Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Đặng Thị Huy Lam | Ngày 10/05/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tràng giang

Huy Cận
I. Gi?i thi?u
Tác giả
Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới và gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại
2.Phong cách thơ Huy Cận
- Trước Cách mạng, thơ Huy Cận thấm đẫm một nỗi buồn. Nhà thơ thường khắc hoạ những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa
Tràng giang tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận. Tác phẩm để lại trong lòng người đọc về một nỗi buồn đìu hiu, xa vắng, trải dài vô tận theo không gian và thời gian.

- Sau Cách mạng, Huy Cận sáng tác dồi dào & có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hoà điệu giữa con người và xã hội.

Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Câu thơ đầu nhắc lại tựa đề, điệp vần ang tạo nên âm điệu trầm buồn cho cả bài.Hai câu đầu gợi xúc cảm và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian ( tràng giang) và thời gian (điệp điệp)
Hình ảnh con thuyền lênh đênh,
thả nước xuôi dòng gợi lên một nôĩ
buồn chia li, xa cách.
Hai câu sau: một cành củi đơn độc
gợi sự nổi trôi,bấp bênh, vô định
Khổ thơ 1: Nghệ thuật vừa mang tính cổ điển vừa mang tính hiện đại.
Cổ điển: Nghệ thuật đối của thơ Đường vận dụng linh hoạt, đối ý + từ láy=> gợi âm hưởng cổ kính
Hiện đại: thi liệu : thuyền xuôi mái, củi một cành khô mang tính chân thực đời thường
=> Gợi lên nỗi buồn trùng điệp về kiếp người nhỏ bé, vô định trong xã hội cũ.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Khổ thơ 2:
Từ láy lơ thơ, điù hiu=> buồn bã, quạnh vắng
Một chút âm thanh của c/s con ngừơi cũng không có=> vắng lặng, cô tịch
Sâu chót vót=> không gian mở ra mênh mông, sâu thẳm cả chiều rộng lẫn chiều cao
Không gian càng cao, càng rộng, càng dài=> càng quạnh vắng, cô tịch, nỗi buồn thấm đẫm cả không gian ba chiều. Vũ trụ rộng lớn, nỗi buồn càng vô tận, con người trở nên “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”
( HThanh)
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Khổ thơ 3: Sự cô quạnh được tác giả đặc tả bằng chính những cái không tồn tại
Bèo trôi dạt, không cầu, không đò ngang, chỉ có bờ xanh nối bãi vàng. Những dấu hiệu gần gũi, thân tình nhất của cuộc sống đều không có. Cả bốn câu thơ đều buồn, một câu một cảnh vật nhưng tất cả đều gợi nên sự trôi nổi, mông lung, vô định, không dấu vết con người. Nỗi buồn không chỉ vì sông nước mênh mông mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn tha thiết nhớ cuộc sống con người.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Thiên nhiên buồn nhưng tráng lệ và hùng vĩ. Một cánh chim bay liêng tuy gợi chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé, mông lung quá.

Nghệ thuật đối lập: vũ trụ bao la, hùng vĩ/ cánh chim bé nhỏ=> cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng hơn và nỗi buồn càng thêm da diết trong thương nhớ
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà


Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Thôi Hiệu
Hai câu cuối
Tác giả lấy lại ý thơ Thôi Hiệu- mang đậm chất cổ điển của Đường thi nhưng cũng rất hiện đại.
Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà nhớ quê hương, Huy cận không có cái gợi nhớ mà lòng vẫn dợn dợn nhớ quê nhà. => Nỗi nhớ da diết, thường trực và cháy bỏng của một tâm trạng “đứng giữa quê hương mà thấy vắng quê hương”. Cái tôi nội cảm, không cần mượn ngoại cảnh mà vẫn biểu hiện được nỗi buồn, vì thế nó hiện đại hơn.
Nghệ thuật:
Nhịp điệu 2/2/3 hoặc 2/ 5; 4/3 .thơ thất ngôn cổ điển, sử dụng nhiều từ láy, thủ pháp tương phản: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/lớn lao, không/có => âm điệu trầm lắng, âm hưởng triên miên một nỗi buồn.
Kết hợp hài hoà chất cổ điển và hiện đại, bài thơ
mang vẻ đẹp đơn sơ mà tinh tế.
Chất cổ kính, đậm ý vị Đường thi với hình ảnh
ước lệ: tràng giang, thuyền, nước, trời rộng, sông dài, bến cô liêu, chim liệng, hoàng hôn
Chất hiện đại: hình ảnh chân thực mang tính đời thường: bèo dạt, củi một cành khô, bờ xanh, bãi vàng
Nội dung
Qua bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ, đậm chất Đường thi, Huy Cận bộc lộ nỗi sầu buồn trước thiên nhiên mênh mang, rộng lớn - nỗi buồn của người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền.

Phân tích đoạn văn sau:


Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
Nghệ thuật bác bỏ của Ghec-xen
Nội dung: bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: ích kỉ, bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Cách bác bỏ: dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp, kết hợp so sánh với hình ảnh sinh động
( mảnh vườn rào kín, đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng)
. Diễn đạt: Từ ngữ giản dị, gợi hình, phối hợp câu kể & câu tả, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ khiến đoạn văn sinh động, có sức thuyết phục
Nghệ thuật bác bỏ trong Chiếu cầu hiền:
Nội dung: Vua Quang Trung bác bỏ thái độ dè dặt, e ngại của những hiền tài không chịu ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp.
Cách bác bỏ: Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn của sự nghiệp chung, nôĩ lo lắng và lòng mong đợi hiền tài của nhà vua. Đồng thời khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài để động viên bậc hiền tài ra giúp nước.
Diễn đạt: Từ ngữ trang trọng , giọng điệu chân thành, khiêm tốn.
Sử dụng câu kể, câu hỏi tu từ, dùng lí lẽ kết hợp hình ảnh so sánh.
=> đoạn văn vừa bác bỏ thái độ e ngại, vừa khuyến khích, thuyết phục bậc hiền tài ra giúp nước.
Hãy bác bỏ một trong hai quan niệm sau:
Muốn học giỏi văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
Muốn giỏi văn không cần đọc nhiều sách, không cần thuộc nhiều thơ văn, chỉ luyện về tư duy, cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Huy Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)