Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Lê Văn Dư |
Ngày 10/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đây thôn vĩ dạ
Hàn Mặc Tử
BỐ CỤC
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
BỐ CỤC
1. Đặc sắc nội dung
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
BỐ CỤC
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
2. Đặc sắc nghệ thuật
III. Tổng kết
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
a. Khái quát
Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng tập thơ quan trọng nhất của thi sĩ chính là Đau thương. Thực ra ban đầu Hàn Mặc Tử đã đặt cho nó một tên khác, dễ sợ hơn: Thơ điên. Hai cái tên có thể hoán cải cho nhau, là một điều đáng để cho ta lưu ý
Đau thương là cội nguồn sáng tạo, còn Điên là hình thức của sáng tạo ấy. Đọc ra điều này không khó, nhưng nhận diện bản chất của Đau thương lại không dễ. Chả thế mà người ta cứ đánh đồng "đau đớn thân xác" với "đau khổ tinh thần", và cứ coi Điên chỉ giản đơn là một trạng thái bệnh lí. Với Đây thôn Vĩ Dạ, người si mê thấy đó chỉ là lời tỏ tình (với Hoàng Cúc). Người vội vàng bảo rằng tả cảnh (cảnh Huế và người Huế). Người khôn ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê.
a. Khái quát
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nhẹ nhàng nhất của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ Điên. Bởi lúc này chàng đang trong thời kỳ bệnh tật, đau đớn điên cuồng cả thể xác lẫn tâm hồn. Thơ của chàng luôn luôn là những gào thét uất hận, nghẹn ngào...
Nhìn từ văn bản hình tượng, có thể thấy thi phẩm được dệt bằng một chuỗi hình ảnh liên kết với nhau rất bất định. Vừa mới ngoại cảnh (phần đầu) thoắt đã tâm cảnh (phần sau); hãy còn tươi sáng (Vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sông trăng và sương khói)... Những mảng thơ phản trái nhau cứ dính kết vào nhau ngỡ như rất thiếu trật tự, "vô kỉ luật". Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy đó chỉ là sự chuyển kênh quá mau lẹ từ "hàng chữ gấm" sang "đôi mắt mờ lệ" đó thôi.
a. Khái quát
Nhìn từ mạch cảm xúc, cũng thấy có những gấp khúc, khuất khúc với những phía chợt sáng chợt tối như vậy. Khổ đầu: một ước ao thầm kín ngấm ngầm bên trong lại cất lên như một mời mọc từ bên ngoài, nỗi hoài niệm vốn âm u lại mang gương mặt của khát khao rực rỡ; khổ hai: một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với; khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi.
Nhìn từ cấu trúc không gian, cũng thấy bài thơ có sự chuyển tiếp không gian rất tinh vi, kín mạch, không dễ nhận ra. Trong phần sâu của nội dung, có thể thấy ba cảnh chính: vườn xa, thuyền xa, khách đường xa. Chúng hợp thành cái thế giới Ngoài kia để đối lập với Ở đây. Như sự đối lập quái ác giữa cuộc đời và lãnh cung, trần gian tươi đẹp và trời sâu ảm đạm, sống và không sống, gắn bó và chia lìa...
a. Khái quát
Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm "thơ điên". Đó là phi logic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nguyên điệu ở bề sâu. Tất cả vẫn khiến cho thi phẩm là một nguyên khối. Vì thế, vào cõi thơ Hàn Mặc Tử, không chỉ cần chú mục vào phần "lộ thiên", mà cần đào rất sâu vào tầng "trầm tích" nữa! Nghĩa là đào sâu vào logic chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt, đau đớn.
Tác giả Võ Đình Cường đã công bố một tư liệu quan trọng liên quan đến cách hiểu bài thơ này: Bức thiếp phong cảnh Tử nhận được không phải là ảnh Hoàng Cúc trong tà áo dài trắng nữ sinh Đồng Khánh… Điều này cho thấy việc trói chặt nội dung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Hoài vọng chính là hướng vọng về kỉ niệm đã qua, đã xa mà không thể tìm lại miền đất và con người Vĩ Dạ! Buồn biết bao và cũng nhớ thương tuyệt vọng quá đỗi!
Kỉ niệm về Vĩ Dạ cũng chính bởi thế lọc qua nhớ thương cùng day dứt khôn nguôi của thi nhân:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Câu thơ thứ nhất của Hàn, thực sự quẫy lên cảm xúc – tâm tình đa chiều - về văn phạm hình thức là một câu hỏi – Mà, hỏi ai? Hướng tới một đối tượng nào đó hay tự chất vấn chính lòng mình!? Nếu xét về phương diện ngữ nghĩa và sắc thái, câu thơ này hàm chứa và giao thoa cả 3 trường nghĩa: câu hỏi, lời chào mời, vẫy gọi và cũng cả lời trách cứ thiết tha. Câu hỏi phân thân của nhân vật trữ tình – tự hỏi mình – khi cảm xúc dâng đầy đến nỗi muốn vượt lên khỏi sự độc thoại. Niềm khát khao được về thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ người xưa đã cất lên như một lời tự vấn. Tự vấn để rồi ùa về một chốn nước non thanh tú.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Vẻ đẹp thôn Vĩ trong con mắt – tâm tưởng của Hàn Mặc Tử gắn với sức gợi và quyến rũ đầy chất thanh tân của thiên nhiên - Ấy là ánh nắng bình minh trong trẻo. Sắc nắng tinh khôi của thiên nhiên, từ thiên nhiên không tách rời với điểm nhìn – hoài niệm của thi sĩ! Nắng của đất trời hay nắng yêu thương của lòng người hướng tới tầm cao của những hàng cau thẳng đứng nơi thôn Vĩ. Câu thơ điệp lại hai tiếng nắng: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên khiến cho sắc nắng trời như hiển hiện và rộng mở theo tầm cao rộng của không gian! Và, cả sự hướng tới từ ánh mắt của con người yêu nắng đẹp.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Ai đã từng sống với cau, dễ thấy cau là một thứ cây cao, thậm chí ở mảnh vườn nào đó, có thể là cao nhất. Nó là cây đầu tiên nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Bởi thế mà tinh khôi. Trong đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh như mới được hồi sinh trong bóng tối, dưới nắng mai lại rời rợi thanh tân. Nắng trên lá cau thành nắng ướt, nắng long lanh, nắng thiếu nữ. Bởi thế mà thanh khiết.
Lại nữa, cau có dáng mảnh dẻ, trong nắng sớm, bóng đổ xuống vườn, in xuống lối đi những nét mảnh thật thanh thoát. Thân cau chia thành nhiều đốt đều đặn, khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt, từng đốt. Đến khi tràn trề thì nó biến cả khu vườn xanh thành viên ngọc lớn... Chẳng phải câu thơ hay còn phải đánh thức dậy bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức con người? Song, trọng tâm của hình tượng vườn dường như thuộc về những nét vẽ ở hai câu sau. Mà ấn tượng nhất là câu thơ có vẻ đẹp long lanh này: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Nếu đọc liền mạch hai câu thơ, ta mới cảm nhận được cái mướt xanh như ngọc. Ví có ánh nắng chiếu rọi xuống màu xanh của lá thì mới tạo được hồi quang của ngọc bích – “xanh như ngọc”. Siêu thực và tuyệt diệu, câu thơ đã vươn tới sự kỳ diệu của nghệ thuật. Hàn Mặc Tử quả là một “nghệ sỹ nhiệm mầu”, ông có một tâm hồn rung động để cảm thông và cảm nhận một cách tế nhị những đường nét mong manh của hình sắc.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Chữ “mướt” gợi màu xanh non tơ, mềm mại đầy xuân sắc và màu “xanh như ngọc” là màu xanh như có ánh sáng từ bên trong. Ngọc vừa có màu vừa có ánh, vừa toả mát ánh sáng, vừa rười rượi sắc xanh, “mướt quá” là trầm trồ chứ không phải là nhận xét “quá mướt”
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Đọc thơ Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh có nhận xét: “có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạ”. Có lẽ những giọt sương đêm vẫn còn đọng trên lá và khi ánh bình minh soi xuống đã tạo cho khu vườn trẻ đẹp lung linh huyền ảo. Càng đẹp lại càng đau. Cho nên, trong so sánh với "ngọc" luôn thấy chất chồng một cách oái oăm cả hai tâm thái: cảm giác càng tinh tế, cảm xúc càng đau thương.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Câu thơ cho thấy Hàn yêu Vĩ Dạ, yêu Huế. Tình yêu của thi nhân bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống và yêu con người xứ Huế. Vì thế, con người xứ Huế trong khung cảnh thiên nhiên trong cảm nhận nhà thơ thật gợi:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Câu thơ viết theo hướng cách điệu hoá. Cách điệu từ đường nét "lá trúc che ngang" đến hình ảnh "mặt chữ điền".
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Mặt chữ điền từng xuất hiện trong những câu ca dao xứ Huế :
Mặt em vuông tựa chữ điền,
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài.
Lòng em có đất có trời,
Có câu nhân nghĩa, có lời thuỷ chung.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Hình ảnh gương mặt chữ điền là hình gây nhiều tranh cãi. Gương mặt kia là phụ nữ hay đàn ông? Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực? Ý kiến xem ra chưa ngã ngũ. Thực ra, làm sao lại có một chi tiết cách điệu lạc vào giữa một bức tranh trực quan thuần tả thực như thế này. Vả chăng, nó diễn tả một khuôn mặt chữ điền ẩn sau những lá trúc loà xoà kia mà. Có người đã cất công để chứng minh dứt khoát đấy là gương mặt phụ nữ.
Thiết tưởng muốn xác định là đàn ông hay phụ nữ, trước tiên cần phải trả lời một câu hỏi khác: đó là mặt người thôn Vĩ hay người trở về thôn Vĩ? Nếu xét thuần tuý về cú pháp câu thơ, người đọc có quyền hiểu theo cả hai cách. Nhưng xét trong tương quan với toàn cảnh và trong hệ thống mô-típ phổ biến ở thơ Tử, thì có thể loại trừ được cách không phù hợp.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Nếu là người thôn Vĩ (chủ nhân khu vườn), thì hẳn phải là khuôn mặt phụ nữ. Một người đàn ông về thôn Vĩ chắc không phải để ngắm khuôn mặt đàn ông! Còn là người trở về thôn Vĩ, thì người ấy chính là Tử, nói chuẩn hơn là hình tượng của chính Cái Tôi thi sĩ. Tìm trong thơ Hàn, sẽ thấy đây là lối tạo hình khá phổ biến, và cái nhân vật nép mình khi thì sau cành lá, khóm lau, khi thì sau rào thưa, bờ liễu... như thế này thường là hình bóng tự họa của Tử. Mà Tử vẫn có cái "thói" tự vẽ mình một cách rất kiêu hãnh và có phần... vơ vào nữa ("Người thơ phong vận như thơ ấy", "Có chàng trai mới in như ngọc? Gió căng hơi và nhạc lên trời", "Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó / Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu"...).
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Thực ra, cũng chả riêng gì Tử vơ vào. Nguyễn Bính chân quê cũng "vơ vào" chả kém khi tự hoạ một cách bóng gió trong một khuôn hình gần giống thế: "Bóng ai thấp thoáng sau rào trúc / Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền". Nghĩa là khuôn mặt và hình dáng văn nhân cả thôi. Tuy nhiên, khuôn mặt chữ điền sau lá trúc, không chỉ là sản phẩm của "tâm lí vơ vào" dễ thương thế thôi đâu. Sâu xa hơn, nó còn là sản phẩm của mặc cảm chia lìa. Mặc cảm này thường khiến Tử vẽ mình trong các trang thơ như một "kẻ đứng ngoài", "kẻ đi ngang qua cuộc đời", kẻ "đứng cách xa hàng thế giới", là vị "khách xa", kẻ đứng ngoài mọi cuộc vui, mọi cảnh đẹp trần thế. Kẻ ấy thường làm những chuyến trở về với cuộc đời Ngoài kia một cách thầm lén, vụng trộm
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Tử hình dung mình trở về thôn Vĩ (hay tái hiện lại cái lần mình đã trở về mà không vào, chỉ nép ngoài rào trúc, thì cũng thế!), vin một cành lá trúc, che ngang khuôn mặt mình để mà nhìn vào, say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Hiểu thế mới thấy câu thơ kia, hoá ra là sản phẩm nhất quán của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là sản phẩm của một tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình. Trong đó chẳng phải giấu kín một niềm uẩn khúc đáng trân trọng mà cũng thật đáng thương sao?
Song, hẳn sẽ có ý thắc mắc rằng: mạch thơ đang vẽ đối tượng (cảnh nơi thôn Vĩ) sao thoắt lại chuyển sang vẽ chủ thể (cái tôi thi sĩ), liệu có cóc nhảy, phi logic không? Đúng thế. Nhưng, như bạn biết đấy, cóc nhảy và phi logic trên bề mặt chính là một đặc trưng của mạch liên tưởng "thơ điên". Sự chuyển kênh đột ngột ấy, trước sau, vẫn chỉ xoay quanh một niềm thiết tha vô bờ mà cũng đầy uẩn khúc của Tử mà thôi.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Có người bàn về lối kết cấu “nhảy cóc”, đứt đoạn mạch trong Đây thôn vĩ Dạ. Thực ra, đấy chỉ là hiện tượng bề mặt, căn nguyên sâu xa chính là ở chỗ: thơ Hàn từ ý tưởng cho tới cấu tứ luôn mang vẻ đẹp riêng của nỗi - niềm- chìm- lắng! Luôn ngợp lặn trong nội tâm không bình yên.
Nếu xét trên bề mặt câu chữ, thì ở khổ thơ thứ hai này, hình ảnh và diện mạo ngoại giới còn dày hơn ở khổ thơ đầu. Diện mạo ấy phới mở ra theo không gian cao của gió, mây, trăng; diện mạo ấy trải dài theo dòng nước Hương giang. Và diện mạo ấy động lay theo hoa bắp, bến bờ dòng Hương…
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Thế nhưng, thật lạ - những hình ảnh từ ngoại giới, từ thiên nhiên chỉ là cái thực hiện hữu từ mắt nhìn. Cái cớ bên ngoài ấy thi nhân còn trao gửi một niềm đau khuất lấp - niềm đau của nỗi chia lìa thân phận.
Gió mây vốn quấn quyện, tương giao như gió cuốn mây trôi, thì trong con mắt - nội cảm của nhà thơ lại rã rời đôi ngả: Gió theo lối gió, mây đường mây. Dòng nước lượn lờ thơ mộng của xứ Huế đẹp và thơ cũng chất chứa nỗi buồn lặng thấm; đến chút lay động của hoa bắp lay như cũng chạm đến chấn động không thành lời của con người.
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình, dòng Hương giang hiện lên thật buồn. Nhớ Hương giang lại nhớ đến những đêm trăng huyền diệu. Trăng gợi vẻ đẹp huyền ảo song trăng cũng dễ gợi sự cô đơn, lạnh lẽo. Trăng từng xuất hiện rất nhiều trong thơ của Hàn với đủ hình dạng, trạng thái còn ánh trăng ở đây là ánh trăng huyền ảo, một không gian tràn đầy trăng và thơ:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử là hình ảnh “sông trăng”. Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. Hàn Mặc Tử ảnh hưởng của trường phái thơ siêu thực và tượng trưng Pháp, có lẽ câu thơ này là kết quả của những ảnh hưởng đó.
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Buồn đau trong cõi thực đã đành. Thơ Hàn Mặc Tử như còn chấp chới trong cõi ảo. Ảo bởi bến sông trăng (chứ không phải bến sông); Ảo bởi con thuyền chở trăng, chở mộng cũng chẳng biết là thuyền ai. Những lời thơ như gấp gáp. Như nỗi khát khao cùng niềm thảng thốt bởi định mệnh, bởi thời gian. Chữ “kịp” mà Tử dùng nghe thương, nghe đau thấm thía gan ruột – một nỗi đau muôn thuở…
Đấy vừa là tiếng lòng vừa là tiếng kêu cứu của một trái tim rớm máu đau thương.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
Nếu ở khổ thứ hai, Hàn Mặc Tử đã bước chân – nghệ thuật vào cõi ảo thì ở những dòng thơ cuối thi nhân đã thực sự đắm hồn mình vào cõi mơ, cõi ảo:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Làm sao mà không thổn thức, không day dứt khi mà lạc vào cõi mơ, hình bóng yêu thương cứ lãng đãng, cứ xa dần. Vườn đẹp, trăng đẹp và bây giờ là đến hình bóng đẹp của người “khách đường xa”. Đây còn là cách nói về nỗi cách xa nhưng không chỉ có không gian mà còn có sự xa cách về tâm hồn và tình cảm.
Có thể “đường xa” là xa về không gian, về thời gian nhưng cũng có thể là “đường đến trái tim xa”, cho nên tất cả chỉ gói gọn trong một chữ “mơ” duy nhất. Sự điệp lại trong tiếc nuối của những tiếng khách đường xa phải chăng vừa diễn tả bước chân (giai nhân chăng!) rời đi. Mà, hình như còn đong chứa đôi mắt – tâm tư của thi nhân dõi theo một bóng hình!?
Và, cái mất hút của bóng hình lại trỗi lên niềm đau buồn: Áo em trắng quá nhìn không ra. Sẽ là giản đơn nếu cho rằng: thi nhân thốt lên nỗi đau bất lực thị giác – trong mơ! Hình ảnh “sương khói” cùng với cụm từ “nhìn không ra” gợi lên hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo cho nhà thơ một cảm giác bâng khuâng, ngơ ngẩn. Mà tại sao lại “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ảo. Thật ra “nhìn không ra” không phải là không nhìn ra, đây chỉ là một cách nói để cực tả sắc trắng – trắng một cách kì lạ, bất ngờ.
Chao ôi là hình ảnh trắng trong, vẹn nguyên, ngỡ tưởng như gần gũi, cận kề mà hoá ra không “đọc” ra được, không nhận biết ra được. Vế một của câu thơ (Áo em trắng quá) là lời trầm trồ, ngưỡng vọng; còn vế hai (nhìn không ra) là tiếng thở dài, chắt đầy tiếc nuối.
Nỗi day dứt của Hàn Mặc Tử đâu chỉ dừng lại ở sắc áo (trắng)! Mà đầy vơi bởi một lẽ nhân sinh: biết nhìn thế nào cho thiếu sắc – lòng - người giữa cõi nhân sinh! Tử từng viết:
Trăng dẫu sáng, còn thua đôi mắt ngọc
Trời tuy xa…lòng thiếu nữ xa hơn
(Dấu tích - Hàn Mặc Tử)
Cả khắp cõi nhân sinh trong con mắt của Hàn Mặc Từ như ngợp đầy, như nhiễu loạn, như sương khói. Sương khói đâu xa. Sương khói ở đây:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới sống và chết, và thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. Câu thơ diễn tả rất đắt nỗi đau của một con người đang phải đối đầu với “sinh, lão, bệnh, tử”. Tác giả đã cố níu kéo, cố bám víu nhưng không được vì cảnh và đời chỉ toàn là “sương” với “khói”.
Điều đặc biệt ở hai câu thơ này là ngoài nói về nỗi đau, tác giả còn miêu tả rất thực về cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói ấy, con người như nhòa đi và có thể tình người cũng nhòa đi nên tác giả rất sợ điều đó. Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”.
Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. Lời thơ dường như nhắc nhở nhưng không bộc lộ tuyệt vọng hay hi vọng mà là toát lên một sự thất vọng. Sự thất vọng của một thi nhân – người chủ của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Lời thơ như một lời thanh minh khiến cho ta cảm thấy cảm thông và xót xa cho tác giả nhiều hơn.
Bài thơ bắt đầu là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” và kết thúc bài thơ cũng là một câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” khiến cho nỗi niềm của tác giả được đẩy thêm tầm vóc. Những câu hỏi tu từ trong bài dường như cứ xoáy lên mỗi lúc một cao hơn ?
Cảnh vật thì đẹp nhưng những hình ảnh về mảnh vườn xanh mướt, về bến sông trăng, về con thuyền và cả mối tình của tác giả dường như vô tình làm nhòe đi để tạo nét mênh mang, phù hợp với tâm trạng của nhà thơ – một con người đang ở giữa hai bờ của sự sống và cái chết.
Cảnh thật lung linh, huyền ảo, đầy thơ mộng nhưng lồng vào đấy là tâm trạng của chủ thể trữ tình thì cũng trở nên buồn, buồn nhưng mà có hồn. Thật vậy, âm hưởng của bài thơ chỉ cô đúc trong một chữ “buồn” nhưng không làm cho người ta bi lụy, bởi đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân ta thấy được một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nồng cháy và một khát vọng về cuộc sống ấm tình hơn.
Những chi tiết, những thủ pháp nghệ thuật, cách cấu tứ đã được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình. Đọc cả bài thơ, ta không thấy có cái gì gượng ép, ngược lại ta như đang cùng sống với nhà thơ trong cái thế giới huyền ảo của ông. Bài thơ là sự kết hợp, giao hòa giữa tình và cảnh bộc lộ những nét đẹp, những nét trong sáng gắn với quê hương Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
2. Đặc sắc nghệ thuật
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp, vần, đối, điệp.
- Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ: gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thu…Hình ảnh hàng cau , lá trúc, vườn cây là hình ảnh của thôn quê Việt Nam . Hình ảnh ấy đã trở thành tình tự dân tộc trong ca dao, và tâm hồn VN trong thơ cổ điển. “ Gió đưa cành trúc la đà “( Ca dao ), “ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo “ ( Thơ Nguyễn Khuyến ).
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Nét truyền thống trong thơ trung đại được HMT vận dụng trong việc gợi tả, chấm phá "nắng hàng cau", "vườn ai mướt quá xanh như ngọc", khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi của xứ Huế chỉ bằng 2 câu thơ. Cần chi phải tả nhiều, viết nhiều, ngần ấy thôi cũng đủ cho bạn đọc cảm nhận về thôn Vĩ tươi đẹp trong kí ức nhà thơ.
- Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng: Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn , sâu lắng , rất thích hợp để diễn tả tâm trạng của nhà thơ .Âm điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ.Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Nét hiện đại trong Thơ Mới thể hiện rõ ràng nhất ở cách bộc lộ tâm trạng trực tiếp của tác giả. Yếu tố tâm lí phức tạp, "điên loạn" thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng.
Bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh nắng mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cảnh thực; cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, thực hư xen lẫn vào nhau chập chờn chuyển hoá và hình bóng “khách đường xa” nơi chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo. Không- thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Vẽ nên cảnh sắc vừa thực vừa ảo, vừa là Quy Nhơn (ở đây), vừa là ấn tượng xứ Huế trong linh hồn đau thương của HMT, cảnh vừa trong thực tại hôm nay trong cõi đời này, lại vừa như ở nơi xa mờ ngoài cõi nhân gian. Trong không gian của thế giới đa chiều ấy, linh hồn HMT vừa hi vọng vừa tuyệt vọng, vừa hướng ra xa tìm kiếm mong đợi, vừa nhìn vào trong thương cho thân phận mình. Điều lay động sâu xa nơi người đọc vẫn là tấm lòng thiết tha của HMT với cuộc đời, với đất nước, với con người quê hương.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế , cách trở, huyền hồ ”mờ nhân ảnh”. Không gian xa xôi, ngăn cách ấy không phải vì không gian địa lí mà đó là sự cách trở của hai tâm hồn, là nỗi niềm thổn thức của Hàn thi sĩ. Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Do đó không thể quy không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Hình ảnh vừa quen thuộc dân dã vừa mới lạ hiện đại. HMT đã truyền cho những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới. Không chỉ hàng cau mà là nắng mới trên hàng cau. Không chỉ khám phá ra những lá non xanh nước của vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh như ngọc sang trọng. Không nhắc lại ngõ trúc, khóm trúc mà là “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Trăng là hình ảnh khá quen thuộc trong thơ ca trung đại nhưng trong bài thơ này không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa nó đã được tác giả làm mới qua hình ảnh “sông trăng”. Ánh trăng như làm sáng dậy một góc trong tâm hồn thi sĩ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ HMT nó gần như trở thành nỗi ám ảnh trong thơ ông. Nhà phê bình Đặng Tiến có nhận xét minh xác về trăng Hàn thế này: “Trăng là nguồn sống để đối diện, giãi bày nỗi lòng của thi sĩ. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là ánh sáng huyền ảo và hắt hiu mà nó như một vật cụ thể khả xúc”.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Bức tranh siêu thực về cảnh sắc xứ Huế qua tâm trạng của HMT nhìn đâu cũng thấy sự chia li, nỗi buồn thương bao trầm lên tất cả. Xưa nay mây đi theo gió, gió thổi mây bay. Giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh siêu thực, hình ảnh của chia li. Mây gió trở thành ẩn dụ cho sự chia xa không sao hàn gắn được của HMT.
Dòng sông Hương giờ đây chỉ còn là “dòng nước buồn thiu” vắng lặng, thê thiết. Hoa bắp và dòng nước vốn chẳng liên quan. Vả lại hoa bắp là loài hoa không hương không sắc không gợi ra bất cứ cảm xúc thẩm mỹ nào. Tuy nhiên qua những hình ảnh siêu thực, không lãng mạn như hoa bắp ấy đã làm nên một thơ trữ tình rất hướng nội.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Nhạc điệu mang nhiều trạng thái đặc biệt. Các từ láy đã góp phần diễn tả những khúc nhạc lòng hoặc buồn miên man hoặc trầm lắng du dương.
. Thơ có sự vận động, chuyển đổi cảm giác, tạo nghĩa gợi ý, ẩn ý, hàm ý. Bài thơ có cấu trúc lạ, không theo mạch kể chuyện.
. Đây thôn Vĩ Dạ lấp lánh hương màu ẩn dụ: có nắng lên, có trăng đợi, có sương khói... đã ám ảnh vào tâm trí của chàng thơ tài hoa bạc mệnh. Dù sớm vội đi nhưng Hàn Mặc Tử cứ mãi yêu người, yêu đời với cả tấm lòng đắm say khát sống...
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
2. Đặc sắc nghệ thuật
III. Tổng kết
III. Tổng kết
Đây thôn Vĩ Dạ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi mà nhà thơ từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng chính là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Cảnh thì đẹp mà tình thì buồn là sự thể hiện đầy đủ nhất, mạnh mẽ nhất tình yêu cuộc sống của thi sĩ bất hạnh mà đầy tài năng này.
HMT đã đem đến một bút pháp mới lạ cho thơ VN. Từ bút pháp hiện thực, tượng trưng quen thuộc, thơ ca đã đã bước hẳn sang thế giới siêu thực . Hơn thế, HMT còn dẫn thơ ca vào cõi tâm linh nhưng lại rất dân dã và hiện thực. Bài thơ tiêu biểu cho Thơ mới, có sự kết hợp giữa tinh hoa thơ trung đại và nét mới mẻ của thơ hiện đại phương Tây.
Có thể nói, Với Đây thôn Vĩ Dạ, HMT đã không chỉ “phơi lên mảnh giấy thanh sạch này những tình cảm nóng ran, tràn trề và thơm lựng” mà còn “phơi lên” tâm hồn bạn đọc những cảm xúc sâu sắc và mạnh liệt về một tình yêu cuộc đời da diết, đáng trân trọng. Phải chăng, đó cũng là lí do cho lời phát biểu hùng hồn của Chế Lan Viên thuở nào: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, những cái tầm thường mực thước kia rồi sẽ tan biến đi. Và còn lại ở cái thời kì này chút gì đáng kể, ấy là HMT!”.
Cám ơn
sự theo dõi
Của cô
và các bạn
Hàn Mặc Tử
BỐ CỤC
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
BỐ CỤC
1. Đặc sắc nội dung
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
BỐ CỤC
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
2. Đặc sắc nghệ thuật
III. Tổng kết
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
a. Khái quát
Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng tập thơ quan trọng nhất của thi sĩ chính là Đau thương. Thực ra ban đầu Hàn Mặc Tử đã đặt cho nó một tên khác, dễ sợ hơn: Thơ điên. Hai cái tên có thể hoán cải cho nhau, là một điều đáng để cho ta lưu ý
Đau thương là cội nguồn sáng tạo, còn Điên là hình thức của sáng tạo ấy. Đọc ra điều này không khó, nhưng nhận diện bản chất của Đau thương lại không dễ. Chả thế mà người ta cứ đánh đồng "đau đớn thân xác" với "đau khổ tinh thần", và cứ coi Điên chỉ giản đơn là một trạng thái bệnh lí. Với Đây thôn Vĩ Dạ, người si mê thấy đó chỉ là lời tỏ tình (với Hoàng Cúc). Người vội vàng bảo rằng tả cảnh (cảnh Huế và người Huế). Người khôn ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê.
a. Khái quát
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nhẹ nhàng nhất của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ Điên. Bởi lúc này chàng đang trong thời kỳ bệnh tật, đau đớn điên cuồng cả thể xác lẫn tâm hồn. Thơ của chàng luôn luôn là những gào thét uất hận, nghẹn ngào...
Nhìn từ văn bản hình tượng, có thể thấy thi phẩm được dệt bằng một chuỗi hình ảnh liên kết với nhau rất bất định. Vừa mới ngoại cảnh (phần đầu) thoắt đã tâm cảnh (phần sau); hãy còn tươi sáng (Vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sông trăng và sương khói)... Những mảng thơ phản trái nhau cứ dính kết vào nhau ngỡ như rất thiếu trật tự, "vô kỉ luật". Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy đó chỉ là sự chuyển kênh quá mau lẹ từ "hàng chữ gấm" sang "đôi mắt mờ lệ" đó thôi.
a. Khái quát
Nhìn từ mạch cảm xúc, cũng thấy có những gấp khúc, khuất khúc với những phía chợt sáng chợt tối như vậy. Khổ đầu: một ước ao thầm kín ngấm ngầm bên trong lại cất lên như một mời mọc từ bên ngoài, nỗi hoài niệm vốn âm u lại mang gương mặt của khát khao rực rỡ; khổ hai: một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với; khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi.
Nhìn từ cấu trúc không gian, cũng thấy bài thơ có sự chuyển tiếp không gian rất tinh vi, kín mạch, không dễ nhận ra. Trong phần sâu của nội dung, có thể thấy ba cảnh chính: vườn xa, thuyền xa, khách đường xa. Chúng hợp thành cái thế giới Ngoài kia để đối lập với Ở đây. Như sự đối lập quái ác giữa cuộc đời và lãnh cung, trần gian tươi đẹp và trời sâu ảm đạm, sống và không sống, gắn bó và chia lìa...
a. Khái quát
Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm "thơ điên". Đó là phi logic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nguyên điệu ở bề sâu. Tất cả vẫn khiến cho thi phẩm là một nguyên khối. Vì thế, vào cõi thơ Hàn Mặc Tử, không chỉ cần chú mục vào phần "lộ thiên", mà cần đào rất sâu vào tầng "trầm tích" nữa! Nghĩa là đào sâu vào logic chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt, đau đớn.
Tác giả Võ Đình Cường đã công bố một tư liệu quan trọng liên quan đến cách hiểu bài thơ này: Bức thiếp phong cảnh Tử nhận được không phải là ảnh Hoàng Cúc trong tà áo dài trắng nữ sinh Đồng Khánh… Điều này cho thấy việc trói chặt nội dung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Hoài vọng chính là hướng vọng về kỉ niệm đã qua, đã xa mà không thể tìm lại miền đất và con người Vĩ Dạ! Buồn biết bao và cũng nhớ thương tuyệt vọng quá đỗi!
Kỉ niệm về Vĩ Dạ cũng chính bởi thế lọc qua nhớ thương cùng day dứt khôn nguôi của thi nhân:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Câu thơ thứ nhất của Hàn, thực sự quẫy lên cảm xúc – tâm tình đa chiều - về văn phạm hình thức là một câu hỏi – Mà, hỏi ai? Hướng tới một đối tượng nào đó hay tự chất vấn chính lòng mình!? Nếu xét về phương diện ngữ nghĩa và sắc thái, câu thơ này hàm chứa và giao thoa cả 3 trường nghĩa: câu hỏi, lời chào mời, vẫy gọi và cũng cả lời trách cứ thiết tha. Câu hỏi phân thân của nhân vật trữ tình – tự hỏi mình – khi cảm xúc dâng đầy đến nỗi muốn vượt lên khỏi sự độc thoại. Niềm khát khao được về thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ người xưa đã cất lên như một lời tự vấn. Tự vấn để rồi ùa về một chốn nước non thanh tú.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Vẻ đẹp thôn Vĩ trong con mắt – tâm tưởng của Hàn Mặc Tử gắn với sức gợi và quyến rũ đầy chất thanh tân của thiên nhiên - Ấy là ánh nắng bình minh trong trẻo. Sắc nắng tinh khôi của thiên nhiên, từ thiên nhiên không tách rời với điểm nhìn – hoài niệm của thi sĩ! Nắng của đất trời hay nắng yêu thương của lòng người hướng tới tầm cao của những hàng cau thẳng đứng nơi thôn Vĩ. Câu thơ điệp lại hai tiếng nắng: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên khiến cho sắc nắng trời như hiển hiện và rộng mở theo tầm cao rộng của không gian! Và, cả sự hướng tới từ ánh mắt của con người yêu nắng đẹp.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Ai đã từng sống với cau, dễ thấy cau là một thứ cây cao, thậm chí ở mảnh vườn nào đó, có thể là cao nhất. Nó là cây đầu tiên nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Bởi thế mà tinh khôi. Trong đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh như mới được hồi sinh trong bóng tối, dưới nắng mai lại rời rợi thanh tân. Nắng trên lá cau thành nắng ướt, nắng long lanh, nắng thiếu nữ. Bởi thế mà thanh khiết.
Lại nữa, cau có dáng mảnh dẻ, trong nắng sớm, bóng đổ xuống vườn, in xuống lối đi những nét mảnh thật thanh thoát. Thân cau chia thành nhiều đốt đều đặn, khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt, từng đốt. Đến khi tràn trề thì nó biến cả khu vườn xanh thành viên ngọc lớn... Chẳng phải câu thơ hay còn phải đánh thức dậy bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức con người? Song, trọng tâm của hình tượng vườn dường như thuộc về những nét vẽ ở hai câu sau. Mà ấn tượng nhất là câu thơ có vẻ đẹp long lanh này: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Nếu đọc liền mạch hai câu thơ, ta mới cảm nhận được cái mướt xanh như ngọc. Ví có ánh nắng chiếu rọi xuống màu xanh của lá thì mới tạo được hồi quang của ngọc bích – “xanh như ngọc”. Siêu thực và tuyệt diệu, câu thơ đã vươn tới sự kỳ diệu của nghệ thuật. Hàn Mặc Tử quả là một “nghệ sỹ nhiệm mầu”, ông có một tâm hồn rung động để cảm thông và cảm nhận một cách tế nhị những đường nét mong manh của hình sắc.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Chữ “mướt” gợi màu xanh non tơ, mềm mại đầy xuân sắc và màu “xanh như ngọc” là màu xanh như có ánh sáng từ bên trong. Ngọc vừa có màu vừa có ánh, vừa toả mát ánh sáng, vừa rười rượi sắc xanh, “mướt quá” là trầm trồ chứ không phải là nhận xét “quá mướt”
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Đọc thơ Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh có nhận xét: “có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạ”. Có lẽ những giọt sương đêm vẫn còn đọng trên lá và khi ánh bình minh soi xuống đã tạo cho khu vườn trẻ đẹp lung linh huyền ảo. Càng đẹp lại càng đau. Cho nên, trong so sánh với "ngọc" luôn thấy chất chồng một cách oái oăm cả hai tâm thái: cảm giác càng tinh tế, cảm xúc càng đau thương.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Câu thơ cho thấy Hàn yêu Vĩ Dạ, yêu Huế. Tình yêu của thi nhân bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống và yêu con người xứ Huế. Vì thế, con người xứ Huế trong khung cảnh thiên nhiên trong cảm nhận nhà thơ thật gợi:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Câu thơ viết theo hướng cách điệu hoá. Cách điệu từ đường nét "lá trúc che ngang" đến hình ảnh "mặt chữ điền".
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Mặt chữ điền từng xuất hiện trong những câu ca dao xứ Huế :
Mặt em vuông tựa chữ điền,
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài.
Lòng em có đất có trời,
Có câu nhân nghĩa, có lời thuỷ chung.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Hình ảnh gương mặt chữ điền là hình gây nhiều tranh cãi. Gương mặt kia là phụ nữ hay đàn ông? Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực? Ý kiến xem ra chưa ngã ngũ. Thực ra, làm sao lại có một chi tiết cách điệu lạc vào giữa một bức tranh trực quan thuần tả thực như thế này. Vả chăng, nó diễn tả một khuôn mặt chữ điền ẩn sau những lá trúc loà xoà kia mà. Có người đã cất công để chứng minh dứt khoát đấy là gương mặt phụ nữ.
Thiết tưởng muốn xác định là đàn ông hay phụ nữ, trước tiên cần phải trả lời một câu hỏi khác: đó là mặt người thôn Vĩ hay người trở về thôn Vĩ? Nếu xét thuần tuý về cú pháp câu thơ, người đọc có quyền hiểu theo cả hai cách. Nhưng xét trong tương quan với toàn cảnh và trong hệ thống mô-típ phổ biến ở thơ Tử, thì có thể loại trừ được cách không phù hợp.
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Nếu là người thôn Vĩ (chủ nhân khu vườn), thì hẳn phải là khuôn mặt phụ nữ. Một người đàn ông về thôn Vĩ chắc không phải để ngắm khuôn mặt đàn ông! Còn là người trở về thôn Vĩ, thì người ấy chính là Tử, nói chuẩn hơn là hình tượng của chính Cái Tôi thi sĩ. Tìm trong thơ Hàn, sẽ thấy đây là lối tạo hình khá phổ biến, và cái nhân vật nép mình khi thì sau cành lá, khóm lau, khi thì sau rào thưa, bờ liễu... như thế này thường là hình bóng tự họa của Tử. Mà Tử vẫn có cái "thói" tự vẽ mình một cách rất kiêu hãnh và có phần... vơ vào nữa ("Người thơ phong vận như thơ ấy", "Có chàng trai mới in như ngọc? Gió căng hơi và nhạc lên trời", "Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó / Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu"...).
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Thực ra, cũng chả riêng gì Tử vơ vào. Nguyễn Bính chân quê cũng "vơ vào" chả kém khi tự hoạ một cách bóng gió trong một khuôn hình gần giống thế: "Bóng ai thấp thoáng sau rào trúc / Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền". Nghĩa là khuôn mặt và hình dáng văn nhân cả thôi. Tuy nhiên, khuôn mặt chữ điền sau lá trúc, không chỉ là sản phẩm của "tâm lí vơ vào" dễ thương thế thôi đâu. Sâu xa hơn, nó còn là sản phẩm của mặc cảm chia lìa. Mặc cảm này thường khiến Tử vẽ mình trong các trang thơ như một "kẻ đứng ngoài", "kẻ đi ngang qua cuộc đời", kẻ "đứng cách xa hàng thế giới", là vị "khách xa", kẻ đứng ngoài mọi cuộc vui, mọi cảnh đẹp trần thế. Kẻ ấy thường làm những chuyến trở về với cuộc đời Ngoài kia một cách thầm lén, vụng trộm
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
Tử hình dung mình trở về thôn Vĩ (hay tái hiện lại cái lần mình đã trở về mà không vào, chỉ nép ngoài rào trúc, thì cũng thế!), vin một cành lá trúc, che ngang khuôn mặt mình để mà nhìn vào, say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Hiểu thế mới thấy câu thơ kia, hoá ra là sản phẩm nhất quán của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là sản phẩm của một tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình. Trong đó chẳng phải giấu kín một niềm uẩn khúc đáng trân trọng mà cũng thật đáng thương sao?
Song, hẳn sẽ có ý thắc mắc rằng: mạch thơ đang vẽ đối tượng (cảnh nơi thôn Vĩ) sao thoắt lại chuyển sang vẽ chủ thể (cái tôi thi sĩ), liệu có cóc nhảy, phi logic không? Đúng thế. Nhưng, như bạn biết đấy, cóc nhảy và phi logic trên bề mặt chính là một đặc trưng của mạch liên tưởng "thơ điên". Sự chuyển kênh đột ngột ấy, trước sau, vẫn chỉ xoay quanh một niềm thiết tha vô bờ mà cũng đầy uẩn khúc của Tử mà thôi.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Có người bàn về lối kết cấu “nhảy cóc”, đứt đoạn mạch trong Đây thôn vĩ Dạ. Thực ra, đấy chỉ là hiện tượng bề mặt, căn nguyên sâu xa chính là ở chỗ: thơ Hàn từ ý tưởng cho tới cấu tứ luôn mang vẻ đẹp riêng của nỗi - niềm- chìm- lắng! Luôn ngợp lặn trong nội tâm không bình yên.
Nếu xét trên bề mặt câu chữ, thì ở khổ thơ thứ hai này, hình ảnh và diện mạo ngoại giới còn dày hơn ở khổ thơ đầu. Diện mạo ấy phới mở ra theo không gian cao của gió, mây, trăng; diện mạo ấy trải dài theo dòng nước Hương giang. Và diện mạo ấy động lay theo hoa bắp, bến bờ dòng Hương…
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Thế nhưng, thật lạ - những hình ảnh từ ngoại giới, từ thiên nhiên chỉ là cái thực hiện hữu từ mắt nhìn. Cái cớ bên ngoài ấy thi nhân còn trao gửi một niềm đau khuất lấp - niềm đau của nỗi chia lìa thân phận.
Gió mây vốn quấn quyện, tương giao như gió cuốn mây trôi, thì trong con mắt - nội cảm của nhà thơ lại rã rời đôi ngả: Gió theo lối gió, mây đường mây. Dòng nước lượn lờ thơ mộng của xứ Huế đẹp và thơ cũng chất chứa nỗi buồn lặng thấm; đến chút lay động của hoa bắp lay như cũng chạm đến chấn động không thành lời của con người.
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình, dòng Hương giang hiện lên thật buồn. Nhớ Hương giang lại nhớ đến những đêm trăng huyền diệu. Trăng gợi vẻ đẹp huyền ảo song trăng cũng dễ gợi sự cô đơn, lạnh lẽo. Trăng từng xuất hiện rất nhiều trong thơ của Hàn với đủ hình dạng, trạng thái còn ánh trăng ở đây là ánh trăng huyền ảo, một không gian tràn đầy trăng và thơ:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử là hình ảnh “sông trăng”. Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. Hàn Mặc Tử ảnh hưởng của trường phái thơ siêu thực và tượng trưng Pháp, có lẽ câu thơ này là kết quả của những ảnh hưởng đó.
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
Buồn đau trong cõi thực đã đành. Thơ Hàn Mặc Tử như còn chấp chới trong cõi ảo. Ảo bởi bến sông trăng (chứ không phải bến sông); Ảo bởi con thuyền chở trăng, chở mộng cũng chẳng biết là thuyền ai. Những lời thơ như gấp gáp. Như nỗi khát khao cùng niềm thảng thốt bởi định mệnh, bởi thời gian. Chữ “kịp” mà Tử dùng nghe thương, nghe đau thấm thía gan ruột – một nỗi đau muôn thuở…
Đấy vừa là tiếng lòng vừa là tiếng kêu cứu của một trái tim rớm máu đau thương.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
Nếu ở khổ thứ hai, Hàn Mặc Tử đã bước chân – nghệ thuật vào cõi ảo thì ở những dòng thơ cuối thi nhân đã thực sự đắm hồn mình vào cõi mơ, cõi ảo:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Làm sao mà không thổn thức, không day dứt khi mà lạc vào cõi mơ, hình bóng yêu thương cứ lãng đãng, cứ xa dần. Vườn đẹp, trăng đẹp và bây giờ là đến hình bóng đẹp của người “khách đường xa”. Đây còn là cách nói về nỗi cách xa nhưng không chỉ có không gian mà còn có sự xa cách về tâm hồn và tình cảm.
Có thể “đường xa” là xa về không gian, về thời gian nhưng cũng có thể là “đường đến trái tim xa”, cho nên tất cả chỉ gói gọn trong một chữ “mơ” duy nhất. Sự điệp lại trong tiếc nuối của những tiếng khách đường xa phải chăng vừa diễn tả bước chân (giai nhân chăng!) rời đi. Mà, hình như còn đong chứa đôi mắt – tâm tư của thi nhân dõi theo một bóng hình!?
Và, cái mất hút của bóng hình lại trỗi lên niềm đau buồn: Áo em trắng quá nhìn không ra. Sẽ là giản đơn nếu cho rằng: thi nhân thốt lên nỗi đau bất lực thị giác – trong mơ! Hình ảnh “sương khói” cùng với cụm từ “nhìn không ra” gợi lên hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo cho nhà thơ một cảm giác bâng khuâng, ngơ ngẩn. Mà tại sao lại “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ảo. Thật ra “nhìn không ra” không phải là không nhìn ra, đây chỉ là một cách nói để cực tả sắc trắng – trắng một cách kì lạ, bất ngờ.
Chao ôi là hình ảnh trắng trong, vẹn nguyên, ngỡ tưởng như gần gũi, cận kề mà hoá ra không “đọc” ra được, không nhận biết ra được. Vế một của câu thơ (Áo em trắng quá) là lời trầm trồ, ngưỡng vọng; còn vế hai (nhìn không ra) là tiếng thở dài, chắt đầy tiếc nuối.
Nỗi day dứt của Hàn Mặc Tử đâu chỉ dừng lại ở sắc áo (trắng)! Mà đầy vơi bởi một lẽ nhân sinh: biết nhìn thế nào cho thiếu sắc – lòng - người giữa cõi nhân sinh! Tử từng viết:
Trăng dẫu sáng, còn thua đôi mắt ngọc
Trời tuy xa…lòng thiếu nữ xa hơn
(Dấu tích - Hàn Mặc Tử)
Cả khắp cõi nhân sinh trong con mắt của Hàn Mặc Từ như ngợp đầy, như nhiễu loạn, như sương khói. Sương khói đâu xa. Sương khói ở đây:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới sống và chết, và thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. Câu thơ diễn tả rất đắt nỗi đau của một con người đang phải đối đầu với “sinh, lão, bệnh, tử”. Tác giả đã cố níu kéo, cố bám víu nhưng không được vì cảnh và đời chỉ toàn là “sương” với “khói”.
Điều đặc biệt ở hai câu thơ này là ngoài nói về nỗi đau, tác giả còn miêu tả rất thực về cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói ấy, con người như nhòa đi và có thể tình người cũng nhòa đi nên tác giả rất sợ điều đó. Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”.
Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. Lời thơ dường như nhắc nhở nhưng không bộc lộ tuyệt vọng hay hi vọng mà là toát lên một sự thất vọng. Sự thất vọng của một thi nhân – người chủ của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Lời thơ như một lời thanh minh khiến cho ta cảm thấy cảm thông và xót xa cho tác giả nhiều hơn.
Bài thơ bắt đầu là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” và kết thúc bài thơ cũng là một câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” khiến cho nỗi niềm của tác giả được đẩy thêm tầm vóc. Những câu hỏi tu từ trong bài dường như cứ xoáy lên mỗi lúc một cao hơn ?
Cảnh vật thì đẹp nhưng những hình ảnh về mảnh vườn xanh mướt, về bến sông trăng, về con thuyền và cả mối tình của tác giả dường như vô tình làm nhòe đi để tạo nét mênh mang, phù hợp với tâm trạng của nhà thơ – một con người đang ở giữa hai bờ của sự sống và cái chết.
Cảnh thật lung linh, huyền ảo, đầy thơ mộng nhưng lồng vào đấy là tâm trạng của chủ thể trữ tình thì cũng trở nên buồn, buồn nhưng mà có hồn. Thật vậy, âm hưởng của bài thơ chỉ cô đúc trong một chữ “buồn” nhưng không làm cho người ta bi lụy, bởi đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân ta thấy được một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nồng cháy và một khát vọng về cuộc sống ấm tình hơn.
Những chi tiết, những thủ pháp nghệ thuật, cách cấu tứ đã được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình. Đọc cả bài thơ, ta không thấy có cái gì gượng ép, ngược lại ta như đang cùng sống với nhà thơ trong cái thế giới huyền ảo của ông. Bài thơ là sự kết hợp, giao hòa giữa tình và cảnh bộc lộ những nét đẹp, những nét trong sáng gắn với quê hương Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
a. Khái quát
b. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh vườn tược xứ Huế - một hoài vọng đẹp và buồn
c. Đây thôn Vĩ Dạ - Cảnh sông nước xứ Huế - một nỗi buồn đau chia lìa
d. Đây thôn Vĩ Dạ - Tình yêu đời thiết tha vô vọng - một niềm day dứt khát khao
2. Đặc sắc nghệ thuật
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp, vần, đối, điệp.
- Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ: gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thu…Hình ảnh hàng cau , lá trúc, vườn cây là hình ảnh của thôn quê Việt Nam . Hình ảnh ấy đã trở thành tình tự dân tộc trong ca dao, và tâm hồn VN trong thơ cổ điển. “ Gió đưa cành trúc la đà “( Ca dao ), “ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo “ ( Thơ Nguyễn Khuyến ).
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Nét truyền thống trong thơ trung đại được HMT vận dụng trong việc gợi tả, chấm phá "nắng hàng cau", "vườn ai mướt quá xanh như ngọc", khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi của xứ Huế chỉ bằng 2 câu thơ. Cần chi phải tả nhiều, viết nhiều, ngần ấy thôi cũng đủ cho bạn đọc cảm nhận về thôn Vĩ tươi đẹp trong kí ức nhà thơ.
- Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng: Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn , sâu lắng , rất thích hợp để diễn tả tâm trạng của nhà thơ .Âm điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ.Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
- Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất cổ điển
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Nét hiện đại trong Thơ Mới thể hiện rõ ràng nhất ở cách bộc lộ tâm trạng trực tiếp của tác giả. Yếu tố tâm lí phức tạp, "điên loạn" thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng.
Bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh nắng mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cảnh thực; cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, thực hư xen lẫn vào nhau chập chờn chuyển hoá và hình bóng “khách đường xa” nơi chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo. Không- thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Vẽ nên cảnh sắc vừa thực vừa ảo, vừa là Quy Nhơn (ở đây), vừa là ấn tượng xứ Huế trong linh hồn đau thương của HMT, cảnh vừa trong thực tại hôm nay trong cõi đời này, lại vừa như ở nơi xa mờ ngoài cõi nhân gian. Trong không gian của thế giới đa chiều ấy, linh hồn HMT vừa hi vọng vừa tuyệt vọng, vừa hướng ra xa tìm kiếm mong đợi, vừa nhìn vào trong thương cho thân phận mình. Điều lay động sâu xa nơi người đọc vẫn là tấm lòng thiết tha của HMT với cuộc đời, với đất nước, với con người quê hương.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế , cách trở, huyền hồ ”mờ nhân ảnh”. Không gian xa xôi, ngăn cách ấy không phải vì không gian địa lí mà đó là sự cách trở của hai tâm hồn, là nỗi niềm thổn thức của Hàn thi sĩ. Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Do đó không thể quy không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Hình ảnh vừa quen thuộc dân dã vừa mới lạ hiện đại. HMT đã truyền cho những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới. Không chỉ hàng cau mà là nắng mới trên hàng cau. Không chỉ khám phá ra những lá non xanh nước của vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh như ngọc sang trọng. Không nhắc lại ngõ trúc, khóm trúc mà là “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Trăng là hình ảnh khá quen thuộc trong thơ ca trung đại nhưng trong bài thơ này không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa nó đã được tác giả làm mới qua hình ảnh “sông trăng”. Ánh trăng như làm sáng dậy một góc trong tâm hồn thi sĩ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ HMT nó gần như trở thành nỗi ám ảnh trong thơ ông. Nhà phê bình Đặng Tiến có nhận xét minh xác về trăng Hàn thế này: “Trăng là nguồn sống để đối diện, giãi bày nỗi lòng của thi sĩ. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là ánh sáng huyền ảo và hắt hiu mà nó như một vật cụ thể khả xúc”.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Bức tranh siêu thực về cảnh sắc xứ Huế qua tâm trạng của HMT nhìn đâu cũng thấy sự chia li, nỗi buồn thương bao trầm lên tất cả. Xưa nay mây đi theo gió, gió thổi mây bay. Giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh siêu thực, hình ảnh của chia li. Mây gió trở thành ẩn dụ cho sự chia xa không sao hàn gắn được của HMT.
Dòng sông Hương giờ đây chỉ còn là “dòng nước buồn thiu” vắng lặng, thê thiết. Hoa bắp và dòng nước vốn chẳng liên quan. Vả lại hoa bắp là loài hoa không hương không sắc không gợi ra bất cứ cảm xúc thẩm mỹ nào. Tuy nhiên qua những hình ảnh siêu thực, không lãng mạn như hoa bắp ấy đã làm nên một thơ trữ tình rất hướng nội.
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
2. Đặc sắc nghệ thuật – chất hiện đại
Xu hướng siêu thực tượng trưng:
. Nhạc điệu mang nhiều trạng thái đặc biệt. Các từ láy đã góp phần diễn tả những khúc nhạc lòng hoặc buồn miên man hoặc trầm lắng du dương.
. Thơ có sự vận động, chuyển đổi cảm giác, tạo nghĩa gợi ý, ẩn ý, hàm ý. Bài thơ có cấu trúc lạ, không theo mạch kể chuyện.
. Đây thôn Vĩ Dạ lấp lánh hương màu ẩn dụ: có nắng lên, có trăng đợi, có sương khói... đã ám ảnh vào tâm trí của chàng thơ tài hoa bạc mệnh. Dù sớm vội đi nhưng Hàn Mặc Tử cứ mãi yêu người, yêu đời với cả tấm lòng đắm say khát sống...
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Đặc sắc nội dung
2. Đặc sắc nghệ thuật
III. Tổng kết
III. Tổng kết
Đây thôn Vĩ Dạ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi mà nhà thơ từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng chính là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Cảnh thì đẹp mà tình thì buồn là sự thể hiện đầy đủ nhất, mạnh mẽ nhất tình yêu cuộc sống của thi sĩ bất hạnh mà đầy tài năng này.
HMT đã đem đến một bút pháp mới lạ cho thơ VN. Từ bút pháp hiện thực, tượng trưng quen thuộc, thơ ca đã đã bước hẳn sang thế giới siêu thực . Hơn thế, HMT còn dẫn thơ ca vào cõi tâm linh nhưng lại rất dân dã và hiện thực. Bài thơ tiêu biểu cho Thơ mới, có sự kết hợp giữa tinh hoa thơ trung đại và nét mới mẻ của thơ hiện đại phương Tây.
Có thể nói, Với Đây thôn Vĩ Dạ, HMT đã không chỉ “phơi lên mảnh giấy thanh sạch này những tình cảm nóng ran, tràn trề và thơm lựng” mà còn “phơi lên” tâm hồn bạn đọc những cảm xúc sâu sắc và mạnh liệt về một tình yêu cuộc đời da diết, đáng trân trọng. Phải chăng, đó cũng là lí do cho lời phát biểu hùng hồn của Chế Lan Viên thuở nào: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, những cái tầm thường mực thước kia rồi sẽ tan biến đi. Và còn lại ở cái thời kì này chút gì đáng kể, ấy là HMT!”.
Cám ơn
sự theo dõi
Của cô
và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Dư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)