẹp hài hòa giữa nắng vàng rực rỡ trên những hàng cau.
Ấn tượng về cảnh sắc thôn Vĩ qua hoài niệm của Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng những
hình ảnh nào?
- “Vườn ai …. như ngọc”
+ “mướt quá” : mượt mà, non tơ, mởn mởn; chăm sóc chu đáo sắc thái ngợi ca.
+ “xanh như ngọc”: so sánh – gợi hình ảnh lá cây phản chiếu láng bóng, có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc dưới
ánh mặt trời.
Em có cảm nhận gì về khu vườn qua miêu tả của nhà thơ ?
- Sự xuất hiện hình ảnh con người: cô gái thôn Vĩ
+ “che ngang”: e ấp, kín đáo, thẹn thùng.
+ “mặt chữ điền”: gương mặt phúc hậu, dịu hiền.
Vẻ đẹp duyên dáng, phúc hậu của cô gái Huế đúng
với bản tính người Huế.
Bức tranh thôn Vĩ xinh đẹp, thơ mộng, hài hòa giữa cảnh
và người: cảnh đẹp – tình đẹp – người đẹp.
Tâm trạng của thi nhân được thể hiện như thế nào?
Mong muốn được một lần về với thôn Vĩ mộng mơ.
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” ?
b/ Khổ 2: Cảnh đẹp thôn Vĩ đêm trăng
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Hình ảnh gió, mây, dòng nước, hoa bắp gợi cho em cảm xúc gì?
- Gió, mây chuyển động ngược chiều, tăng sự trống vắng của không gian.
- Mây, gió nhẹ lay dòng sông buồn thiu, hoa bắp chỉ lay nhẹ theo gió.
Hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo, phảng phất tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
- Dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng làm cho không gian thêm hư ảo, mênh mang.
- Con thuyền: vốn có thực, giờ là mộng tưởng để chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.
Vẻ đẹp sông Hương được phác họa độc đáo, thơ mộng, huyền ảo dưới ánh trăng.
Bến sông trăng là như thế nào ? Hình ảnh ấy thực hay ảo?
- Nhà thơ mong muốn con thuyền “chở trăng về kịp tối nay” – buồn, cô đơn, muốn được tâm sự cùng với ánh trăng và chỉ có trăng mới hiểu được nhà thơ.
Hàn Mặc Tử yêu Huế nhưng cảnh và con người xứ Huế không hiểu nên nhà thơ phải tâm sự với trăng, mong làm xoa dịu và bớt cô đơn.
Tại sao lại “chở trăng về kịp tối nay” ?
c/ Khổ 3: Con người thôn Vĩ và tâm trạng của thi nhân
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
- “Mơ”: thế giới tâm linh, mộng ảo.
- “Khách đường xa…”: chủ thể trữ tình (nhà thơ). Điệp 2 lần nhấn mạnh hình ảnh con người trong cõi xa xôi.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra”:
+ Tả thực: Huế nắng, mưa nhiều, lắm sương khói (trắng)
+ áo em màu trắng bóng người thấp thoáng, mờ ảo.
+ Tượng trưng: mờ ảo, huyền hoặc, tình người khó hiểu,
xa vời
Theo em, “khách đường xa” là ai?
“Áo em trắng quá nhìn không ra” là vì sao ?
Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
- “Ai”: đại từ phiếm chỉ
+ Tình người xứ Huế có đậm đà hay không, hay cũng mờ ảo, chóng phai như sương khói.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ hết sức thắm thiết, đậm đà.
Tăng nỗi cô đơn, trống vắng của tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
Khung cảnh nhạt nhòa, hư ảo, vừa thể hiện tâm trạng chơi vơi đầy hụt hẫng, vừa thể hiện khát khao yêu thương của nhà thơ.
Dựa vào cảm xúc toàn bài thơ, hãy nêu chủ đề của tác phẩm?
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ, đồng thời bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu trong đớn đau, tuyệt vọng của nhà thơ.
III. TỔNG KẾT:
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ
Cảnh:
Tươi sáng, đầy sức sống . Mông lung huyền ảo, nhạt nhoà.
Tâm trạng nhà thơ:
Hồi tưởng ( nhớ) Buồn, cô đơn Tuyệt vọng
Liên hệ thực tế:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” cho ta thấy con người dẫu chịu nhiều đau thương trong cuộc sống mà vẫn khát khao yêu thương, khát khao yêu cuộc sống.
Nghệ thuật:
- Dùng từ ngữ gợi tả cao
- Bút pháp tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình
- Tứ thơ độc đáo: thực - ảo
- Câu hỏi tu từ + các biện pháp nghệ thuật độc đáo,….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Kiều
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)