Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nhiên |
Ngày 10/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đây thôn vĩ dạ
Hàn Mặc Tử
I.Giới thiệu về tác giả
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới.
- Con người: quằn qoại trong đau đớn.
-. Trong thế giới nghệ thuật ấy có hai hình tượng sống động, hồn và trăng biết cười biết khóc, biết gào thét và cũng quằn quại, đau đớn.
- Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử: điên loạn, ma quái xa lạ với đời thực
-Nhưng bên cạnh đó vẫn có những bài thơ hồn nhiên, tươi tắn, trong trẻo lạ thường như: "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ".
Tóm lại: Cuộc đời của Hàn Mặc Tử chỉ có 28 năm ngắn ngủi, nhưng ông đã có một vị trí quan trọng trong làng
thơ ca hiện đại
Việt Nam.
II. Hoàn cảnh ra đời (sgk).
- Địa danh thôn Vĩ Dạ.
+ Nằm kề sông Hương, cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng mời gọi hồn thi nhân.
+ Với riêng Hàn Mặc Tử Vĩ Dạ gắn liền với kỉ niệm riêng: Mối tình đơn phương với Hoàng Cúc.
III.Phân tích bài thơ.
1
Khổ 1:
- Câu mở đầu là câu hỏi tu từ đa sắc thái, hỏi đấy mà nghe như một lời trách thầm, một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, lại như một lời mời mọc về thăm thôn Vĩ. Có thể đó là lời của người con gái xứ Huế đang vọng lên từ chính tâm hồn nhà thơ.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
+ Câu thơ nhiều thanh bằng khiến cho câu hỏi nhẹ, thấm thía, da diết như một nỗi niềm nuối tiêc khôn nguôi.
+ Sao anh "không về" chứ không phải là "chưa về" khiến câu thơ nhẹ bỗng xót xa: Thôn Vĩ mãI mãI chỉ còn trong hoài niệm.
- Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ thật tươi đẹp, trong sáng và sống động:
+ Hình ảnh "nắng hàng cau", "nắng mới lên" -> nắng tinh khôi, ban sơ, trong lành. "Nắng hàng cau" -> thứ nắng riêng, thân thuộc của làng quê Vĩ Dạ đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
-> Một khu vườn xanh tươi
mượt mà cây trái.
+ Hình ảnh: "Lá trúc che
ngang mặt chữ điền"
-> vẻ đẹp con người xứ Huế phúc hậu, dịu dàng.
Tóm lại: Bốn câu thơ đầu gợi vẻ đẹp của cảnh, của người thôn Vĩ vừa trần thế, vừa thánh thiện. Với khổ thơ này, Hàn Mặc Tử đã góp thêm vào Thơ Mới một bức tranh quê hương thật tươI đẹp đạm đà hồn dân tộc.
Khổ 2:
2
- Hình ảnh: "Gió theo lối gió, mây đường mây" -> cảnh ảo, mây gió được nội tâm hoá cái ngược đường của mây gió gợi nên sự chia lìa đôi ngả của tình người, tình đời.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh: "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"
->tả cảnh dòng sông Hương
buồn hiu hắt, lặng lẽ.
- Hình ảnh: Con thuyền bảng lảng trên dòng sông đầy trăng đẹp nhưng bâng khuâng, trống vắng.
Tóm lại: Toàn bộ khổ 2 là thế giới của tâm trạng buồn đau. Trong nỗi đau buồn ấy, nhà thơ như muốn níu kéo, nương tựa vào cái đẹp của tình người, tình đời nhưng càng chờ đợi khao khát thì nhà thơ càng không tránh khỏi sự nghi ngại băn khoăn.
3
Khổ 3:
Bóng hình giai nhân:
+ Trong mộng ảo
+ Hư ảo trong tà áo trắng.
+ Cứ nhạt nhoà dần, xa dần.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu hỏi kết thúc bài thơ đọng mãi một nỗi buồn mênh mang xót xa, sâu lắng càng hướng tới vẻ đẹp của tình người, tình đời thì tác giả không tránh khỏi những nghi ngại, băn khoăn.
IV.Tổng kết:
Bài thơ có ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Bài thơ thể hiện nét độc đáo trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử
I.Giới thiệu về tác giả
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới.
- Con người: quằn qoại trong đau đớn.
-. Trong thế giới nghệ thuật ấy có hai hình tượng sống động, hồn và trăng biết cười biết khóc, biết gào thét và cũng quằn quại, đau đớn.
- Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử: điên loạn, ma quái xa lạ với đời thực
-Nhưng bên cạnh đó vẫn có những bài thơ hồn nhiên, tươi tắn, trong trẻo lạ thường như: "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ".
Tóm lại: Cuộc đời của Hàn Mặc Tử chỉ có 28 năm ngắn ngủi, nhưng ông đã có một vị trí quan trọng trong làng
thơ ca hiện đại
Việt Nam.
II. Hoàn cảnh ra đời (sgk).
- Địa danh thôn Vĩ Dạ.
+ Nằm kề sông Hương, cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng mời gọi hồn thi nhân.
+ Với riêng Hàn Mặc Tử Vĩ Dạ gắn liền với kỉ niệm riêng: Mối tình đơn phương với Hoàng Cúc.
III.Phân tích bài thơ.
1
Khổ 1:
- Câu mở đầu là câu hỏi tu từ đa sắc thái, hỏi đấy mà nghe như một lời trách thầm, một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, lại như một lời mời mọc về thăm thôn Vĩ. Có thể đó là lời của người con gái xứ Huế đang vọng lên từ chính tâm hồn nhà thơ.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
+ Câu thơ nhiều thanh bằng khiến cho câu hỏi nhẹ, thấm thía, da diết như một nỗi niềm nuối tiêc khôn nguôi.
+ Sao anh "không về" chứ không phải là "chưa về" khiến câu thơ nhẹ bỗng xót xa: Thôn Vĩ mãI mãI chỉ còn trong hoài niệm.
- Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ thật tươi đẹp, trong sáng và sống động:
+ Hình ảnh "nắng hàng cau", "nắng mới lên" -> nắng tinh khôi, ban sơ, trong lành. "Nắng hàng cau" -> thứ nắng riêng, thân thuộc của làng quê Vĩ Dạ đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
-> Một khu vườn xanh tươi
mượt mà cây trái.
+ Hình ảnh: "Lá trúc che
ngang mặt chữ điền"
-> vẻ đẹp con người xứ Huế phúc hậu, dịu dàng.
Tóm lại: Bốn câu thơ đầu gợi vẻ đẹp của cảnh, của người thôn Vĩ vừa trần thế, vừa thánh thiện. Với khổ thơ này, Hàn Mặc Tử đã góp thêm vào Thơ Mới một bức tranh quê hương thật tươI đẹp đạm đà hồn dân tộc.
Khổ 2:
2
- Hình ảnh: "Gió theo lối gió, mây đường mây" -> cảnh ảo, mây gió được nội tâm hoá cái ngược đường của mây gió gợi nên sự chia lìa đôi ngả của tình người, tình đời.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh: "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"
->tả cảnh dòng sông Hương
buồn hiu hắt, lặng lẽ.
- Hình ảnh: Con thuyền bảng lảng trên dòng sông đầy trăng đẹp nhưng bâng khuâng, trống vắng.
Tóm lại: Toàn bộ khổ 2 là thế giới của tâm trạng buồn đau. Trong nỗi đau buồn ấy, nhà thơ như muốn níu kéo, nương tựa vào cái đẹp của tình người, tình đời nhưng càng chờ đợi khao khát thì nhà thơ càng không tránh khỏi sự nghi ngại băn khoăn.
3
Khổ 3:
Bóng hình giai nhân:
+ Trong mộng ảo
+ Hư ảo trong tà áo trắng.
+ Cứ nhạt nhoà dần, xa dần.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu hỏi kết thúc bài thơ đọng mãi một nỗi buồn mênh mang xót xa, sâu lắng càng hướng tới vẻ đẹp của tình người, tình đời thì tác giả không tránh khỏi những nghi ngại, băn khoăn.
IV.Tổng kết:
Bài thơ có ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Bài thơ thể hiện nét độc đáo trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nhiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)