Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi nguyễn phương loan | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912-1940)
- Tên thật: Nguyễn Trọng Trí
- Quê quán: làng Mỹ Lệ- Phong Lộc
(nay thuộc Đồng Hới - Quảng Bình)
- Xuất thân: gia đình công giáo nghèo.
- Số phận đau thương, bất hạnh
- Ông mất khi còn trẻ vì bệnh phong.
=> Ảnh hưởng lớn đến hồn thơ ông

TÌM HIỂU CHUNG

b. Sự nghiệp sáng tác
Ông làm thơ từ rất sớm (14 -1 5 tuổi)
Thơ cổ điển Đường luật -> thơ Mới lãng mạn
Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Duyên kỳ ngộ (1939), Chơi giữa mùa trăng (1940)
Tập “Thơ điên”: tập thơ xuất sắc làm nên tên tuổi Hàn Mặc Tử.
-> Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…(Hoài Thanh)



- Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử:
+ Diện mạo phức tạp, bí ẩn
+ Hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết vừa đau đớn, quằn quại hướng về cuộc đời trần thế.
=> Một thi sĩ tài hoa, bạc mệnh.


“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình“
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1938
- Cảm hứng từ mối tình của tác giả với cô gái thôn Vĩ bên sông Hương thơ mộng.
- In trong tập “Thơ điên”
=> Bài thơ là dòng kí ức, là nỗi nhớ khôn nguôi về một miền đất xa xôi
b. Bố cục
- khổ 1: Ban mai xứ Huế và tình người tha thiết
- khổ 2: Huế đêm trăng và tâm trạng ngóng trông
- khổ 3: hình bóng con người và nỗi niềm thôn Vĩ


c). Địa danh Vĩ Dạ
Thôn Vĩ Dạ
Thôn nhỏ bên bờ sông Hương, nổi tiếng với nhà vườn xinh xắn, cảnh trí tươi đẹp, bến sông thơ mộng
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Khổ thơ đầu
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
* Câu thơ mở đầu Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
- Hình thức câu hỏi tu từ “Sao anh…?”

+ Lời của một cô gái thôn Vĩ
Trách cứ nhẹ nhàng, mời mọc chân thành, tha thiết
Từ “về chơi”: mối quan hệ gần gũi, chân tình giữa anh – thôn Vĩ – cô gái.
+ L?i t? v?n c?a H�n M?c T?
Gợi nhắc đầy nhớ thương
Từ “không về”: khẳng định chắc chắn không thực hiện được
Niềm xót xa, day dứt, nuối tiếc
Câu thơ mở đầu là khát khao mãnh liệt về thôn Vĩ.
- 6/ 7 thanh bằng: âm hưởng bâng khuâng, man mác
Gợi suy tư, hoài niệm, giãi bày tâm trạng
Khơi nguồn cảm cảm xúc cho toàn bài.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
+ Động từ nhìn:
- Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
* Ba câu sau

Cảnh quê thôn Vĩ đã sống dậy mãnh liệt bằng hồi ức, kỉ niệm trong lòng thi nhân.
Khép lại hiện thực, mở ra cõi hoài niệm
+ Nhịp thơ 1/ 3 / 3 và điệp từ “nắng” làm bừng sáng không gian hồi tưởng, nghe như một tiếng reo vui.
- Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
+ Nắng thôn Vĩ
là “nắng mới lên”: trong trẻo, mát lành, tinh khiết
Là “nắng (trên) hàng cau” rất sáng, rất tươi vì sương còn đọng đẫm trên lá cau, thân cau thôn Vĩ
Tô đậm vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, chan hoà của nắng thôn Vĩ.
- Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ Mướt:
Gợi vẻ mượt mà, mỡ màng, loáng nước của cây lá
“mướt quá” vừa cực tả vẻ non tơ, tươi tốt, đầy sức sống của khu vườn vừa như một tiếng reo ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say đắm.
+ Đại từ ai:
phiếm chỉ
ám chỉ
Vườn thôn Vĩ nửa gần nửa xa, vừa ám ảnh nhớ thương vừa day dứt nuối tiếc
+ Hình ảnh so sánh “ Vườn ….xanh như ngọc”: Màu xanh trong trẻo, tươi sáng, long lanh
Vẻ đẹp bình dị mà cao sang, thanh khiết của vườn tược thôn Vĩ dưới nắng mới
Không gian tinh thần vô giá đối với Hàn Mặc Tử
Gương mặt người thôn Vĩ - đầy đặn, phúc hậu, khả ái.
Gương mặt của nhà thơ
Thi nhân hình dung mình trở về thôn Vĩ -> Gợi sự trái ngang, trắc trở
- Lá trúc che ngang
mặt chữ điền
- Thiên nhiên và con người hài hoà trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo
Con người thấp thoáng sau tre trúc -> Vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng
Bức tranh thôn Vĩ tươi tắn, tràn đầy
sức sống; cảnh và người hài hòa
KHỔ 1
Tình yêu tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên và với cuộc sống trần thế
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ
giàu sức gợi
Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, đầy sức sống, hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
Vĩ Dạ chính là gương mặt của cuộc đời
tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
Khát khao trở về với cuộc đời.
2. Khổ 2: cảnh xứ Huế đêm trăng và nỗi niềm thi nhân
-”gió theo lối gió mây đường mây”
Nhịp thơ 4/3 + điệp “gió”- “mây”: gợi sự chia li đôi ngả, nỗi biền mênh mang
-”dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
+ dòng nước buồn thiu: nhân hóa trở thành sinh thể mang tâm trạng, niềm đau man mác
+ động từ “lay”: chuyển động nhẹ, gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng
=> Cảnh vật như có sự chia lìa, tang tóc, đơn độc, phảng phất tâm trạng u buồn của nv trữ tình trước cuộc đời trần thế.


- “sông trăng”: h/ả đậm chất thơ đầy tài hoa
-> Đại từ phiếm chỉ “ai”: mơ hồ, xa lạ

Bức trang sông Hương về đêm huyền ảo, thơ mộng nhưng đượm nỗi buồn u uất; gieo vào lòng người niềm chua xót thương cảm
Thời khắc con người ấy khát khao sự sống da diết, đau đớn
Khổ thơ mang đậm chất tượng trưng siêu thực nhất trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử
“kịp tối nay”: câu thỏi tu từ: băn khoăn, dường như đang mong ngóng, hi vọng và chạy đua với thời gian
Câu hỏi thể hiện nỗi đau chua xót
“Có chở trăng về kịp tối nay”
3. Khổ 3: hình ảnh con người và nỗi niềm thôn Vĩ

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”
+ mơ: trạng thái vô thức, nằm trong cõi mộng
-> hoài niệm về quá khứ
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: đẩy người khách xa đến vô vọng, không thể gặp được
=> giọng thơ khẩn thiết hơn, tác giả đã chìm trong cõi mộng ảo, đang đối diện với chính mình, mơ về bóng giai nhân, tưởng như một ảo ảnh hoài nghi
“Áo em trắng quá nhìn không ra”
“trắng quá”: choáng ngợp, thảng thốt nhưng nghẹn ngào, xót xa, nuối tiếc
“nhìn không ra”: cực tả sắc trắng- màu của tâm tưởng


- “ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: là nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương tuyệt vọng, con người và cảnh vật đều trở nên mờ ảo, xa xăm…
“ai biết tình ai có đậm đà?”: Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp 2 lần
-> Nhấn mạnh cảm giác, tâm trạng khắc khoải, bất an, hoài nghi
-> Câu hỏi cũng chính là niềm khát khao, thiết tha với cuộc sống của nhà thơ
III. Tổng kết
Giá trị nội dung
- Bức tranh toàn bích, nên thơ về thiên nhiên và con người xứ Huế
- Bộc lộ tình yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên và niềm ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, tinh tế
- Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm
- Nhịp điệu thơ tha thiết, khắc khoải
- Mang đậm chất tượng trưng siêu thực, tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn Mặc Tử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn phương loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)