Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô và các em học sinh
Kính chào quý thầy cô và các em học sinh
Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1: Trong đoạn thơ 2 (Vội vàng), Xuân Diệu quan niệm như thế nào về thời gian? Qua đó tác giả bộc lộ tâm trạng gì?
Trả lời:
Theo Xuân Diệu thời gian vận động không ngừng, trôi qua nhanh. Đó là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước
sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
Câu hỏi 2: Đọc thuộc đoạn cuối bài thơ “Vội vàng”. Và cho biết quan niệm sống của tác giả qua bài thơ?

Trả lời:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiếu hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cỏ cây và cỏ rạng.
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
- Quan niệm sống của tác giả qua bài thơ vội vàng: sống
mạnh mẽ sống hết mình,quý trọng từng phút giây của cuộc
đời nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Đọc văn.Tiết: 82
Tuần dạy: 23

TRÀNG GIANG
Huy Cận
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Huy Cận (1919 - 2005)
a) Cuộc đời :
- Huy Cận (1919 - 2005)
- Tên khai sinh: Cù Huy Cận
- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
- Năm 1939, ra Hà Nội học trường cao đẳng Canh nông.
- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, được bầu vào ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau CMT8 giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não, thấm đượm một nỗi buồn
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
Dựa vào phần tiểu dẫn Sgk/28, em hãy nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận?
b) Các tác phẩm tiêu biểu:
- Trước CM: tập “Lửa thiêng” (1939), Kinh cầu tự (1942), “Vũ trụ ca”(1940-1942)…
- Sau CMT8: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963), …
-> Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996).
2) Tác phẩm
a) Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác:
- In trong tập “Lửa thiêng”
- Viết vào mùa thu 1939, cảm xúc được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
b) Thể thơ: Thất ngôn.


Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?.
Thảo luận nhóm: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm
thảo luận và hoàn thành câu hỏi? (thời gian 3 phút).

Nhóm 1: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ ?
Nhóm 2: Em hiểu thế nào về lời đề từ của bài thơ?
Nhóm 3: Cảm nhận của em về 2 câu thơ: 1- 2 trong bài “Tràng giang”?
Nhóm 4: Em cảm nhận thế nào về 2 câu thơ: 3 - 4 trong bài “Tràng giang”?
II. Đọc – hiểu văn bản.
Gợi ý:
Nhóm 1: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ “Tràng giang”?
- Tại sao tác giả không dùng “sông dài” mà lại dùng “Tràng Giang”?
Tại sao không dùng “trường giang” mà lại dùng “Tràng giang”?

Nhóm 2: Em hiểu thế nào về lời đề từ của bài thơ?
Cảnh và tình được thể hiện như thế nào trong câu đề từ?
Đề từ đó có mối liên hệ gì với nội dung của bài thơ?
Nhóm 3: Cảm nhận của em về 2 câu thơ: 1- 2 trong bài “tràng giang”?
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh sóng, thuyền trong hai câu thơ đầu?
Hai câu thơ này sử dụng nghệ thuật gì? nêu tác dụng?

Nhóm 4: Em cảm nhận thế nào về 2 câu thơ: 3 - 4 trong bài “tràng giang”?
Tại sao nói bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ 3 gợi lên sự mênh mông vắng lặng, sự chia lìa?
- Hai câu thơ 3- 4 sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
II. Đọc – hiểu văn bản.

Nhan đề: “Tràng giang
1. Nhan đề và lời đề từ:

- Tràng: dài
- Giang: sông
Sông dài
- Tràng giang” là một từ Hán Việt, gợi sắc thái cổ xưa, cổ kính, trang trọng và tao nhã.
- Âm “ang” là âm tiết mở. Âm tiết có độ vang, được điệp lại hai lần gợi cảm giác dòng sông như càng dài hơn, rộng lớn hơn trong tâm trí người đọc.
Nhóm 1: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ “Tràng giang”?
- Tại sao tác giả không dùng “sông dài” mà lại dùng “Tràng Giang”?
Tại sao không dùng “trường giang” mà lại dùng “Tràng giang”?
b. Lời đề từ:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Cảnh: trời rộng, sông dài: không gian mênh mông, rộng lớn. Mang tầm vũ trụ.
Tình: bâng khuâng (xao xuyến, ngỡ ngàng, luyến tiếc); nhớ (hoài niệm).
 Cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là nỗi buồn, tâm trạng khắc khoải trước vũ trụ bao la bát ngát.
Nhóm 2: Em hiểu thế nào về lời đề từ của bài thơ?
Cảnh và tình được thể hiện như thế nào trong câu đề từ?
Đề từ đó có mối liên hệ gì với nội dung của bài thơ?
2/ Khổ 1: Nỗi buồn mênh mông, xa vắng:
a) Câu thơ 1-2:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
- Hình ảnh “sóng gợn” + từ láy “điệp điệp” => những vòng sóng nhấp nhô nối tiếp nhau trải dài đến vô tận.

Sóng gợn tràng giang  sóng nước
- 2 lớp sóng:
Buồn điệp điệp  sóng lòng
Một dòng sông tâm trạng. Gợi nỗi buồn triền miên không dứt trong lòng người.
Lời tâm sự của Huy Cận: “nhìn dòng sông gợn từng những lớp sóng, tôi cũng thấy những nỗi buồn của mình như trải dài ra như những lớp sóng”.
Nhóm 3: Cảm nhận của em về 2 câu thơ: 1- 2 trong bài “Tràng giang”?
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh sóng, thuyền trong hai câu thơ đầu?
- Hai câu thơ này sử dụng nghệ thuật gì? nêu tác dụng?
Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái”
Con thuyền sông nước.
Con thuyền
Con thuyền cuộc đời.
 gợi sự trôi nổi, phó mặc.
Nghệ thuật:
+ đối : Dòng sông >< con thuyền
Buồn điệp điệp >< nước song song.
+ Đặt điệp từ ở cuối câu thơ  câu thơ như dài ra  không gian sông nước mênh mông, bất tận  nỗi buồn của thi nhân cứ kéo dài ra.
b) Câu thơ 3 - 4
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Nhóm 4: Em cảm nhận thế nào về câu thơ: 3 - 4 trong bài “Tràng giang”?
Tại sao nói bức tranh thiên nhiên trong câu thơ 3:
+ Gợi lên sự mênh mông, vắng lặng?
+ Gợi lên sự chia lìa?
- Câu thơ 4 sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 3: “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”


.
Gợi lên sự mênh mông vắng lặng.
Hình ảnh “thuyền về/nước lại” vận động trái chiều.
Gợi lên sự chia li: nước ngược thuyền xuôi, để lại mối sầu trăm ngả lan tỏa khắp đất trời.
Câu 4: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Cảnh gợi lên sự nhỏ bé, bơ vơ.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập, tương phản:
củi một cành khô >< mấy dòng nước ngược xuôi
+ Đảo ngữ: “củi một cành khô” (một cành củi khô)
 Nhấn mạnh sự vật nhỏ bé, bơ vơ,
Biểu tượng về kiếp người nhỏ bé không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời ngược xuôi, vô định.
Có người nói: nếu dòng trường giang là một dòng đời thì cành củi khô là thân phận con người
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
=> Khổ thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa hiện đại
?
- Mang đậm màu sắc cổ điển (3 câu thơ đầu):
+ Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền xuôi mái” mang vẻ đẹp tĩnh lặng, nhẹ nhàng thường thấy trong thơ cổ.
+ Sử dụng bút pháp gợi, không miêu tả  thơ cổ.
Mang vẻ đẹp hiện đại (câu thơ thứ 4):
+ Hình ảnh “củi một cành khô”: mộc mạc, bình dị gần gũi, ít gặp trong thơ cổ.

=> Nỗi buồn mênh mang, xa vắng của cái tôi bé nhỏ
cô đơn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
Củng cố

Câu hỏi 1:
Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tràng giang”?
Trả lời:
- “Tràng giang” là một từ Hán Việt, gợi sắc thái cổ xưa, cổ kính, trang trọng và tao nhã.
- Âm “ang” gợi cảm giác dòng sông như càng mênh mang hơn, rộng lớn hơn.
Câu hỏi 2:
Cảm xúc chủ đạo của khổ thơ thứ nhất là gì?
Trả lời:
Cảm xúc chủ đạo của khổ thơ thứ nhất là:
Nỗi buồn mênh mông, xa vắng của cái tôi bé nhỏ cô đơn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.

Hướng dẫn học tập
Đối với tiết học này:
+ Ý nghĩa nhan đề, lời đề từ của bài thơ “Tràng giang”.
+ Phân tích lại khổ thơ 1.
Đối với tiết học sau:
+ Tiếp tục soạn khổ các khổ thơ còn lại (2,3,4) bài “Tràng giang”
Đọc khổ thơ 2, sang khổ thơ thứ 2 bức tranh “tràng giang” được bổ sung thêm một vài hình ảnh, đó là những hình ảnh nào? Nhằm mục đích gì?
Đọc khổ thơ 3, ở khổ thơ này, bức tranh “tràng giang” được bổ sung thêm một vài hình ảnh, đó là những hình ảnh nào? Nhằm mục đích gì?
Đọc khổ thơ 4 và cho biết cảnh vật và cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ có gì đặc biệt?
+ Làm bài tập 2,3,4,5 trong sgk/30( phần hướng dẫn học bài).
Cảm ơn thầy cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)