Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Ngày 10/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
1/ Tác giả:
a) Cuộc đời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940).
- Quê: Lệ Mĩ, Đồng Hới (nay là Quảng Bình)
- Xuất thân: trong một gia đình công giáo nghèo
- Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
- Về Quy Nhơn chữa bệnh phong và mất tại trại phong Quy Hoà.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi, với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,...
- Ban đầu sáng tác theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn
- Diện mạo thơ phức tạp, đầy bí ẩn nhưng lại chứa đựng một tình yêu đến đau đớn về cuộc sống trần thế.
HMT là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới.
Mộ Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm :
+ Gái quê (1936);
+ Thơ Điên (Đau thương-1938),
+ Xuân như ý,
+ Thượng thanh Khí,
+ Cấm châu duyên,
+ Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ;
+ Quần tiên hội (1940),...
Thơ Hàn Mặc Tử.
o Luôn quằn quại đau đớn, giằng xé dữ dội giữa thể xác và tinh thần.
o Những vần thơ “điên loạn”, ma quái, rùng rợn với hai hình tượng chính là hồn và trăng:
Tôi chết giả vờ và no nê vô hạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến?
Thịt da tôi sượng sùng và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực
(Hồn là ai)
o Những bài thơ trong trẻo, hồn nhiên với hình ảnh sáng đẹp đến lạ thường: Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ…
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi. ….
Hoàng Cúc
2/ Bài thơ:
a) Xuất xứ :
- Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương”
- Cảm hứng: Từ một mối tình với một cô gái vốn quê Vĩ Dạ.
Người tình trong đời và trong thơ của Hàn Mặc Tử
- Bố cục:
+ Khổ 1: Thôn Vĩ trong buổi bình minh qua hồi tưởng, tưởng tượng.
+ Khổ 2: Dòng sông, con thuyền chở trăng và nỗi buồn.
+ Khổ 3: Lời nghi ngờ, trách móc chìm đầy trong mộng mơ.
1/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ - xứ Huế trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Vừa như lời trách nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ, vừa là lời tự vấn của nhà thơ (sao không về Vĩ Dạ)
+ Là lời mời gọi tha thiết, tự nhiên, thân mật và chân thành.
- Cảnh thôn Vĩ trong buổi sớm mai:
+ Hình tượng “nắng hàng cau - nắng mới lên” đầy sức gợi:
o nắng hàng cau: ánh nắng đầu tiên, trong trẻo, tinh khiết của một ngày mới mẻ, ấm áp
o nắng mới lên: những hàng cau đón nhận được tia nắng đầu tiên tinh khôi
ánh nắng làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng nơi nhà thơ
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
o Tính từ gợi cảm: “mướt quá”: gợi lên cảnh vật mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống
o xanh như ngọc: là màu xanh long lanh, ngời sáng
Cả khu vườn Vĩ Dạ trong buổi sớm mai bừng lên màu xanh tươi tốt, trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống
- Con người thôn Vĩ:
+ Hình tượng, độc đáo, ấn tượng “mặt chữ điền”: khuôn mặt đẹp, phúc hậu
+ Hình ảnh “lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đặc trưng của con người xứ Huế .
Cảnh xinh tươi, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà với nhau
=> Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống. Đó cũng là cái đẹp của tâm hồn tha thiết tình người, tình đời.
2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng:
* Thiên nhiên ban ngày xứ Huế:
- Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3, hai vế tiểu đối: “Gió theo lối gió mây đường mây”
+ Gợi tả không gian gió mây chia lìa, đôi ngả đôi đường như một nghịch cảnh ngang trái, phi lí
+ Thiên nhiên không hoà hợp vì con người mang mặc cảm chia lìa, chia lìa cõi đời.
- Nhà thơ nhân hóa con sông để giãi bày tâm tư:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
+ “Dòng nước buồn thiu”: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất sự sống
mang nỗi buồn trĩu nặng.
+ Hình ảnh “Hoa bắp lay” + động từ chỉ trạng thái động: “lay”
sự chuyển động rất nhẹ, gợi lên sự hiu hắt, thưa vắng, cô đơn, u buồn
=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia phôi, sự sống yếu ớt. Đó cũng chính là nỗi buồn của lòng người mặc cảm, cô đơn trước sự xa cách của cuộc đời với mình.
* Thiên nhiên xứ Huế về đêm:
- Ngập tràn ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
- Sông trăng: là dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng, chất chứa linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên
gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng của Huế.
- Hình ảnh con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng: Là một sáng tạo thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo
Nhà thơ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng, chỉ còn biết bám víu, trông chờ vào trăng.
- Con thuyền chở trăng: là con thuyền một tưởng đang chở trăng về nơi nào đó trong mơ
Nhà thơ đặt niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về tối nay.
- Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay?"
Câu hỏi chất chứa nỗi niềm lo âu, khắc khoải, trăn trở
=> Cái thực và ảo hòa quyện, đan xen, giàu sức gợi: tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng giao cảm với thiên nhiên và con người. Đó là tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
- “khách đường xa”: có thể là người Vĩ Dạ, có thể là chính nhà thơ.
- Điệp ngữ “khách đường xa”: gợi lên khoảng cách xa xôi cách trở
Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết
- Tính từ “xa”: nhấn mạnh nỗi xót xa
người xưa mãi mãi chỉ là người khách xa xôi, trong mơ mà thôi
3/ Khổ 3: Tâm trạng của con người:
- Hình ảnh hoán dụ: “Áo em trắng quá nhìn không ra”
bóng người chỉ thấp thoáng, mờ ảo trong kỉ niệm mịt mờ, xa xăm
- Lớp từ đa nghĩa: “Sương khói - mờ”
nhấn mạnh sự nhạt nhòa: bóng người lẫn với sương khói mịt mờ khiến cho người chỉ còn là cái bóng nhạt nhoà.
- Câu hỏi tu từ
“Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”
+ điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” mang nghĩa mơ hồ: có thể là chính thi sĩ, có thể là vị “khách đường xa”
chất chứa nỗi niềm hoài nghi, băn khoăn về tình yêu, hạnh phúc.
+ Tâm trạng của thi nhân: mặc cảm, xót xa khi không dám tin vào sự đậm đà của “tình ai”
=> Nhà thơ vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
a) Cuộc đời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940).
- Quê: Lệ Mĩ, Đồng Hới (nay là Quảng Bình)
- Xuất thân: trong một gia đình công giáo nghèo
- Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
- Về Quy Nhơn chữa bệnh phong và mất tại trại phong Quy Hoà.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi, với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,...
- Ban đầu sáng tác theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn
- Diện mạo thơ phức tạp, đầy bí ẩn nhưng lại chứa đựng một tình yêu đến đau đớn về cuộc sống trần thế.
HMT là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới.
Mộ Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm :
+ Gái quê (1936);
+ Thơ Điên (Đau thương-1938),
+ Xuân như ý,
+ Thượng thanh Khí,
+ Cấm châu duyên,
+ Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ;
+ Quần tiên hội (1940),...
Thơ Hàn Mặc Tử.
o Luôn quằn quại đau đớn, giằng xé dữ dội giữa thể xác và tinh thần.
o Những vần thơ “điên loạn”, ma quái, rùng rợn với hai hình tượng chính là hồn và trăng:
Tôi chết giả vờ và no nê vô hạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến?
Thịt da tôi sượng sùng và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực
(Hồn là ai)
o Những bài thơ trong trẻo, hồn nhiên với hình ảnh sáng đẹp đến lạ thường: Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ…
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi. ….
Hoàng Cúc
2/ Bài thơ:
a) Xuất xứ :
- Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương”
- Cảm hứng: Từ một mối tình với một cô gái vốn quê Vĩ Dạ.
Người tình trong đời và trong thơ của Hàn Mặc Tử
- Bố cục:
+ Khổ 1: Thôn Vĩ trong buổi bình minh qua hồi tưởng, tưởng tượng.
+ Khổ 2: Dòng sông, con thuyền chở trăng và nỗi buồn.
+ Khổ 3: Lời nghi ngờ, trách móc chìm đầy trong mộng mơ.
1/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ - xứ Huế trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Vừa như lời trách nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ, vừa là lời tự vấn của nhà thơ (sao không về Vĩ Dạ)
+ Là lời mời gọi tha thiết, tự nhiên, thân mật và chân thành.
- Cảnh thôn Vĩ trong buổi sớm mai:
+ Hình tượng “nắng hàng cau - nắng mới lên” đầy sức gợi:
o nắng hàng cau: ánh nắng đầu tiên, trong trẻo, tinh khiết của một ngày mới mẻ, ấm áp
o nắng mới lên: những hàng cau đón nhận được tia nắng đầu tiên tinh khôi
ánh nắng làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng nơi nhà thơ
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
o Tính từ gợi cảm: “mướt quá”: gợi lên cảnh vật mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống
o xanh như ngọc: là màu xanh long lanh, ngời sáng
Cả khu vườn Vĩ Dạ trong buổi sớm mai bừng lên màu xanh tươi tốt, trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống
- Con người thôn Vĩ:
+ Hình tượng, độc đáo, ấn tượng “mặt chữ điền”: khuôn mặt đẹp, phúc hậu
+ Hình ảnh “lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đặc trưng của con người xứ Huế .
Cảnh xinh tươi, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà với nhau
=> Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống. Đó cũng là cái đẹp của tâm hồn tha thiết tình người, tình đời.
2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng:
* Thiên nhiên ban ngày xứ Huế:
- Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3, hai vế tiểu đối: “Gió theo lối gió mây đường mây”
+ Gợi tả không gian gió mây chia lìa, đôi ngả đôi đường như một nghịch cảnh ngang trái, phi lí
+ Thiên nhiên không hoà hợp vì con người mang mặc cảm chia lìa, chia lìa cõi đời.
- Nhà thơ nhân hóa con sông để giãi bày tâm tư:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
+ “Dòng nước buồn thiu”: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất sự sống
mang nỗi buồn trĩu nặng.
+ Hình ảnh “Hoa bắp lay” + động từ chỉ trạng thái động: “lay”
sự chuyển động rất nhẹ, gợi lên sự hiu hắt, thưa vắng, cô đơn, u buồn
=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia phôi, sự sống yếu ớt. Đó cũng chính là nỗi buồn của lòng người mặc cảm, cô đơn trước sự xa cách của cuộc đời với mình.
* Thiên nhiên xứ Huế về đêm:
- Ngập tràn ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
- Sông trăng: là dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng, chất chứa linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên
gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng của Huế.
- Hình ảnh con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng: Là một sáng tạo thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo
Nhà thơ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng, chỉ còn biết bám víu, trông chờ vào trăng.
- Con thuyền chở trăng: là con thuyền một tưởng đang chở trăng về nơi nào đó trong mơ
Nhà thơ đặt niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về tối nay.
- Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay?"
Câu hỏi chất chứa nỗi niềm lo âu, khắc khoải, trăn trở
=> Cái thực và ảo hòa quyện, đan xen, giàu sức gợi: tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng giao cảm với thiên nhiên và con người. Đó là tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
- “khách đường xa”: có thể là người Vĩ Dạ, có thể là chính nhà thơ.
- Điệp ngữ “khách đường xa”: gợi lên khoảng cách xa xôi cách trở
Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết
- Tính từ “xa”: nhấn mạnh nỗi xót xa
người xưa mãi mãi chỉ là người khách xa xôi, trong mơ mà thôi
3/ Khổ 3: Tâm trạng của con người:
- Hình ảnh hoán dụ: “Áo em trắng quá nhìn không ra”
bóng người chỉ thấp thoáng, mờ ảo trong kỉ niệm mịt mờ, xa xăm
- Lớp từ đa nghĩa: “Sương khói - mờ”
nhấn mạnh sự nhạt nhòa: bóng người lẫn với sương khói mịt mờ khiến cho người chỉ còn là cái bóng nhạt nhoà.
- Câu hỏi tu từ
“Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”
+ điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” mang nghĩa mơ hồ: có thể là chính thi sĩ, có thể là vị “khách đường xa”
chất chứa nỗi niềm hoài nghi, băn khoăn về tình yêu, hạnh phúc.
+ Tâm trạng của thi nhân: mặc cảm, xót xa khi không dám tin vào sự đậm đà của “tình ai”
=> Nhà thơ vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)