Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Trương Văn Gà | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912-1940)
- Tên thật: Nguyễn Trọng Trí
- Quê quán: làng Mỹ Lệ- Phong Lộc
(nay thuộc Đồng Hới - Quảng Bình)
- Xuất thân: gia đình công giáo nghèo.
- Số phận đau thương, bất hạnh
- Ông mất khi còn trẻ vì bệnh phong.
=> Ảnh hưởng lớn đến hồn thơ ông

TÌM HIỂU CHUNG

b. Sự nghiệp sáng tác
Ông làm thơ từ rất sớm (14 -1 5 tuổi)
Thơ cổ điển Đường luật -> thơ Mới lãng mạn
Tác phẩm chính: Gái quê (1936),
Thơ điên (1938), Duyên kỳ ngộ
(1939), Chơi giữa mùa trăng (1940)
Tập “Thơ điên”: tập thơ xuất sắc
làm nên tên tuổi Hàn Mặc Tử.
-> Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…
(Hoài Thanh)



2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1938
- Cảm hứng từ mối tình của tác giả với cô gái thôn Vĩ bên sông Hương thơ mộng.
- In trong tập “Thơ điên”
=> Bài thơ là dòng kí ức, là nỗi nhớ khôn nguôi về một miền đất xa xôi
b. Bố cục
- khổ 1: Ban mai xứ Huế và tình người tha thiết
- khổ 2: Huế đêm trăng và tâm trạng ngóng trông
- khổ 3: hình bóng con người và nỗi niềm thôn Vĩ


II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ 1: cảnh ban mai xứ Huế và tình người tha thiết
- Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái biểu cảm:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?


.



=> Thể hiện ước mơ, khát vọng được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực
Hình thức
Sắc thái
Câu hỏi
Hỏi
han
Mời
Mọc
Trách móc
Nhẹ nhàng
Tìm hiểu bức tranh thôn Vĩ
- N1: Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của thi nhân hiện lên như thế nào?
- N2: Xác định hình thức nghệ thuật và tác dụng của hình thức nghệ thuật ấy? (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ)
- N3, N4: Hình ảnh người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào? sức gợi của chi tiết đó? Từ bức tranh ngoại cảnh em hiểu gì về cảm xúc của thi nhân?
* Cảnh thôn Vĩ:
Nắng hàng cau: sự hài hòa giữa nắng và hàng cau
-> vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi
- Điệp từ “nắng” như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh và đầy ấn tượng trong lòng nhà thơ
=> nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai.
- “mướt” là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, mỡ màng, mềm mại, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống.
“quá”: tiếng reo ngỡ ngàng, trầm trồ
- “xanh như ngọc” là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị
gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng, quý phái.
- “vườn ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.

Con người thôn Vĩ
- “Mặt chữ điền”: là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực
“lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế
=> Câu thơ giàu chất tạo hình: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng


Bức tranh thôn Vĩ tươi tắn, tràn đầy
sức sống; cảnh và người hài hòa
KHỔ 1
Tình yêu tha thiết của nhà thơ với quê hương
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ
giàu sức gợi
2. Khổ 2: cảnh xứ Huế đêm trăng và nỗi niềm thi nhân
-”gió theo lối gió mây đường mây”
Nhịp thơ 4/3 + điệp “gió”- “mây”: gợi sự chia li đôi ngả, nỗi biền mênh mang
-”dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
+ dòng nước buồn thiu: nhân hóa trở thành sinh thể mang tâm trạng, niềm đau man mác
+ động từ “lay”: chuyển động nhẹ, gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng
=> Cảnh vật như có sự chia lìa, tang tóc, đơn độc, phảng phất tâm trạng u buồn của nv trữ tình trước cuộc đời trần thế.


- “sông trăng”: h/ả đậm chất thơ đầy tài hoa
-> Đại từ phiếm chỉ “ai”: mơ hồ, xa lạ

Bức trang sông Hương về đêm huyền ảo, thơ mộng nhưng đượm nỗi buồn u uất; gieo vào lòng người niềm chua xót thương cảm
Thời khắc con người ấy khát khao sự sống da diết, đau đớn
Khổ thơ mang đậm chất tượng trưng siêu thực nhất trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử






“Có chở trăng về kịp tối nay?”

“kịp tối nay”: câu thỏi tu từ: băn khoăn, dường như đang mong ngóng, hi vọng và chạy đua với thời gian
Câu hỏi thể hiện nỗi đau chua xót
3. Khổ 3: hình ảnh con người và nỗi niềm thôn Vĩ

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”
+ mơ: trạng thái vô thức, nằm trong cõi mộng
-> hoài niệm về quá khứ
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: đẩy người khách xa đến vô vọng, không thể gặp được
=> giọng thơ khẩn thiết hơn, tác giả đã chìm trong cõi mộng ảo, đang đối diện với chính mình, mơ về bóng giai nhân, tưởng như một ảo ảnh hoài nghi
“Áo em trắng quá nhìn không ra”
“trắng quá”: choáng ngợp, thảng thốt nhưng nghẹn ngào, xót xa, nuối tiếc
“nhìn không ra”: cực tả sắc trắng- màu của tâm tưởng


- “ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: là nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương tuyệt vọng, con người và cảnh vật đều trở nên mờ ảo, xa xăm…
“ai biết tình ai có đậm đà?”: Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp 2 lần
-> Nhấn mạnh cảm giác, tâm trạng khắc khoải, bất an, hoài nghi
-> Câu hỏi cũng chính là niềm khát khao, thiết tha với cuộc sống của nhà thơ
III. Tổng kết
Giá trị nội dung
- Bức tranh toàn bích, nên thơ về thiên nhiên và con người xứ Huế
- Bộc lộ tình yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên và niềm ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, tinh tế
- Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm
- Nhịp điệu thơ tha thiết, khắc khoải
- Mang đậm chất tượng trưng siêu thực, tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn Mặc Tử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Gà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)