Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi nguyễn thị kim hương | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tràng giang
(Huy Cận)
Tiết 80
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả (1919 - 2005):
+ Huy cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não.
+ Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
Chân dung Huy Cận theo thời gian
2. Bài thơ
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Rút từ tập Lửa thiêng (1939)
+ Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước.
Nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần gũi, nửa như xa vời quạnh hiu.
Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá!
Tràng Giang sóng gợn mênh mông
Thuyền trôi xuôi mái, nước song song buồn
    Rêu trôi luồng lại nối luồng
Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xa.
Tôi dừng ở quãng bến Chèm (bây giờ là chân cầu Thăng Long) và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:
    
Nhưng đạp xe về nhà (ở số 40 Hàng Than) ... tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm, bắt được ngay hai câu đầu:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
               
               
Tôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là Chiều trên sông...
Rồi tôi viết tiếp câu thứ 3 không khó, nhưng đến câu thứ 4 thì thôi sao?
Một chiếc bèo đơn lạc giữa dòng...
Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng...
Củi một cành trôi lạc mấy dòng...
Củi một cành khô lạc mấy dòng
II. Đọc - hiểu văn bản
Bố cục:
Có thể xem 4 khổ thơ là 4 phần của bài thơ:
+ Khổ 1 : Cảnh sóng gợn, thuyền trôi và nỗi buồn điệp điệp.
+ Khổ 2 : Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát.
+ Khổ 3 : Cảnh bèo trôi, cảnh bãi bờ .
+ Khổ 4 : Cảnh mây trời, sông nước gợi nỗi nhớ nhà.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhan đề và câu đề từ
+ Tràng : dài
+ giang : sông
+ Láy âm “ang”
* Nhan đề : (Trường Giang)
+ Gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển, vừa thân mật.
+ Láy âm “ang” gợi âm hưởng lan toả, ngân vang trong lòng người đọc về 1 con sông dài, rộng, mênh mông, bát ngát.
 Định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hoà, cổ điển
Câu thơ đề từ :
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

2. Khổ thơ 1
* Nghệ thuật
+ Từ láy: Điệp điệp, song song
 Cách xắp xếp các điệp từ cuối dòng thơ, tạo cảm giác các câu thơ nối nhau, không thể dứt mạch như dòng sông triền miên trôi chảy.
* Nội dung:
+ Không gian: con sông Hồng
+ Hình ảnh: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, nước song song, cành củi khô lạc dòng.
+ Điểm nhìn: Trên bờ  dòng sông
+ Tâm trạng con người: Buồn, cô đơn
2. Khổ thơ 1
* Kết luận:
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ tư mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
3. Khổ thơ 2
* Nghệ thuật:
+ Từ láy: đìu hiu
+ Cụm tính từ độc đáo: sâu chót vót
+ Nghệ thuật đối: lên- xuống
 Diễn tả cảm giác mênh mông, thăm thẳm của đất trời của đất trời. Không gian được mở rộng hết chiều đối cực.
* Nội dung
+ Hình ảnh: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, bến vắng, trời sâu hơn...
+ Âm thanh: Vọng lại trong tâm tưởng.
 Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh hơn với những chi tiết mới. nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn , mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
4. Khổ thơ 3:
*Nghệ thuật :
+ Điệp từ: không
+ Sử dụng nhiều thanh bằng trong câu thơ thứ 2
 Như phủ nhận đấu hiệu của sự sống con người. Tạo âm điệu trầm buồn.
*Nội dung
+ Hình ảnh: Bèo nối nhau trôi dạt trên sông, bờ xanh, bãi vàng...
Bức tranh Tràng giang tiếp tục được hoàn thiện .Cảnh có thêm màu sắc nhưng càng gợi cảm giác buồn hơn, chia lìa hơn.
4. Khổ thơ 3
*Kết luận:
5. Khổ thơ 4:
* Nghệ thuật:
+ Từ láy: dợn dợn
+ Bút pháp tả cảnh có tính chất ước lệ
 Tạo cảm xúc sông nước rợn ngợp tâm hồn con người…
* Nội dung
+ Hình ảnh: Mây đùn, núi cao, cánh chim nghiêng, bóng chiều sa.
+ Cảm xúc của con người: Nỗi nhớ quê hương tha thiết.
*Kết luận
+ Hai câu đầu là bức tranh phong cảnh kỳ vỹ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; đồng thời măng đậm dấu ấn của tác giả.
+ Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy cận.
III. Tổng kết
1.Nội dung
2. Nghệ thuật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị kim hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)