Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ bởi Lưu Thị Huệ Nương | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Hàn Mặc Tử
(1912 - 1940)
Tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí, quê ở tỉnh Quảng Bình, xuất thân trong 1 gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa
1936, mắc bệnh phong, về Quy Nhơn trị bệnh và mất tại trại Quy Hòa
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Hàn Mặc Tử
(1912 - 1940)
Sáng tác thơ từ lúc 14 tuổi có nhiều bút danh như Phong Trần, Lệ Thanh…
Tác phẩm chính: Thơ Điên, Gái quê, Chơi giữa mùa trăng….
Cuộc đời: tuy ngắn ngủi, nhiều đau thương, nhưng sức sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ, tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Hàn Mặc Tử
(1912 - 1940)
Con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bệnh tật, tình duyên trắc trở, phải sống cách li, tuyệt giao với mọi người
Thế giới thi ca không bình yên đầy ma mị,vần thơ đau đớn, quằn quại trong máu và nước mắt có khi lại tươi vui, trong sáng
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Hàn Mặc Tử
(1912 - 1940)
“ Tôi dám chắc với các người rằng sau này những gì tầm thường, mực thước kia sẽ tan biến đi còn lại một chút gì của thời này đó là Hàn Mặc Tử” ( lời tiên tri của Chế Lan Viên)
“ Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát gần hết mọi cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống”
( Tựa Thơ Hàn Mặc Tử)
Những người tình – nàng thơ
Thơ Điên ( sau đổi thành Đau thương – 1938)
b. Hoàn cảnh sáng tác, thể loại
Thất ngôn
Khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương giữa HMT và Hoàng Cúc –người con gái Huế - thôn Vĩ Dạ (thôn nhỏ bên dòng sông Hương); qua một tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử cùng với những lời động viên, an ủi khi cô nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
Câu hỏi tu từ “ Sao anh…thôn Vĩ?”mang nhiều sắc thái
Lời trách nhẹ nhàng, hờn dỗi, lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ
Tự trách mình, tự hỏi sao không về thăm thôn Vĩ
Niềm khao khát, ao ước được trở về, thăm lại cảnh cũ người xưa
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
“ Nhìn nắng…mới lên”: điệp từ “ nắng” – nhấn mạnh ánh sáng bình minh
Hàng cau – đặc trưng nhà vườn thôn Vĩ; nắng trong trẻo, tinh khiết – nắng đầu tiên trong ngày
Buổi sáng ấm áp,tươi tắn, dịu nhẹ
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
“ Vườn ai…ngọc” : “Vườn ai” là đại từ phiếm chỉ
“ ai” – sự mơ hồ, không xác định
Mướt quá: sự ngạc nhiên, trầm trồ, khen ngợi, tiếng reo ngỡ ngàng trước sự non tơ, mượt mà, đầy sức sống của khu vườn
Xanh như ngọc: so sánh;xanh mướt – trong – lung linh của sương đêm ướt đẫm; vẻ đẹp tươi tốt, màu mỡ, làm bừng sáng khu vườn
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
“ Lá trúc…chữ điền”: con người thôn Vĩ
Mặt chữ điền:nét đẹp hiền lành, phúc hậu ( theo quan niệm tướng số của người xưa)
Lá trúc che ngang: lá trúc mảnh mai, gợi sự kín đáo, e thẹn, dịu dàng
Câu thơ giàu chất tạo hình, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, con người thấp thoáng nhưng là điểm nhấn cho bức tranh
2. Khổ 2: Cảnh đêm trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Sông nước ban ngày
Điệp từ “ gió, mây” + ngắt nhịp 4/3: gió mây ngược chiều, tách biệt, trái hiện thực
“ Dòng nước buồn thiu”: nhân hóa; mang tâm trạng của tác giả
“ Hoa bắp lay”: lay động nhẹ, vật vờ, hiu hắt
2. Khổ 2: Cảnh đêm trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Sông nước ban ngày
Tâm trạng: mặc cảm chia lìa; thiết tha với cuộc đời nhưng sắp phải chia lìa cõi đời; mối tình đơn phương sớm cay đắng, chia lìa
2. Khổ 2: Cảnh đêm trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Sông nước ban đêm: sông, trăng, thuyền, bến
“ thuyền ai” - đại từ phiếm chỉ “ ai”: mơ hồ, không cụ thể
“Sông trăng”: hình ảnh thi vị, tài hoa; trăng tan ra làm cả mặt sông tràn đầy ánh sáng trăng;liên tưởng tinh tế tạo nên hình ảnh thơ mộng ảo, huyền ảo giữa 2 bờ hư thực
2. Khổ 2: Cảnh đêm trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Sông nước ban đêm: sông, trăng, thuyền, bến
“ có chở trăng về” – thuyền chở trăng:mong ước giao duyên hội ngộ; lo lắng liệu rằng con thuyền tình yêu có kịp cập bến bờ hạnh phúc hay không
“kịp tối nay?”:lo sợ, hối hả về hiện tại của mình;tâm trạng phấp phỏng lo âu, hoài nghi về cái gì đó đang rời xa, không biết khi nào trở lại
3. Khổ3: Cảnh sương khói mộng ảo và tâm tình thi nhân
“ Mơ khách….xa”
Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đắm chìm trong cõi mộng
Điệp từ “ khách đường xa”: nhịp thơ gấp gáp, giục giã như lời gọi; bóng dáng khách càng xa mãi, không thể gặp được, nhận ra khoảng cách xa vời của mối tình đơn phương vô vọng
3. Khổ3: Cảnh sương khói mộng ảo và tâm tình thi nhân
“ Aó em trắng quá”: từ “ quá” sự choáng ngợp, áo trắng trong veo, thanh khiết nhưng mơ hồ
“ nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng kì lạ; tình cảm của em bị che khuất, mờ ảo không thể nhận ra
“ Ở đây”: là thế giới đang tồn tại của tác giả; từng phút từng giây vật vã với cơn đau và cái chết; thế giới lạnh lẽo, u ám mà nhà thơ luôn ngóng, vọng được ra ngoài
3. Khổ3: Cảnh sương khói mộng ảo và tâm tình thi nhân
“ sương khói”: sương khói của mối tình chưa lời hẹn ước – 1 trái tim biết mình sắp từ giã cõi đời
“ Ai biết tình ai có đậm đà
Đại từ phiếm chỉ “ ai” lặp 2 lần; tâm trạng bâng khuâng, xót xa của 1 tâm hồn khao khát được yêu, được đồng cảm, đồng điệu
Không biết tình người xứ Huế có đậm đà tha thiết như mình hay không, hay cũng mờ ảo như làn khói
Người xứ Huế có biết được tình cảm của nhà thơ đối với cảnh, người Huế hết sức đậm đà
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung 2. Nghệ thuật
Bức tranh toàn bích về cảnh vật, con người thôn Vĩ
Tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt đầy uẩn khúc của nhà thơ
Hình ảnh thơ sáng tạo, hòa quyện giữa thực, hư; biểu hiện nội tâm
Liên tưởng, so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ xuyên suốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Huệ Nương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)