Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ
Chia sẻ bởi Lý Hồng Diệp |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
HÀN MẶC TỬ
THPT HƯNG YÊN
1.Tác giả
a. Cuộc đời
Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí
Tên thánh: Pierre
Quê: làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới ( nay thuộc Quảng Bình )
Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình
Cuộc đời bất hạnh, nhiều bi thương.
b. Sự nghiệp sáng tác:
Năm 14,15 tuổi, HMT nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn. Ông dùng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên".
+ Phong cách thơ:
. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mộc mạc nhưng đau thương đẩy lên đến đỉnh cao của sự hoang tưởng (Siêu thực)
. Thơ Hàn Mặc Tử chan chứa
tình yêu cuộc sống với những
hình ảnh thơ tuyệt mĩ, trong
trẻo lạ thường.
- Tác phẩm : Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương-1938), Xuân như ý, Thượng thanh Khí, Cấm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ; Quần tiên hội (1940),...
"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"
"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử."
(Nhà thơ Chế Lan Viên)
"...Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới."
(Nhà thơ Huy Cận)
"...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng..." và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh..."
(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông.
+Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại đây vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Nơi ở của nhà thơ Hàn Mặc Tử khi bị bệnh và mất.
Lăng mộ Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn
Mộng Cầm Mai Đình Ngọc Sương
Kim Cúc
Những nàng thơ trong cuộc đời của Hàn Mặc Tử
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Ngọc Sương
Là sợi đường tơ dịu quá trăng
Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng
Cả và thế giới như không có
Một vẻ yêu là một vẻ tân.
Đã có khi nào cô ước mơ
Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ
Bằng đêm hôm ấy êm như rót
Lời mật vào tai ngọt sửng sờ.
Nhưng cái gì thơm đã tới kề
Tôi e tình tứ bớt say mê
Không còn ý nhị ban đầu nữa
Sẽ chán chường và sẽ chán chê.
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mượng tượng đến giai nhân.
TỐI TÂN HÔN
(Tặng Mộng Cầm)
Hồn Là Ai
Hồn là ai là ai? tôi không biết
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng
Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường trần gian và địa ngục
Hồn là ai? là ai! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?
CUỐI THU
Non nước tâm tình rộng bốn phương
Đòi em làm Nhạc, tôi làm Hương
Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các
Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương
Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên
Em làm rượu ngọt, anh làm men
Tiên cô không đợi duyên mời mọc
Say thôi gò má đỏ rần lên.
Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao
Bây giờ ly biệt đến phương nao
Ước chi ta hoá làm Lê ảnh
Để khóc thương nhau đến bạc đầu.
MƠ DUYÊN
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- “Đây thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”.
- Sáng tác 1938, in trong tập “Thơ Điên” về sau đổi thành “Đau thương”.
b. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1933, khi đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc - một cô gái gốc Huế. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương giống mình.
Hoàng Cúc
Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại.
Khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử đã coi nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ.
Người em của Hoàng Cúc đã viết thư về cho nàng thông báo tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã hết lòng yêu thương nàng. Đáp lại, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế.
3. Văn hóa Huế
Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế.
Sự hài hoà giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hoà tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế.
Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hôm nay.
Con người Huế xưa và nay Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho người dân nơi đây một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm nhẹ nhàng
Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyến trong chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo mà ai cũng biết tới. Và có lẽ thế mà người Huế có tiếng hát cũng mượt mà và đằm thắm hơn ai hết.
Tìm hiểu về người Huế hơn ta còn có thể thấy được nét đẹp trong tư chất của họ. Vùng đất Kinh đô xưa đã từng là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài như Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành, Tố Hữu...nơi đây vừa đào tạo, rèn luyện con người, vừa là môi trường lý tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp.
Một điều trong tính cách con người xứ Huế mà không thể không nhắc tới đó là sự giao hòa với thiên nhiên cỏ cây. Chính vì thế mà đa số cách xây dựng nhà ở của họ đều hướng ngoại, trong nhà hay ngoài vườn đều có sự giao hòa với thiên nhiên, điển hình là các nhà vườn truyền thống mà đến Huế chúng ta sẽ có dịp được thưởng ngoạn.
Trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế thì sự đa dạng cầu kỳ trong cách chế biến thức ăn góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nét riêng xứ Huế. Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông đất cố đô song cũng không kém phần sang trọng tinh tế với cách bài trí món ăn mang tính nghệ thuật của các món ăn cung đình.
CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
HÀN MẶC TỬ
THPT HƯNG YÊN
1.Tác giả
a. Cuộc đời
Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí
Tên thánh: Pierre
Quê: làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới ( nay thuộc Quảng Bình )
Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình
Cuộc đời bất hạnh, nhiều bi thương.
b. Sự nghiệp sáng tác:
Năm 14,15 tuổi, HMT nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn. Ông dùng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên".
+ Phong cách thơ:
. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mộc mạc nhưng đau thương đẩy lên đến đỉnh cao của sự hoang tưởng (Siêu thực)
. Thơ Hàn Mặc Tử chan chứa
tình yêu cuộc sống với những
hình ảnh thơ tuyệt mĩ, trong
trẻo lạ thường.
- Tác phẩm : Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương-1938), Xuân như ý, Thượng thanh Khí, Cấm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ; Quần tiên hội (1940),...
"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"
"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử."
(Nhà thơ Chế Lan Viên)
"...Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới."
(Nhà thơ Huy Cận)
"...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng..." và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh..."
(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông.
+Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại đây vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Nơi ở của nhà thơ Hàn Mặc Tử khi bị bệnh và mất.
Lăng mộ Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn
Mộng Cầm Mai Đình Ngọc Sương
Kim Cúc
Những nàng thơ trong cuộc đời của Hàn Mặc Tử
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Ngọc Sương
Là sợi đường tơ dịu quá trăng
Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng
Cả và thế giới như không có
Một vẻ yêu là một vẻ tân.
Đã có khi nào cô ước mơ
Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ
Bằng đêm hôm ấy êm như rót
Lời mật vào tai ngọt sửng sờ.
Nhưng cái gì thơm đã tới kề
Tôi e tình tứ bớt say mê
Không còn ý nhị ban đầu nữa
Sẽ chán chường và sẽ chán chê.
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mượng tượng đến giai nhân.
TỐI TÂN HÔN
(Tặng Mộng Cầm)
Hồn Là Ai
Hồn là ai là ai? tôi không biết
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng
Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường trần gian và địa ngục
Hồn là ai? là ai! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?
CUỐI THU
Non nước tâm tình rộng bốn phương
Đòi em làm Nhạc, tôi làm Hương
Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các
Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương
Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên
Em làm rượu ngọt, anh làm men
Tiên cô không đợi duyên mời mọc
Say thôi gò má đỏ rần lên.
Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao
Bây giờ ly biệt đến phương nao
Ước chi ta hoá làm Lê ảnh
Để khóc thương nhau đến bạc đầu.
MƠ DUYÊN
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- “Đây thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”.
- Sáng tác 1938, in trong tập “Thơ Điên” về sau đổi thành “Đau thương”.
b. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1933, khi đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc - một cô gái gốc Huế. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương giống mình.
Hoàng Cúc
Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại.
Khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử đã coi nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ.
Người em của Hoàng Cúc đã viết thư về cho nàng thông báo tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã hết lòng yêu thương nàng. Đáp lại, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế.
3. Văn hóa Huế
Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế.
Sự hài hoà giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hoà tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế.
Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hôm nay.
Con người Huế xưa và nay Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho người dân nơi đây một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm nhẹ nhàng
Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyến trong chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo mà ai cũng biết tới. Và có lẽ thế mà người Huế có tiếng hát cũng mượt mà và đằm thắm hơn ai hết.
Tìm hiểu về người Huế hơn ta còn có thể thấy được nét đẹp trong tư chất của họ. Vùng đất Kinh đô xưa đã từng là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài như Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành, Tố Hữu...nơi đây vừa đào tạo, rèn luyện con người, vừa là môi trường lý tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp.
Một điều trong tính cách con người xứ Huế mà không thể không nhắc tới đó là sự giao hòa với thiên nhiên cỏ cây. Chính vì thế mà đa số cách xây dựng nhà ở của họ đều hướng ngoại, trong nhà hay ngoài vườn đều có sự giao hòa với thiên nhiên, điển hình là các nhà vườn truyền thống mà đến Huế chúng ta sẽ có dịp được thưởng ngoạn.
Trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế thì sự đa dạng cầu kỳ trong cách chế biến thức ăn góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nét riêng xứ Huế. Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông đất cố đô song cũng không kém phần sang trọng tinh tế với cách bài trí món ăn mang tính nghệ thuật của các món ăn cung đình.
CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Hồng Diệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)