Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Nguyễn Lan Anh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tràng giang
( Huy Cận)
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả Huy Cận ( 1919- 2005):
- Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một trong những nhà thơ mới nổi tiếng với tập thơ Lửa thiêng , Vũ trụ ca, kinh cầu tự.Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý.
- Sau Cách mạng, ông là một trong những người giữ nhiều trọng trách quan trọng trong nền văn hoá – văn học dân tộc.
=>Thơ ông gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân với những cảm xúc mới dồi dào, khoẻ khoắn,có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Chân dung của Huy Cận theo thời gian
Chân dung của Huy Cận theo thời gian
Chân dung của Huy Cận theo thời gian
Vợ chồng Huy Cận
Vợ chồng Huy Cận và bạn Xuân Diệu
Huy Cận - Xuân Diệu và các bạn thơ
Đôi bạn thơ: Huy Cận – Xuân Diệu
- Xuất xứ: In trong tập Lửa thiêng
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Một buổi chiều mùa thu năm 1939, HC đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những kiếp người vô định, trôi nổi → sáng tác bài thơ
2/ Bài thơ:
II. Đọc hiểu văn bản:

1.Nhan đề và lời đề từ:
Nhan đề:
- Tràng giang: sông dài
+ Âm Hán Việt mang sắc thái cổ kính, trang trọng
+ Vần “ang” gợi âm hưởng dài rộng, lan tỏa
-> Sông không chỉ dài mà còn rộng lớn, mênh mông
b. Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Thâu tóm:
+ Tình: bâng khuâng, thương nhớ
+ Cảnh: trời rộng, sông dài
- Nét nhạc chủ âm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ
Tràng giang
( Huy Cận)
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả Huy Cận
2/ Bài thơ
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Nhan đề và lời đề từ
2. Khổ 1:
- Sóng gợn: những con sóng nối nhau đến vô tận
- Buồn điệp điệp: nỗi buồn chồng chất, triền miên không dứt
-> sóng gợn trong lòng người
- Thuyền – nước song song: tách rời, không gắn bó gợi sự chia lìa
- Thuyền về >< nước lại: thuyền nước nghịch chiều nhau gợi sự xa cách

- Sầu trăm ngả: Nỗi sầu lớn lan toả khắp đất trời
- “Củi một cành khô” dật dờ trôi trên “mấy dòng” nước: đảo ngữ + hình ảnh thơ mới mẻ
→ Gợi sự trôi nổi, nhỏ bé bấp bênh, vô định của kiếp người
 Không gian sông nước mênh mang, bất tận mang nỗi buồn xa cách, chia lìa

3. Khổ 2:


- Câu 1, 2:
+ Từ láy: lơ thơ, đìu hiu + đảo ngữ: gợi sự ít ỏi, lẻ loi, quạnh vắng
+“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”: Âm thanh nghe xa vắng, mơ hồ, mông lung
→ làm tăng không gian tĩnh lặng
- Câu 3, 4: Không gian mở rộng đa chiều, được nối bằng các động từ, tính từ đầy sáng tạo: xuống, lên, sâu, dài, rộng
+ “Sâu chót vót”: cách viết sáng tạo, mới mẻ gợi cảm giác thăm thẳm, hun hút, vô cùng vô tận của không gian

+ Đối lập:
sông dài, trời rộng >< bến cô liêu






Không gian mênh mông, rộng lớn
Hình ảnh bến đò vắng vẻ, nhỏ bé, trơ trọi
 Sự nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ tột cùng của con người trước vũ trụ vô biên, vắng lặng, hiu hắt
4. Khổ 3:
- Bèo dạt về đâu: gợi liên tưởng đến sự lênh đênh, trôi nổi của kiếp người
- Cầu
Gợi sự kết nối, giao hòa
– Đò
→Không Cầu

Không có sự kết nối, giao hòa,không có hoạt động của sự sống
Đò
- Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng: chỉ có thiên nhiên (bờ sông xanh) tiếp nối thiên nhiên (bãi cát vàng) buồn bã, hiu quạnh
 Thiên nhiên quạnh hiu, mênh mông không có dấu hiệu của sự giao hòa, gắn bó của cuộc sống con người
5. Khổ 4:
- Câu 1: lớp lớp mây trắng chồng xếp lên nhau tạo thành búi bạc
→ thiên nhiên hùng vĩ, cao rộng
- Câu 2: cánh chim nhỏ bé, lạc lõng báo hiệu buổi chiều đến
→ Hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển
+ Hình ảnh bầu trời >< cánh chim: tăng cái mênh mông, cô quạnh
- Dợn dợn: từ láy độc đáo diễn tả cảm giác nhớ quê trào dâng
- Không khói – vẫn nhớ nhà: đặc tả nỗi nhớ quê tha thiết không cần tác động của ngoại cảnh
 Khổ thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm nhưng kín đáo
III. Chủ đề: Bài thơ bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn của tác giả trước cảnh sông nước mênh mang, ẩn sau đó là tình yêu giang sơn tổ quốc.
IV. Tổng kết
- Giọng thơ mang phong vị đường thi sâu lắng, những rung cảm tinh vi và sáng tạo hiện đại.
- Nỗi buồn bao trùm bài thơ là nỗi buồn thời đại, nỗi buồn thế hệ.
IV. Củng cố
1/ Sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại của bài thơ ( tổ 1, 2).

2/ Cách cảm nhận về không gian- thời gian trong bài thơ có điểm gì đáng chú ý? ( tổ 3, 4).
* Câu 1
* Câu 2
Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý :
+Không gian đa chiều: dài - rộng-sâu –cao;
+Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)