Tuần 23. Chiều tối (Mộ)

Chia sẻ bởi đỗ thanh nga | Ngày 10/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Chiều tối (Mộ) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chiều tối
(Mộ - HỒ CHÍ MINH-)
Tiết 86: Đọc văn
Giáo viên: Lê Thanh Hiệu
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ chiều tối.
- Nhóm 2: Đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác.
- Nhóm 3: Tìm hiểu 2 câu thơ đầu.
- Nhóm 4: Tìm hiểu 2 câu thơ cuối.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1
Giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ chiều tối.
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong lúc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943.
- Thể loại:
Nhật ký bằng thơ.
- Văn tự:
Chữ Hán.
- Số lượng:
134 bài.
- Nội dung:
+ Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh.
+ Tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch.
- Nghệ thuật:
Kết hợp hài hòa giữa cổ điển - hiện đại.
1.Tập thơ Nhật kí trong tù
I. Tìm hiểu chung:
Sơ đồ các nhà lao Bác bị giải qua
từ 8/1942 đến 9/1943 tại Quảng Tây-Trung Quốc
Bìa tập thơ Nhật Kí trong tù của một số nhà xuất bản
Bút tích trang đầu và trang cuối tập “Ngục trung nhật kí”
Một trang trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác Hồ, bản tiếng Thái, in tại Thái Lan
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942 trên đường Bác bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào buổi chiều tối.
- Thể thơ và bố cục:
+ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
+ Bố cục: Có thể chia hai đoạn.
- Vị trí: Là bài thơ thứ 31 tập Nhật ký trong tù.
2. Văn bản
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 2
Đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác.

倦 鳥 歸 林 尋 宿 樹
孤 雲 慢 慢 度 天 空
山 村 少 女 磨 包 粟
包 粟 磨 完 爐 已 烘
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Mộ
Chiều tối
* Đối chiếu bản dịch thơ và nguyên tác:
Phiên âm
Dịch thơ
Chiều tối
Dịch nghĩa

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, 
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; 
Thiếu nữ xóm núi xay ngô, 
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; 
Cô em xóm núi xay ngô tối, 
Xay hết, lò than đã rực hồng.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
-Hồ Chí Minh-
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
- Nam Trân-(dịch)
- Câu 1: Dịch sát nghĩa.
- Câu 2: Không dịch được chữ “cô” trong từ “cô vân mạn mạn”, dịch “trôi nhẹ” chưa đúng.
- Câu 3: + “Thiếu nữ” dịch “cô em” không hợp với cách nói của Bác.
+Thừa chữ “tối”.
- Câu 4: Tương đối đúng ý.  
* Đối chiếu bản dịch thơ và nguyên tác:
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 3
Tìm hiểu 2 câu thơ đầu
1. Bức tranh thiên nhiên
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
* Hình ảnh: Ước lệ

- Cánh chim mỏi Quyện điểu đang bay về tổ.
- Chòm mây cô đơn, lẻ loi cô vân mạm mạn trôi lững lờ giữa bầu trời.
* Không gian: Rừng núi, bầu trời cao rộng.
* Thời gian: Chiều tối, âm u, hiu quạnh.
- Chỉ gợi mà không tả cụ thể, cốt ghi lại linh hồn của tạo vật.
Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ và có sự thống nhất với sự chân thật tự nhiên.
Chim hôm thoi thóp về rừng “Truyện Kiều” - Chim kêu về núi tối rồi (Ca dao) - Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt “Thu điếu ”- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao “Thu vịnh”.
- Sự rung động và cảm thông của Bác với cảnh vật thiên nhiên.
- Thể hiện một tâm hồn
Ung dung thư thái
Tự chủ
Hoàn toàn tự do
=>Tóm lại: Hai câu thơ đầu thiên nhiên được cảm nhận sâu sắc, tinh tế trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
- Hình ảnh mang nặng tâm trạng: Mệt mỏi, u buồn, cô đơn , lẻ loi, lang thang trôi dạt chốn quê người.

=> Mang phong cách thơ ca cổ điển: Tả cảnh ngụ tình.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 4
Tìm hiểu 2 câu thơ cuối.
2. Bức tranh cuộc sống
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
- Hình ảnh tiêu biểu:
+ Cô em xay ngô “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”.
 Quên đi cảnh ngộ bản thân, Bác hướng về người lao động, vui với niềm vui của người lao động.

+ Phép điệp liên hoàn “ma bao túc - bao túc ma hoàn.”
 Vòng quay mãi miết của cối xay.
 Dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối.
 cuộc sống lao động cần mẫn vất vả.
- Sự quan tâm, tình thương của Bác đối với người lao động nghèo.
- Hình ảnh tiêu biểu:
+ Lò than rực hồng: Từ hồng (nhãn tự)  xua tan bóng đêm lạnh lẽo, đem lại hơi ấm, ánh sáng cho toàn bài.

=> Hai câu thơ cuối tả cảnh sinh hoạt, thể hiện tình cảm yêu thương người lao động, tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
“Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ,
đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự nặng nề đã diễn tả trong ba
câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong
ngô tối…Với một chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề,
mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu…Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”
( Hoàng Trung Thông)
Bài thơ có sự vận động.
- Mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
Không gian
Thời gian
Tâm trạng
- Cái nhìn lạc quan
- Tình yêu thương con người
- Cảm nhận tinh tế
- Nghiêng về cảm hứng thiên nhiên, không gian rộng lớn
- Không miêu tả cụ thể mà chỉ gợi
- Khai thác thi đề phổ biến
- Mượn cảnh để tả tình
Có sự vận động của cảnh
- Nhân vật trữ tình là chủ thể trong bức tranh phong cảnh
- Sự vận động hướng về sự sống
1. Nghệ thuật
III. TỔNG KẾT
- Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Hồn thơ bay bổng dạt dào cảm xúc.
2. Nội dung
- Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, ý chí kiên cường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, luôn ung dung và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ thanh nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)