Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Thi Be Kim | Ngày 10/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
ĐÂY THÔN VĨ DẠ – Hàn Mặc Tử
I. Giới thiệu chung
1. Hàn Mặc Tử
- HMT – nhà thơ tài hoa, bạc mệnh
- Nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới: “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ VN” (CLV)
- Thơ ca của HMT: không bình yên, đầy kinh dị.
2. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Xuất xứ: in trong tập Thơ Điên (1938)
- Cảm hứng:
+ Từ mối tình đơn phương của HMT với Hoàng Cúc.
+ Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
*
*
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Cảm nhận của em?
Câu hỏi tu từ: vừa là lời hỏi, trách hờn, mời gọi, vừa là lời nhắc nhở nhẹ nhàng.
Băn khoăn, nuối tiếc, day dứt trong lòng nhà thơ.
Thiên nhiên thôn Vĩ được gợi lên bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Nắng hàng cau – nắng mới lên
Tinh khiết, ấm áp,…
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
- Vườn ai: mơ hồ, bất định, không thể sở hửu….
- Mướt quá + xanh như ngọc: tươi mới, óng ả, lung linh, đầy sức sống,…
Lá trúc – mặt chữ điền:
+ Mặt người con gái
+ Mặt của chính tác giả
+ Mặt con người xứ Huế
Vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu của con người xứ Huế
1. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
NT: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, câu hỏi tu từ độc đáo, so sánh,…
Nội dung: Thiên nhiên tươi đẹp, con người phúc hậu. Thiên nhiên và con người hài hoà với nhau.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
2. Cảnh thôn Vĩ vào đêm trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ thứ hai hiện lên như thế nào?
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
+ Gió, mây: chia lìa đôi ngã
+ Nước, hoa: Buồn trôi lặng lẽ
Thiên nhiên không hoà hợp  Tâm trạng của tác giả: mặc cảm, chia lìa,…
- Nhân hoá: “Dòng nước buồn thiu”: tâm trạng nặng trĩu của tác giả.
- Hoa bắp lay: sự chuyển động nhẹ nhàng.
Cảnh đẹp nhưng đơn độc, hiu hắt  tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Sông trăng: Cõi mộng
Đại từ phiếm chỉ “ai”: Gợi sự mơ hồ, bất định.
Tâm trạng: lo âu, khắc khoải, thực và ảo đan xen.
Bến sông trăng: Hình ảnh sáng tạo, mới mẻ của nhà thơ.
Khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người.
Bức tranh thiên nhiên ảm đạm nhuốm màu chia lìa, cô đơn.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
3. Tâm sự của nhân vật trữ tình
3. Tâm sự của nhân vật trữ tình
Cảnh vật khổ thơ cuối có gì khác với khổ thơ thứ nhất và thứ hai? Tâm sự của nhà thơ?
- Điệp ngữ: “Khách đường xa”: sự mong đợi.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra”: Xa cách
- Sương khói – mờ: Nhạt nhoà tâm trạng khát khao hoà nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống.
- Câu hỏi tu từ: “Ai…đà?”: mặc cảm, hoài nghi, mong chờ, khát khao được sống, được giao cảm, được yêu thương.
Nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương , từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.
- Bút pháp của bài thơ có sự hoà điệu giữa tả thực, tượng trưng, lãng mạn trữ tình.
III. TỔNG KẾT
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp miêu tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét đặc sắc độc đáo; Đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống.
- Bài thơ được miêu tả với nhiều hình tượng đặc sắc, chi tiết tiêu biểu, gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế, hàm súc.
Nội dung
Nghệ thuật
Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ: nhà thơ đã sử dụng rất thành công những từ ngữ có tính gợi tả gợi cảm cao.
Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu. Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu thơ mộng là tình quê, là tình yêu thiết tha, đằm thắm với đất nước quê hương. Với việc tạo nên tình cảm chung của nhiều người như thế, bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của tác giả lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn của các thế hệ độc giả.
Một số tư liệu tìm đọc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thi Be Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)