Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Như | Ngày 10/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
1.Tác giả:

-Tên thật Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940).
- Quê ở Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình.
- Từng sống ở Huế.
- Năm 1936, mắc bệnh phong và mất ở tại phong Quy Hoà.
- Làm thơ từ năm 14 tuổi với nhiều bút danh : Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh…
- Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật.
- Thơ ông phức tạp, đầy bí ẩn nhưng lại chứa đựng một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc sống trần thế.



I. Giới thiệu chung
- Lúc đầu có tên: “Ở đây thôn Vĩ”. In trong tập “Thơ Điên” (1938)
Bài thơ được sáng tạo từ hai nguồn cảm hứng:
+ Cảnh đẹp của Vĩ Dạ với đất đai trù phú
+ Mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê Vĩ Dạ.
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên
2.Tác phẩm
 
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
Ai biết tình ai có đậm đà?
Đình làng Vĩ Dạ
Hàng cau làng Vĩ Dạ
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Cảnh vườn thôn Vĩ - nét đặc trưng của khung cảnh xứ Huế
Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng
Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi
II. Tìm hiểu tác phẩm

Câu thơ mở đầu :
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu hỏi tu từ :gieo vần một loạt từ thanh bằng,mang sắc thái tự nhiên , thân mật.
=> Lời trách nhẹ nhàng, có ý mời mọc tha thiết, chân thành.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Nắng hàng cau - nắng mới lên vườn
Hình ảnh gợi lên cái nắng ấm áp, rực rỡ, trong trẻo, tinh khôi trong buổi bình minh, làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng.
1. Cảnh vườn thôn Vĩ - nét đặc trưng của khung cảnh xứ Huế (Khổ 1).
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
‘’xanh như ngọc’’: Từ hình tượng, so sánh độc đáo
=> Sự trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống
- “mướt qua”: Tính từ gợi cảm
Khu vườn xanh tươi tốt, đẹp mơn mởn.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
“Lá trúc - mặt chữ điền”: từ hình tượng, độc đáo, ấn tượng
=> Vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của con người xứ Huế tạo nên cái thần của thôn Vĩ.

Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống và trữ tình ==> Nỗi nhớ cảnh và người thôn Vĩ.
Hình ảnh bến sông trăng:
2.Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng
Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ độc đáo
=> Từ ngữ không theo quy luật tự nhiên.
=> Sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ bay mỗi thứ một đường: ngang trái, phi lý.
Nhịp 4/3 ==> tách biệt 2 vế
Qua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp
=> Tâm trạng của tác giả mặc cảm chia lìa, nguy cơ phải chia lìa cõi đời.
“Gió theo lối gió mây đường mây”
Gió >< Mây
Lối gió Đường mây
“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
“Dòng nước buồn thiu”: từ chỉ tâm trạng, nghệ thuật nhân hóa => Nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư.
Hình ảnh “Hoa bắp lay” => “lay”: Động từ chỉ trạng thái động
=> Sự chuyển động nhẹ, khẽ khàng.
=> Nhấn mẫu tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
- Hình ảnh sông trăng: dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng => Dòng sông của cõi mộng, cõi huyền ảo
-Con thuyền chở trăng => Con thuyền của mộng tưởng đang chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.
Nhà thơ cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng. Trong khoảnh khắc đơn côi ấy, dường như chỉ còn biết bám víu trông chờ vào trăng. Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất, nhà thơ đặt toàn bộ niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về kịp tối nay. Trong khổ thơ, chỉ có 1 mình trăng là đi ngược lại xu thế chảy đi đó để về với thi sĩ.
- Từ “kịp”: rất bình dị, nó hé mở cho người đọc về cảm nhận & tâm thế sống của Hàn Mặc Tử. Hiện tại ngắn ngủi, sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày, từng bước trong quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi của số phận mình. Hàn Mặc Tử rất lo âu vì sự sống chẳng còn bao lâu
=> Tình yêu cuộc sống.

Cảm xúc của nhà thơ:
Câu hỏi tu từ => Tâm trạng phấp phỏng, lo âu, khắc khoải trăn trở, thực và ảo hòa quyện, đan xen.
=>Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người .
=> Yêu cuộc sống mãnh liệt.
“Có chở trăng về kịp tối nay?”

- “Mơ - khách đường xa”: Điệp ngữ
=>Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết
- “xa” :tính từ
Người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành vô vọng.
- “áo em trắng quá nhìn không ra” : hoán dụ
màu áo tâm tưởng tràn đầy kỉ niệm xa xăm nhạt nhoà -> xa cách.
- “Sương khói - mờ”: lớp từ đa nghĩa
=> Nhấn mạnh sự nhạt nhòa - đấy cảm nhận mờ áo, khắc sâu tâm trạng khao khát hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống

3. Tâm trạng của con người:
“Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”:
“ai” (1): chủ thể thi sĩ
“ai” (2): khách đường xa (nghĩa hẹp), tình người trong cõi nhân gian
Câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai”
=> Nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai
=> Một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. 
=> Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.
2.Nghệ thuật:
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử : Mạch cảm xúc dào dạt, xuyên suốt bài thơ. Dù ba khổ thơ liên kết với nhau không phải theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của. không gian. Bắt đầu là cảnh thôn Vĩ rồi chuyển sang cảnh sông Hương, thuyền chở trăng gợi liên tưởng thực - ảo đan xen => lãng mạn, độc đáo
- Ngôn từ thơ có thiên hướng mô tả ở mức cực điểm => trữ tình
III. Tổng kết

1. Nội dung
"Đây thôn Vĩ Dạ" viết về cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ Huế đáng yêu đồng thời nói lên niềm khao khát được hoà hợp, được gắn bó với con người của một tâm hồn đa sầu, đa cảm.
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe !!!
Dương Thị Hằng
Dương Thị Vân Anh
Kiều Thị Ly
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Thị Mến
Hoàng Minh Quân
Hoàng Khánh Toàn
Nghuyễn Minh Thư
Thành viên:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)