Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Trần Anh Thơ | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 89,90 Văn học
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
HÀN MẶC TỬ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
Tên khai sinh
Nguyễn Trọng Trí
(1912- 1940)
Bút danh
Phong Trần,
Lệ Thanh
Hàn Mặc Tử…
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Quê cha: Quảng Bình

- Quê mẹ: Quy Nhơn
Gia đình viên chức

theo đạo Thiên Chúa
a. Tiểu sử
Bản thân

+ Còn nhỏ: sống với mẹ ở Quy Nhơn.

+ Lớn lên: học trung học ở Huế, làm công Chức ở Bình Định, làm báo ở Sài Gòn..
- Cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh vì mắc bệnh nan y.
Mộ Hàn Mặc Tử
(Ghềnh Ráng, Quy Nhơn)
Trương Dzũ Kha – người nghệ sĩ gắn chặt đời mình với nghệ thuật bút lửa, thỏa niềm đam mê những vần thơ cháy bỏng của nhà thơ Hàn Mặc Tử suốt 30 năm qua.
b. Sự nghiệp thơ ca
- Các sáng tác chính
Hàn Mặc Tử và các nàng thơ
- Đặc điểm thơ
+ Nội dung
Chất chứa hai trạng thái đối cực điên loạn và trong trẻo của tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
+ Nghệ thuật
Kết hợp giao cảm giữa hiện thực và lãng mạn siêu thực với những hình ảnh mộng mơ về trăng, nước, khí trời…
Một tài năng lớn của thơ ca hiện đại
Những đánh giá, nhận định về Hàn Mặc Tử
Những đánh giá, nhận định về Hàn Mặc Tử
Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể, đó chính là Hàn Mặc Tử.
(Chế Lan Viên)
Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử…và tôi mệt lả…vườn thơ của người rộng rung rinh, không bờ bến, càng đi xa, càng ớn lạnh…
(Hoài Thanh)
Nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Viết năm 1938
- In trong tập Thơ Điên (Đau thương)
b. Hình thức, thể loại
Thơ thất ngôn
siêu thực
c. Bố cục: 3 khổ thơ
d. Mạch liên kết
cảm xúc của nhân vật trữ tình – tác giả
II. ĐỌC - HIỂU
1. Khổ thơ thứ nhất
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Câu thơ mở đầu
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
+ Là câu hỏi tu từ

+ Mượn lời người con gái

+ Tự hỏi, tự trách mình.

-> Ước ao được trở về thôn Vĩ.
Nơi ngập tràn kỉ niệm tuổi thanh xuân và mối tình đầu tiên chưa kịp ngỏ.
Hai câu thơ tiếp
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ Hình ảnh: Nắng hàng cau, nắng mới lên – nắng bình minh chiếu trên tàu lá cau còn đẫm sương đêm.
+ Hình ảnh: Vườn ai mướt quá…
+ Cách so sánh: Xanh như ngọc…
Hai câu thơ tiếp
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
-> Là lời khen, vẻ đẹp giàu sức sống của vườn cây
-> Khen người khéo léo chăm chút nên vườn đẹp
=> Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Câu thơ cuối
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hình ảnh: Mặt chữ điền
Người thôn Vĩ
Người về thăm thôn Vĩ
Thôn Vĩ đẹp, người đi xa khó quên, luôn ao ước được về thăm.
Tiểu kết
Khổ thơ là những hoài niệm về thôn Vĩ, về xứ Huế của Hàn Mặc Tử. Trong hoài niệm cảnh càng tuyệt đẹp bao nhiêu thì nỗi niềm người xa Huế càng khát khao trở về bấy nhiêu.
Và đó là nghịch lí đớn đau khi thi sĩ ý thức rõ thực tại: mình không thể trở về.
2. Khổ thơ thứ hai
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sống trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh:
Gió theo lối gió, mây đường mây
- Hình ảnh:
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
-> Dùng đối lập, gợi sự chia lìa, hờ hững.
-> Nhân hóa thiên nhiên, tăng thêm không khí ảm đạm, buồn bã.
-> Cảnh thấm đẫm tâm trạng cô đơn, u buồn của nhà thơ.
- Hai câu thơ cuối
+ Thuyền ai….?
-> Nỗi băn khoăn, mong chờ, thảng thốt
+ Bến sông trăng…
-> mơ hồ, mộng ảo
+ Động từ: kịp
-> gợi nhiều uẩn khúc
=> Câu thơ là câu hỏi, là dự cảm về cuộc đời ngắn ngủi của người thi sĩ mang trọng bệnh đang chạy đua với thời gian để sống, để yêu.
Tiểu kết
Khổ thơ phác họa vẻ đẹp huyền ảo của cảnh sông nước đặc trưng xứ Huế.
Và gửi gắm trong đó những dự cảm đầy băn khoăn, khắc khoải của tâm hồn thi nhân.
3. Khổ thơ cuối
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
- Mơ: Thế giới tâm linh, mộng ảo
Khách đường xa – điệp -> hình tượng con người trong xa xôi
Áo em trắng quá nhìn không ra, mờ nhân ảnh -> hình ảnh người con gái như tan loãng trong khói sương
Ở đây: ý thức về thực tại
-> Tất cả là mộng ảo, là khát khao trong tuyệt vọng
Câu thơ cuối
Ai biết tình ai có đậm đà?
+ Là câu hỏi tu từ

+ Là khắc khoải, băn khoăn
-> Bộc lộ khát vọng yêu thương
-> Chất chứa cảm giác tuyệt vọng
Tiểu kết
Lời thơ rơi vào vô vọng, nhuốm màu bi thương, xót xa.
Khổ thơ cuối là cả một trời cô đơn, trống vắng trong tâm hồn thi nhân. Khát khao sống, khát khao yêu là cái hiện hữu, nhưng bệnh tật cũng là thực tại phải chấp nhận.
III. Kết luận
Nội dung
Vẻ đẹp Huế trong tâm thức Hàn Mặc Tử.
- Khát khao sống, khát khao yêu đời, yêu người mà vì nghịch cảnh phải chia xa. Nên càng nhớ càng đau, càng đáng trân trọng.
III. Kết luận
2. Nghệ thuật
- Các câu hỏi tu từ, từ ngữ đa nghĩa được sử dụng rất đắc địa, độc đáo.
- Hình ảnh thơ được trình bày theo lối nhảy cóc, rời rạc nhưng lại được liên kết bằng mạch ngầm cảm xúc đầy ẩn ý. Đặc trưng nổi bật của thơ siêu thực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Thơ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)