Tuần 23. Chiều tối (Mộ)
Chia sẻ bởi Phạm Văn Tính |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Chiều tối (Mộ) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHIỀU TỐI
(Mộ)
Hồ Chí Minh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Bài học này sẽ giúp các em
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của nhà thơ.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
I. Tìm hiểu chung
Bài thơ này nằm ở vị trí số 31 của tập Nhật ký trong tù cũng là bài thứ 3 trong chùm 5 bài thơ mà Bác sáng tác trong chặng đường bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (cuối mùa thu năm 1942).
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
2. Bố cục bài thơ:
Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.
Bố cục: 2 phần:
Hai câu cuối: bức tranh sinh hoạt của con người.
Bài thơ theo thể Thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Hán, đúng với phong cách Đường thi, có kết cấu Khai - Thừa - Chuyển - Hợp.
Phiên âm:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Mộ 暮 (Chiều tối)
倦 鳥 歸 林 尋 宿 樹,
孤 雲 慢 慢 度 天 空。
山 村 少 女 磨 包 粟,
包 粟 磨 完 爐 已 烘。
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không
II. Đọc hiểu văn bản:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh nhiên nhiên lúc chiều tối:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển (dùng điểm vẽ diện) với 2 nét vẽ chính là:
“cánh chim” => mỏi mệt đang bay về tổ.
“chòm mây” => chầm chậm trôi qua lưng trời.
Cảnh rừng núi chiều tối thật âm u, vắng vẻ, quạnh hiu. Đằng sau cảnh trời chiều nhuộm màn sương hoài cổ sầu muộn ấy là nỗi niềm cô đơn, một tấc lòng cố quốc của một người lữ thứ tha hương.
Ở 2 câu thơ đầu cảnh thiên nhiên chiều tối được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
- Hai hình ảnh cánh chim chòm mây vừa là hình ảnh thực đồng thời là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca xưa.
Em có nhận xét gì về hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ trên?
- Nhân hóa, ẩn dụ: cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô đơn lững lờ trôi.
- Tương phản: tìm về (của cánh chim)>< bay đi (của chòm mây); rừng(nơi chốn cố định)>< tầng không(gợi sự vô định).
- Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá.
Tính cổ điển.
Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Tâm trạng của Bác: buồn, cô đơn trong cảnh chiều hôm nơi đất khách.
+ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
+ Khát vọng tự do và sum họp của Bác
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung ngắm cảnh chiều của Bác
Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn, nỗi cô đơn, gợi niềm ước mơ sum họp, khát khao tự do thể xác đồng thời thể hiện bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung và sự tự do hoàn toàn về mặt tinh thần của người chiến sĩ cách mạng đang trong cảnh tù đày.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
Qua 2 câu thơ đầu em có cảm nhận gì về tâm trạng cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người nơi miền sơn cước:
“Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Thiếu nữ xóm núi xay ngô
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
- Trung tâm bức tranh sinh hoạt là hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô: “thiếu nữ”, “bao ma túc”
Bức tranh sinh hoạt của con người ở 2 câu cuối được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ hình ảnh nào?
Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
+ Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ ngữ rất đắt cùa tác giả: chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ
+ Điệp từ “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn”
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối
- Nghệ thuật:
Các em hãy cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự vận động của hình tượng thơ?
- Tâm trạng: hình tượng thơ có sự vận động từ sáng đến tối, từ buồn đến vui, điều đó thể hiện tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống thường nhật của con người.
Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái vùng sơn cước, cảm thông sự vất vả của người lao động.
+ Thể hiện niềm lạc quan yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai, đó chính là chất thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh
Qua sự vận động của hình tượng thơ, em có cảm nhận gì về tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Bác?
Hồ Chí Minh đã vẽ nên 1 bức tranh sinh động về cuộc sống sinh hoạt của con người. Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao la của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mình”
Cả bài thơ đã làm ngời sáng vẻ đẹp con người nghệ sĩ- chiến sĩ HCM. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp, một niềm tin yêu đời.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
Bài thơ có vẻ giản dị mà tài hoa. Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động, bút pháp tả vừa chân thực, vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Củng cố:
(Mộ)
Hồ Chí Minh
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Bài học này sẽ giúp các em
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của nhà thơ.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
I. Tìm hiểu chung
Bài thơ này nằm ở vị trí số 31 của tập Nhật ký trong tù cũng là bài thứ 3 trong chùm 5 bài thơ mà Bác sáng tác trong chặng đường bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (cuối mùa thu năm 1942).
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
2. Bố cục bài thơ:
Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.
Bố cục: 2 phần:
Hai câu cuối: bức tranh sinh hoạt của con người.
Bài thơ theo thể Thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Hán, đúng với phong cách Đường thi, có kết cấu Khai - Thừa - Chuyển - Hợp.
Phiên âm:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Mộ 暮 (Chiều tối)
倦 鳥 歸 林 尋 宿 樹,
孤 雲 慢 慢 度 天 空。
山 村 少 女 磨 包 粟,
包 粟 磨 完 爐 已 烘。
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không
II. Đọc hiểu văn bản:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh nhiên nhiên lúc chiều tối:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển (dùng điểm vẽ diện) với 2 nét vẽ chính là:
“cánh chim” => mỏi mệt đang bay về tổ.
“chòm mây” => chầm chậm trôi qua lưng trời.
Cảnh rừng núi chiều tối thật âm u, vắng vẻ, quạnh hiu. Đằng sau cảnh trời chiều nhuộm màn sương hoài cổ sầu muộn ấy là nỗi niềm cô đơn, một tấc lòng cố quốc của một người lữ thứ tha hương.
Ở 2 câu thơ đầu cảnh thiên nhiên chiều tối được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
- Hai hình ảnh cánh chim chòm mây vừa là hình ảnh thực đồng thời là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca xưa.
Em có nhận xét gì về hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ trên?
- Nhân hóa, ẩn dụ: cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô đơn lững lờ trôi.
- Tương phản: tìm về (của cánh chim)>< bay đi (của chòm mây); rừng(nơi chốn cố định)>< tầng không(gợi sự vô định).
- Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá.
Tính cổ điển.
Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Tâm trạng của Bác: buồn, cô đơn trong cảnh chiều hôm nơi đất khách.
+ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
+ Khát vọng tự do và sum họp của Bác
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung ngắm cảnh chiều của Bác
Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn, nỗi cô đơn, gợi niềm ước mơ sum họp, khát khao tự do thể xác đồng thời thể hiện bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung và sự tự do hoàn toàn về mặt tinh thần của người chiến sĩ cách mạng đang trong cảnh tù đày.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
Qua 2 câu thơ đầu em có cảm nhận gì về tâm trạng cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người nơi miền sơn cước:
“Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Thiếu nữ xóm núi xay ngô
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
- Trung tâm bức tranh sinh hoạt là hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô: “thiếu nữ”, “bao ma túc”
Bức tranh sinh hoạt của con người ở 2 câu cuối được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ hình ảnh nào?
Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
+ Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ ngữ rất đắt cùa tác giả: chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ
+ Điệp từ “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn”
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối
- Nghệ thuật:
Các em hãy cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự vận động của hình tượng thơ?
- Tâm trạng: hình tượng thơ có sự vận động từ sáng đến tối, từ buồn đến vui, điều đó thể hiện tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống thường nhật của con người.
Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái vùng sơn cước, cảm thông sự vất vả của người lao động.
+ Thể hiện niềm lạc quan yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai, đó chính là chất thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh
Qua sự vận động của hình tượng thơ, em có cảm nhận gì về tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Bác?
Hồ Chí Minh đã vẽ nên 1 bức tranh sinh động về cuộc sống sinh hoạt của con người. Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao la của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mình”
Cả bài thơ đã làm ngời sáng vẻ đẹp con người nghệ sĩ- chiến sĩ HCM. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp, một niềm tin yêu đời.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
Bài thơ có vẻ giản dị mà tài hoa. Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động, bút pháp tả vừa chân thực, vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Củng cố:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Tính
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)