Tuần 23. Chiều tối (Mộ)

Chia sẻ bởi trương thị lệ duyên | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23. Chiều tối (Mộ) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề nhật kí trong tù
Hồ Chí Minh
A Những kiến thức cơ bản
I Tập nhật kí trong tù:
1. Hoµn c¶nh ra ®êi cña NhËt ký trong tï.
- Ngµy 28- 1- 1941, sau 30 n¨m ho¹t ®éng t¹i nứ­íc ngoµi NguyÔn Ái Quèc trë vÒ l·nh ®¹o c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc.
- Ngµy 13-8- 1942 lªn ®ư­êng ®i Trung Quèc ®Ó tranh thñ sù viÖn trî cña thÕ giíi.
Ngày 27- 8- 1942, vừa tới xã Túc Vinh, thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây Nguời bị bọn Hưuơng cảnh Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là " Hán gian".
Chúng giam cầm và đày đoạ Nguười rất dã man trong mưuời ba tháng, giải qua giải lại gần mưuời tám nhà giam của muười ba huyện
Trong sự chờ đợi ngày đuược trả tự do và giam cầm đày ải, Ngưuời đã ghi lại cảm xúc của mình bằng thơ duưới dạng Nhật kí gọi là " Ngục trung Nhật kí".

- Tập thơ gồm 134 bài thơ thì 126 bài thơ làm theo thể tứ tuyệt của thơ Duờng, 8 bài theo thể thơ khác.

- Tập thơ dịch sang tiếng Việt in năm 1960, dịch và in ra nhiều nuước khác trên thế giới.
2. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
a Giá trị nội dung:


Em hãy chỉ ra giá trị nội dung cơ bản của tập
" Nhật ký trong tù " ?
a.1. Bức tranh nhà tù và một phần của xã hội Trung Hoa dân quốc.

- Nhật kí trong tù là những ghi chép về những điều tai nghe mắt thấy trong nhà tù và trên đuường chuyển lao. Nhờ thế tác phẩm tái hiện bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc Dân Đảng Trung Quốc 1942- 1943.
- Đánh bạc là phạm pháp nhuưng bọn chúng thì đánh bạc công khai trong nhà tù; Cấm tù nhân hút thuốc nhung chúng hút tự do; Đày ải tù nhân đến chết. Bọn chúng còn bắt tù nhân phải nộp tiền đèn, phải chia nhau nưuớc sử dụng, thay nhau đưua chân vào cùm.
- Bọn quan lại các cấp vi phạm pháp luật, bắt nguười không cần tra xét thậm chí bắt cả cháu nhỏ tuổi phải vào nhà lao
a2, Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh.
Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong tập thơ ?
- Đó là một tấm guương nghị lực phi thuường, một bản lĩnh vĩ đại không gì có thể lung lạc đuược.
- Đó là một con nguười vưuợt lên mọi đau đớn về thể xác, với phong thái ung dung tự tại trong mọi tình huống.
- Một tâm hồn yêu nuước thiết tha và khao khát tự do, thực chất là khao khát chiến đấu.
- Một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt và nhọn sắc, một mặt rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên và dễ xúc động trưuớc những cảnh ngộ thương tâm của con nguười. Bác luôn phát hiện ra những mâu thuẫn hài hưuớc của một chế độ xã hội thối nát, tạo nên tiếng cuười đầy trí tuệ.
* Nhuưng bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu thưuơng bao la đối với nhân loại cần lao đó là tấm lòng nhân đạo đạt đến mức độ quên mình.
b, giá trị nghệ thuật
Tinh thần thép kiên cuường đi với một chất thơ trữ tình đằm thắm. ( chất chiến sĩ lồng trong hình tưuợng thi sĩ).
Ch?t c? di?n k?t h?p ch?t hi?n d?i.
* Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn và hiện thực, tả thực và trữ tình. Trào lộng, đùa vui nhẹ nhàng, tự trào hóm hỉnh, mỉa mai chua chát, châm biếm sắc xảo, đả kích quyết liệt
Thể loại : Hầu hết viết theo thể tứ tuyệt cổ điển có truường hợp sử dụng lối tập cổ.
Bài thơ Mộ
I Kiến thức cơ bản:
1 Hoàn cảnh xuất xứ , vị trí:
“Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”
Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
2. Nội dung:
Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên.
- Tâm thế và điểm nhìn:
+ Tâm thế của người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, thời khắc chiều tối dễ gây cảm giác mệt mỏi, chán chường  hướng về thiên nhiên.
+ Điểm nhìn: Mặt đất  bầu trời (cánh chim, chòm mây)
- Nghệ thuật chấm phá theo bút pháp cổ điển:
+ Lấy cái nhỏ bé của cánh chim, chòm mây để nhân lên cái rộng lớn bao la của bầu trời.
+ Lấy sự chuyển động của đám mây để làm tăng thêm cái cảm giác vắng lặng của miền sơn cước
+ Không tả màu sắc, âm thanh  cảnh chiều tối âm u, vắng vẻ, hiu quạnh
- Hình ảnh cánh chim  về rừng:
+ Trong thơ ca cổ điển  mang ý nghĩa biểu tượng buổi chiều tà
+ Mang ý nghĩa không gian, thời gian
+ Gợi sự tương đồng giữa cánh chim mỏi và hình ảnh người tù

- Hình ảnh chòm mây:
+ Cô độc, lẻ loi, trôi chậm chạp,…
+ Gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu
 Gợi không gian mênh mông như vô tận, thời gian nhưng ngừng trôi
Hình ảnh cánh chim, chòm mây gợi bức tranh chiều tối nơi núi rừng đẹp, mang màu săc cổ điển nhưng buồn, vắng lặng, nhuốm sắc thái tâm trạng
Cảm xúc tâm trạng:
+ Tâm hồn ung dung, thư thái
+ Cảnh nhuốm săc thái tâm trạng mệt mỏi, cô đơn, lẻ loi
+ Gửi gắm niềm mong ước sum họp của con người đang phải lênh đênh nơi đất khách quê người
 Cảm nhận được ý chí, nghị lực, phong thái ung dung, tự chủ, với một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của người chiến sĩ cách mạng (tinh thần hiện đại )
b) Hai câu cuối: Bức tranh đời sống
Bút pháp nghệ thuật tả thực sinh động  hình ảnh dân dã, đời thường.
 Chủ yếu là bút pháp gợi chứ không miêu tả nên có tính chất cô đọng, hàm súc
Bức tranh đời sống hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, giản dị và quen thuộc
+ Cô gái: Trẻ trung, khỏe mạnh, sống động với công việc giản dị
+ Con người cần mẫn, chăm chỉ, miệt mài lao động
+ Cô gái nổi bật như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên  lấn át không gian mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo
- Cảm xúc, tâm trạng của Bác:
+ Gợi lên tâm hồn người tù chút hơi ấm của sự sống, niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị
+ Bác quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống  tình thương yêu, sự quan tâm với người lao động nghèo
+ Cô gái, bếp lửa gợi cảnh gia đình  ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc, xa đất nước quê hương.
- Thời gian chuyển dần từ chiều sang tối nhờ điệp vòng ở cuối câu 3 “ma bao túc” và đầu câu 4 “Bao túc ma hoàn”  “lô dĩ hồng” tức là trời đã tối và lò than rực lên
- Hình ảnh “lò than rực hồng”:
+ Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường gọi là “con mắt thơ” (thi nhã): bừng lên sức sống, xua tan cảm giác lạnh lẽo, âm u chốn núi rừng lúc chiều tối
+ Hình ảnh đó mang lại thần sắc cho toàn cảnh  làm bừng lên sức sống, niềm vui, xua tan mệt mỏi, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho người tù
-
III. Tổng Kết
Nội Dung:
- Bức tranh cảnh chiều tối đẹp nhưng vắng lặng, mang săc thái tâm trạng
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
Nghệ thuật
Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại
Ngôn ngữ linh hoạt và sáng tạo, vừa gợi tả vừa gợi cảm, biện pháp điệp vòng,…
B. Luyện đề
Đề 1 : Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Hướng dẫn gợi ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác tập thơ NKTT
- Giới thiệu bài thơ Chiều tối
II. Thân bài: Phân tích bài thơ

1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều nơi miền sơn cước
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh cánh chim mỏi mệt đang tìm về chốn ngủ:
+ Là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ
Chim bay về núi tối rồi ( Ca dao)
 
Chim hôm thoi thót về rừng
Đoá trà my đã ngậm trăng nửa vành
( Nguyễn Du - Truyện Kiều)
+ Nét mới: Hình ảnh cánh chim đang tìm về tổ, tìm về hơi ấm của sự đoàn tụ, khác với hình ảnh cánh chim lạc loài, bơ vơ trong thơ cổ.
- Hình ảnh chòm mây cô lẻ trôi lững lờ...-> Gợi nhớ đến hình ảnh “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” trong thơ Nguyễn Khuyến. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.Song nét mới là hình ảnh ấy được cảm nhận bởi một nhà thơ đang trong hoàn cảnh tù đày, xiềng xích nhưng tư thế luôn ngẩng cao đầu, vượt lên hoàn cảnh để đón nhận cảnh sắc thiên nhiên.
=> Hai câu thơ đầu, chỉ bằng vài nét vẽ chấm phá nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vào buổi chiều miền sơn cước. Ẩn chứa sau bức tranh âý là tình yêu thiên nhiên vô hạn và phong thái ung dung tự tại của HCM.

2. Hai câu thơ sau: Bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân vùng núi
 
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng
- Hình tượng trung tâm: người thiếu nữ đang lao động mang nét đẹp tươi trẻ, khoẻ khắn, bình dị => điều này khác lạ với thơ xưa, vì thơ xưa thường lấy những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp cao sang, quý phái, mẫu mực mang tính ước lệ tượng trưng. Bác đã đưa hình ảnh người lao động vào trong thơ. --> hiện đại.
- Bức tranh thiên nhiên hiu quạnh phía trên đã chuyển mình thành bức tranh sự sống => Sự gắn bó với cuộc sống và những con người lao động bình dị của Bác => hiện đại.
- Bút pháp: láy âm, vắt dòng (mới lạ so với cổ thi) -> vòng quay của cối xay ngô -> câu thơ có sự vận động: "ma bao túc/ bao túc ma" -> sự vận động tự nó đã toát lên sự sống qua nhịp điệu xay ngô. -> giàu chất tạo hình.
- Hình ảnh “ lò than rực hồng”: Là hình ảnh làm rực sáng cả bài thơ
+ Báo hiệu thời gian chuyển dần sang tối
+ Gợi sự ấm áp, xua tan giá lạnh của núi rừng
+ Thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của nhà thơ
- Khi vừa xay xong thì lò than rực hồng -> không có chữ tối viết ra trong câu thơ ta vẫn nhận ra trời đang tối, bởi trời tối thì ánh sáng của lò than mới rực sáng ánh lửa hồng => Bút pháp lấy sáng tả tối của thơ xưa (vd: ngõ tối đêm sâu đóm lập loè của Nguyễn Khuyến trong "Thu ẩm").



Tuy nhiên trong thơ xưa ánh sáng trong bóng tối thể hiện sự leo lét, yếu ớt; Trong thơ Bác, ánh sáng lại là hội tụ, kết tinh sự sống của toàn bài khi trời vừa chọt tối, ánh sáng trở thành điểm nhấn, điểm nổi bật giữa bóng tối. => hiện đại (điều này cũng thể hiện sự hoà quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện đại). => Và đây cũng chính là "thi nhãn" của toàn bài thơ.

Câu thơ trên thể hiện sự vận động trong thơ Bác (trong khi thơ xưa chỉ ghi nhận sự tĩnh tại, những điều đã sẵn có, là kết quả cuối cùng của một quá trình vận động nay đã dừng lại) -> tính hiện đại. Sự vận động từ tối -> sáng, lạnh lẽo -> ấm áp, buồn -> vui.
Ánh sáng hồng ấy bừng lên hắt vào làm tôn lên vẻ đẹp khoẻ khoắn của cô gái lao động. Ánh sáng làm dậy lên niềm yêu đời, lạc quan dù trong hoàn cảnh khốc liệt => tinh thần thép.

= >Hai câu thơ cuối bằng nét vẽ khoẻ khoắn, hiện đại thể hiện niềm tin yêu cuộc sống của HCM.
* Nghệ thuật: - Tính cổ điển:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từ ngữ cô đọng, hàm súc
+ Thủ pháp NT lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối, điệp liên hoàn..
+ Hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ
- Tinh thần hiện đại:
+ Cách thể hiện hình ảnh mới
+ Tư thế, phong thái, tinh thần của HCM vượt lên hoàn cảnh.
+ Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai

III. Kết bài:
- Đánh giá chung về bài thơ: Bài thơ vừa mang đậm tính cổ điển và tinh thần hiện đại
- Khẳng định tài năng nghệ thuật và tình cảm của nhà thơ đối với TN, cuộc đời, con người.
 


Đề 2: Chất cổ điển và tinh thần thời đại trong bài thơ Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh).


I.Mở bài
-Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Chiều tối được Hồ Chí Minh viết trên đường chuyển lao. Bài thơ được làm lúc chiều tối - thời điểm ngày đã tàn, Bác đã trải qua cả một ngày dài trên con đường đày ải, cơ cực trăm bề.
-Bài thơ được viết với những cảm xúc chân thực được gợi lên từ những cảnh, những người mà Bác đã gặp, đã thấy. Bài thơ chỉ có bốn câu ngắn gọn, giản dị nhưng rất tiêu biểu cho vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại của Nhật kí trong tù.
II.Thân bài

1.Chất cổ điển:
Chất cổ điển trong bài thơ Chiều tối thể hiện ở những phương diện sau:
+ Bức tranh chiều tối với những nét vẽ chấm phá, giàu sức gợi ở hai câu thơ đầu (cánh chim mỏi, đám mây lẻ loi) gợi lên một cảnh chiều nơi núi rừng tĩnh lặng, trầm buồn.
Một cánh chim bé nhỏ gọi về không gian chiều như những buổi chiều đã từng đi về trong thơ cổ (thơ Nguyễn Du, thơ Bà Huyện Thanh Quan,...). Và cảnh ấy như ẩn chứa một nét tâm trạng của nhân vật trữ tình (cũng mỏi mệt, đơn côi nơi xứ người), đủ gợi cho ta niềm đồng cảm với một con người gặp bước gian lao.
+ Thủ pháp miêu tả không gian, thời gian trong hai câu thơ sau: lấy ánh sáng để diễn tả bóng tối, lấy nhịp quay của chiếc cối xay ngô dưới bàn tay của người thiếu nữ để diễn tả vòng quay của thời gian. Câu thơ hàm súc, lời ít ý nhiều và dồi dào sức gợi.
2.Tinh thần thời đại:

+ Tinh thần thời đại thể hiện ở sự vận động của cảm hứng thơ: Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác u buồn, cô đơn khi cảm nhận cảnh chiều đồng thời có cảm giác rằng nỗi buồn, nỗi cô đơn sẽ càng trĩu nặng khi màn đêm buông xuống mà người tù thì vẫn mỏi mệt trên bước đường gian lao. Nhưng thật bất ngờ khi ở hai câu cuối, người tù lại hướng tâm tư, cảm xúc của mình đến ánh lửa hồng và gương mặt của người thiếu nữ sơn cước đang xay ngô bên bếp lửa. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lò than rực hồng - điểm sáng nổi bật giữa màn đêm, điểm sáng ấm áp của sự sống, cũng là nguồn sáng của tình đời, tình người và vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động,...
+ Tinh thần thời đại còn thể hiện ở sự vận động của tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ: Bài thơ mở ra với những hình ảnh và cảm hứng mang đậm chất cổ điển về một bức tranh chiều tĩnh lặng và u buồn, nhưng mạch thơ lại có sự chuyển đổi thật khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng, niềm vui. Đó chính là sự thể hiện tinh thần lạc quan và tấm lòng nhân ái của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.
III. Kết bài

-Đánh giá chung: Với vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại, bài thơ Chiều tối đã đưa ta đến với những nỗi niềm, những tâm tư rất chân thật của một con người nhưng hơn hết là một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim bao la và một sức mạnh tinh thần lớn lao luôn nhìn ra vẻ đẹp khoẻ khoắn, đầy sức sống của cuộc sống, con người. Trong cảnh lao tù, Hồ Chí Minh đã thực sự là con người tự do.
-Cảm nhận riêng của cá nhân về vẻ đẹp của bài thơ.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trương thị lệ duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)