Tuần 23. Chiều tối (Mộ)
Chia sẻ bởi lê quang thanh |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Chiều tối (Mộ) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA BÀI CŨ
CHIỀU TỐI
(HỒ CHÍ MINH)
CHIỀU TỐI
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc, là ánh sáng soi đường cho bao thế hệ Việt Nam.
CHIỀU TỐI
2. Tập thơ “Nhật kí trong tù”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- 8/1942, Hồ Chí Minh trên đường sang Trung Quốc đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- Tập thơ gồm 134 bài, viết bằng chữ Hán, được ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù).
Bút tích trang bìa và trang cuối tập “Nhật Kí Trong Tù”
CHIỀU TỐI
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- “Nhật kí trong tù” phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Là bức chân dung tự họa bằng thơ về con người và tinh thần của Hồ Chí Minh trong cảnh lao tù.
- Tác phẩm mang đậm màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại.
CHIỀU TỐI
3. Bài thơ “Chiều tối”
a. Xuất xứ:
Bài thơ số 31 của tập “Nhật kí trong tù” được gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
b. Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt
CHIỀU TỐI
Tuyến đường mà Hồ Chí Minh bị dẫn giải và những nhà tù đã từng giam cầm Người
CHIỀU TỐI
* Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm thảo luận trong 5 phút điền vào phiếu học tập
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
CHIỀU TỐI
1. Bức tranh thiên nhiên
*Câu 1
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
Dịch:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
- Câu thơ vừa gợi không gian vừa gợi ra ý niệm thời gian.
CHIỀU TỐI
- Hình ảnh cánh chim bay về rừng:
+ Dấu hiệu cho buổi chiều tà, cho sự nghỉ ngơi.
+ Cánh chim về tổ gợi sự đoàn tụ, sum vầy; có phần ẩn dụ cho nỗi nhớ quê hương, đất nước của người tù.
+ Báo hiệu rằng đã đến lúc mọi người cần phải được nghỉ ngơi, nhưng người chiến sĩ bị cầm tù vẫn phải cất bước trên đường đi.
CHIỀU TỐI
Hình tượng cánh chim không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận ở trạng thái bên trong (mỏi mệt) như chính thiên nhiên đang phản ánh trạng thái của người tù.
CHIỀU TỐI
*Câu 2
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch:
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
- Cần hiểu đúng nghĩa là “Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi qua lưng trời”.
- Gợi nhớ những hình ảnh trong thơ xưa của Thôi Hiệu, Lý Bạch mang bao nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không.
CHIỀU TỐI
- Chòm mây cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ trôi giữa không gian rộng lớn như chính tương lai của người tù nơi đất khách.
- Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thường của một nhà thơ – chiến sĩ.
CHIỀU TỐI
Hình ảnh thơ gần gũi và luôn vận động thể hiện một ý chí, nghị lực mãnh liệt vượt qua hoàn cảnh của một tâm hồn ung dung, thư thái, tự chủ và hoàn toàn tự do.
CHIỀU TỐI
Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi và đượm buồn. Nét hiện đại thể hiện ở sự tự do về tinh thần dù trong hoàn cảnh khó khăn của thi sĩ “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”.
CHIỀU TỐI
2. Bức tranh cuộc sống:
* Câu 3:
- Hình ảnh chân thực, sinh động về cô gái xay ngô:
+ Hướng người đọc từ không gian thiên nhiên sang không gian cuộc sống.
+ Hình ảnh cô gái toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh thể hiện tình cảm của Bác với con người lao động.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
Dịch:
“Cô em xóm núi xay ngô tối”
CHIỀU TỐI
Giữa núi rừng chiều tối, hình ảnh cô gái trong tư thế lao động bình dị, tràn đầy sức sống trở nên đáng quý, đáng trân trọng đưa lại cho người tù chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, tuy vất vả nhưng tự do.
CHIỀU TỐI
*Câu 4:
- Điệp vòng “ma bao túc” - “bao túc ma hoàn” từ câu 3 sang câu 4 tạo nên sự nối âm, nhịp nhàng như vừa diễn tả sự chăm chỉ của cô gái qua vòng quay không dứt của động tác xay ngô, vừa thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều sang tối.
“Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch:
“Xay hết, lò than đã rực hồng”
CHIỀU TỐI
- Chữ “hồng” - nhãn tự của toàn bài thơ:
+ Xua đi bóng tối và sự mệt nhọc, mang lại hơi ấm, ánh sáng và niềm vui cho cảnh và người.
+ Thể hiện tinh thần lạc quan với nghị lực phi thường luôn hướng đến sự sống, ánh sáng tương lai của Bác.
CHIỀU TỐI
Bức tranh mang đậm hơi thở cuộc sống. Ở đó ẩn chứa tình yêu của Bác đối với con người và cuộc đời đồng thời thể hiện khát vọng tự do, ý chí nghị lực phi thường của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Chất thép, chất tình hoà quyện trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng
CHIỀU TỐI
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, tinh tế; đồng thời thể hiện được ý chí nghị lực phi thường của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
CHIỀU TỐI
2. Nghệ thuật:
- Bài thơ tiêu biểu cho nét phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng nghệ thuật gợi tả, chấm phá.
CHIỀU TỐI
Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua bài thơ
«Chiều tối»?
- Học bài cũ.
- Soạn bài «Tràng giang».
CHIỀU TỐI
(HỒ CHÍ MINH)
CHIỀU TỐI
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc, là ánh sáng soi đường cho bao thế hệ Việt Nam.
CHIỀU TỐI
2. Tập thơ “Nhật kí trong tù”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- 8/1942, Hồ Chí Minh trên đường sang Trung Quốc đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- Tập thơ gồm 134 bài, viết bằng chữ Hán, được ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù).
Bút tích trang bìa và trang cuối tập “Nhật Kí Trong Tù”
CHIỀU TỐI
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- “Nhật kí trong tù” phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Là bức chân dung tự họa bằng thơ về con người và tinh thần của Hồ Chí Minh trong cảnh lao tù.
- Tác phẩm mang đậm màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại.
CHIỀU TỐI
3. Bài thơ “Chiều tối”
a. Xuất xứ:
Bài thơ số 31 của tập “Nhật kí trong tù” được gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
b. Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt
CHIỀU TỐI
Tuyến đường mà Hồ Chí Minh bị dẫn giải và những nhà tù đã từng giam cầm Người
CHIỀU TỐI
* Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm thảo luận trong 5 phút điền vào phiếu học tập
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
CHIỀU TỐI
1. Bức tranh thiên nhiên
*Câu 1
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
Dịch:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
- Câu thơ vừa gợi không gian vừa gợi ra ý niệm thời gian.
CHIỀU TỐI
- Hình ảnh cánh chim bay về rừng:
+ Dấu hiệu cho buổi chiều tà, cho sự nghỉ ngơi.
+ Cánh chim về tổ gợi sự đoàn tụ, sum vầy; có phần ẩn dụ cho nỗi nhớ quê hương, đất nước của người tù.
+ Báo hiệu rằng đã đến lúc mọi người cần phải được nghỉ ngơi, nhưng người chiến sĩ bị cầm tù vẫn phải cất bước trên đường đi.
CHIỀU TỐI
Hình tượng cánh chim không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận ở trạng thái bên trong (mỏi mệt) như chính thiên nhiên đang phản ánh trạng thái của người tù.
CHIỀU TỐI
*Câu 2
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch:
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
- Cần hiểu đúng nghĩa là “Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi qua lưng trời”.
- Gợi nhớ những hình ảnh trong thơ xưa của Thôi Hiệu, Lý Bạch mang bao nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không.
CHIỀU TỐI
- Chòm mây cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ trôi giữa không gian rộng lớn như chính tương lai của người tù nơi đất khách.
- Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thường của một nhà thơ – chiến sĩ.
CHIỀU TỐI
Hình ảnh thơ gần gũi và luôn vận động thể hiện một ý chí, nghị lực mãnh liệt vượt qua hoàn cảnh của một tâm hồn ung dung, thư thái, tự chủ và hoàn toàn tự do.
CHIỀU TỐI
Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi và đượm buồn. Nét hiện đại thể hiện ở sự tự do về tinh thần dù trong hoàn cảnh khó khăn của thi sĩ “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”.
CHIỀU TỐI
2. Bức tranh cuộc sống:
* Câu 3:
- Hình ảnh chân thực, sinh động về cô gái xay ngô:
+ Hướng người đọc từ không gian thiên nhiên sang không gian cuộc sống.
+ Hình ảnh cô gái toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh thể hiện tình cảm của Bác với con người lao động.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
Dịch:
“Cô em xóm núi xay ngô tối”
CHIỀU TỐI
Giữa núi rừng chiều tối, hình ảnh cô gái trong tư thế lao động bình dị, tràn đầy sức sống trở nên đáng quý, đáng trân trọng đưa lại cho người tù chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, tuy vất vả nhưng tự do.
CHIỀU TỐI
*Câu 4:
- Điệp vòng “ma bao túc” - “bao túc ma hoàn” từ câu 3 sang câu 4 tạo nên sự nối âm, nhịp nhàng như vừa diễn tả sự chăm chỉ của cô gái qua vòng quay không dứt của động tác xay ngô, vừa thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều sang tối.
“Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch:
“Xay hết, lò than đã rực hồng”
CHIỀU TỐI
- Chữ “hồng” - nhãn tự của toàn bài thơ:
+ Xua đi bóng tối và sự mệt nhọc, mang lại hơi ấm, ánh sáng và niềm vui cho cảnh và người.
+ Thể hiện tinh thần lạc quan với nghị lực phi thường luôn hướng đến sự sống, ánh sáng tương lai của Bác.
CHIỀU TỐI
Bức tranh mang đậm hơi thở cuộc sống. Ở đó ẩn chứa tình yêu của Bác đối với con người và cuộc đời đồng thời thể hiện khát vọng tự do, ý chí nghị lực phi thường của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Chất thép, chất tình hoà quyện trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng
CHIỀU TỐI
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, tinh tế; đồng thời thể hiện được ý chí nghị lực phi thường của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
CHIỀU TỐI
2. Nghệ thuật:
- Bài thơ tiêu biểu cho nét phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng nghệ thuật gợi tả, chấm phá.
CHIỀU TỐI
Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua bài thơ
«Chiều tối»?
- Học bài cũ.
- Soạn bài «Tràng giang».
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê quang thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)