Tuần 22. Tràng giang
Chia sẻ bởi Trươnng Bảo Duy |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tràng giang
Huy Cận
Tiết 80: Đọc văn
I. Khái quát về tác giả tác phẩm.
Hãy cho biết phần tiểu dẫn trình
bày mấy nội dung đó là
những nội dung nào?
- Có 3 nội dung:
Tác giả Huy Cận
Khái quát về sự nghiệp
thơ văn của HC
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
bài thơ Tràng giang
1. Tác giả.
* Cuộc đời.
- Họ tên đầy đủ: Cù Huy Cận ( 1919 – 2005 )
- Xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân .
- Là nhà văn sớm giác ngộ và đi theo cách mạng
Nêu khái quát
về cuộc đời tác giả Huy Cận?
- Quê quán: Làng Ân Phú – Hương Sơn- Hà Tĩnh (Nay là huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh)
Chân dung của Huy Cận theo thời gian
* Tác phẩm tiêu biểu.
- Trước cách mạng: Lửa thiêng (1940), vũ trụ ca (1942)…
- Sau cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), đất nở hoa (1960), chiến trường gần chiến trường xa (1973).
Tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận trước
và sau cách mạng tháng 8 ?
- Hàm xúc, giàu suy tư triết lí
- Hiện đại mà vẫn giàu màu sắc cổ điển.
=> Là gương mặt tiêu biểu của thơ ca VN hiện đại.
Đặc điểm thơ Huy Cận ?
* Đặc điểm thơ Huy Cận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ : Rút trong tập thơ “Lửa thiêng” (1940)
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm1939, khi Huy Cận còn là sinh viên trường Cao đẳng Canh nông.
- cảm hứng: từ cảnh bờ bãi và sóng nước sông Hồng (bến Chèm)
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
3. Đọc diễn cảm :
Giọng nhẹ nhàng, ung dung, thư thái, hơi chậm. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3; 2/2; 2/3 .
TRÀNG GIANG
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lòng quê dợn dợn vời con nước
4. Thể thơ và bố cục :
- Thể thơ thất ngôn : 4 khổ/ bài. Mỗi khổ có 4 câu
Có thể xem 4 khổ thơ là 4 phần của bài thơ ?
+ Khổ 1 : Cảnh sóng gợn, thuyền trôi và nỗi buồn điệp điệp.
+ Khổ 2 : Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát.
+ Khổ 3 : Cảnh bèo trôi , cảnh bãi bờ .
+ Khổ 4 : Cảnh mây trời, sông nước gợi nỗi nhớ nhà.
1. Nhan đề.
“Tràng giang”: Là một từ ghép Hán việt
“Tràng giang” nghĩa là con sông dài, sông lớn. Nhan đề gợi sự mênh mông vô tận.
Em hiểu như thế nào về
nhan đề bài thơ?
II. Đọc hiẻu chi tiết
2.Lời đề từ.
Nêu ý nghĩa lời đề từ?
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Mở ra không gian mênh mông, hoang vắng.
Mở ra cảm xúc của toàn bài thơ: mênh mang, u hoài, khó định hướng.
Thâu tóm toàn bộ tư tưởng, ý đồ nghệ thuật tác phẩm.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
a/ Khổ 1:
3. Phân tích
Khổ 1 vẽ nên những hình ảnh gì?
Các hình ảnh ấy có điểm gì chung?
- Sóng gợn: sóng nhỏ lăn tăn gợn lên vì gió nhẹ.
- Buồn điệp điệp: Nỗi buồn triền miên trải dài theo con sóng-> Cách dùng từ sáng tạo để hình ảnh hoá một nỗi buồn lãng mạn.
Phảng phất tứ thơ cổ điển
=> Gợi cảm giác chia lìa.
-
Thuyền xuôi mái-> Gợi liên tưởng về một thân phận nhỏ bé cô đơn không hòa mình được vào dòng đời.
Nước song song-> Nước nghịch chiều với thuyền, không hề gắn bó với thuyền v à cùng thuyền dâng Sầu trăm ngả
Cành củi khô
Lạc mấy dòng
Chất liệu hiện thực
Trôi nổi, vô định
Thân phận, kiếp người nhỏ bé, mong manh bơ vơ, lạc loài (Vẻ hiện đại)
Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Nghệ thuật tiểu đối sử dụng trong
câu 3, 4 có tác dụng gì?
Là sự đối lập giữa:
+ Ýt và nhiều
+ Cái nhỏ bé bình dị với cái mênh mông.
=> Gợi nỗi buồn sâu sắc về sự chia lìa, cảm giác bơ vơ lạc lõng
=> Điểm chung: tả cảnh sông nước tràng giang bao la vô định và rời rạc, qua đó bộc lộ nỗi buồn sầu- nỗi sầu không gian .
b/ Khổ 2
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Hình ảnh “cồn, gió” xuất hiện khiến
bức tranh tràng giang trở nên thế nào?
Hình ảnh: cồn nhỏ, gió đìu hiu -> càng làm tăng sự lạnh lẽo, trống vắng của không gian
Nhận xét về âm thanh trong
khổ thơ?
Âm thanh: vãn chợ chiều
Là âm thanh giả định (đâu) : Tác giả mơ ước có một âm thanh gợi niềm thân mật, gợi tình người cho dù đó là tiếng chợ chiều đã vãn. Âm thanh đó không có, sự câm nín của không gian càng rợn ngợp.
Câu 3,4
Nắng xuống / trời lên sâu chót vót;
Sông dài / trời rộng / bến cô liêu.
+ Không gian đột ngột được mở rộng và đẩy cao.
+ Con người cảm nhận thấm thía cái nhỏ bé của mình trước vũ trụ.
Hai câu thơ đầy chất tạo hình (hiện đại- mới mẻ)
Nêu cảm nhận khi đọc câu thơ 3,4?
=> khổ thơ ghi lại cảnh đất, trời, dòng sông mênh mông, đẹp nhưng vắng lặng, cô liêu, đượm buồn. Con người trở nên bé nhỏ, rợn ngợp trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn và cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian.
c/ Khổ 3:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
- Hình ảnh: “Bèo dạt – về đâu”
Cảnh vật đựoc miêu tả có gì đáng
chú ý? Chúng mang ý nghĩa gì?
+ Là hình ảnh có thực
+ câu hỏi “dạt về đâu” gợi liên tưởng về con người muốn hòa nhập vào cộng đồng để giải tỏa cô đơn, nhưng thất vọng .
+ Đò ngang, cầu: bị phủ định bởi từ “không”
Nhấn mạnh không có phương tiện giúp người qua sông, không
có kiện điều để con người gần gũi nhau
+ Bờ xanh, bãi vàng: là dấu hiệu của sự sống nhưng ở bên kia bờ, không thể sang được (không đò, không cầu)
- Tâm trạng buồn trước cảnh vật mênh mông trống vắng, Khao khát được giao cảm hoà hợp-> Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện kín đáo.
Tâm trạng nhà thơ bộc lộ
qua bức tranh phong cảnh?
d/ Khổ 4:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
- Hình ảnh: mây, trời, cánh chim
Hình ảnh mây trời, cánh chim
gợi điều gì?
+ Bầu tròi cao với những lớp mây trắng mang một vẻ đẹp hùng vĩ
+ Cánh chim nhỏ nghiêng cánh đổ hoàng hôn xuống Tràng giang đối lập với bầu trời hùng vĩ cao rộng tôn thêm vẻ đẹp của cả hai.
=> Những hình ảnh đậm màu sắc cổ điiển nhưng cũng rất mới mẻ hiện đại.
- Hai câu cuối:
Liên hệ với ý thơ của Thôi Hiệu,
thơ Huy Cận có nét độc đáo gì?
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Lí do gợi nhớ
Không có lí do của Thôi Hiệu.
So sánh với thơ THÔI HiỆU
Có lí do tỏa ra từ cõi lòng.
Nỗi nhớ của một hồn buồn cơ hồ không biết đến ngoại cảnh
Nỗi nhớ thường trực, da diết khôn nguôi.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Huy Cận cho rằng”Lúc ấy ông buồn hơn Thôi Hiệu xưa” vì Thôi Hiệu thì phải có khói sóng ; còn Huy Cận thì chẳng cần có chút “yên ba ”nào cũng đã nhớ nhà.
=> Ý thơ có sự kế thừa phong vị thơ Đường nhưng vẫn mang nét riêng của Huy Cận.
Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này?.
Tại sao Huy Cận lại có
tâm trạng như vậy?
- Nguyên nhân nỗi buồn:
+ Là nỗi buồn phổ biến mang tính chất thời đại trong thơ ca lãng mạn trước cách mạng tháng 8.
+ Là tâm trạng của một người có ý thức, nhiệt huyết với đời, yêu nước.
=> Tình yêu quê hương đất nước
III/ Tổng kết và luyện tập
1. GHI NHỚ ( SGK).
2. Hướng dẫn LUYỆN TẬP:
a/ Sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại của bài thơ ( tổ 1+ 2).
b/ Cách cảm nhận về không gian- thời gian trong bài thơ có điểm gì đáng chú ý? ( tổ 3+ 4).
* Câu 1
* Câu 2
Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý :
+ Không gian đa chiều: dài - rộng- sâu -cao.
+ Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
BàI TậP Về NHà
Xuân Diệu: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó, dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”.
Sóng Hồng (nhà thơ, nhà cách mạng): “Mỗi lần vượt sông Hồng tôi lại nhớ đến bài Tràng giang”
B»ng hiÓu biÕt cña m×nh vÒ bµi th¬ Trµng giang, em h·y gi¶i thÝch v× sao c¸c t¸c gi¶ l¹i ph¸t biÓu nh vËy?
Củng cố- dặn dò.
- Qua bài thơ thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên có màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại gần gũi.
- Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn mênh mang trước vũ trụ rộng lớn, tâm trạng cô đơn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước.
* Dặn dò
+ Học thuộc bài thơ
+ Phát biểu suy nghĩ cách hiểu, cách đánh giá về bài thơ. Hoàn thiện các bài tập.
+ Soạn bài: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trươnng Bảo Duy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)