Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Mai Hoàng Phúc | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Nhà thơ
Huy Cận

Tiểu sử:
Tên khai sinh: Cù Huy Cận
21/5/1919 – 19/2/2005
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông.
Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.
Từng tham gia Tự lực Văn Đoàn cùng Huy Cận.
Ông từng làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sỹ viện Hàn Lâm thơ thế giới.
B. Con người:
Huy Cận nói và viết tiếng Pháp
rất giỏi, hiểu biết rộng về thơ đường,
đọc nhiều sách phật.
Thơ đối với Huy Cận là phương tiện màu nhiệm để giao cảm với đất trời, với lòng người, là chiếc võng tâm tình giữa tâm hồn mình với bao tâm hồn khác.
Tâm hồn nhà thơ lúc nào cũng khao khát thoát khỏi không gian chật chội tù túng của xã hội đương thời và cũng để trở về cuội nguồn thiên nhiên, cội nguồn dân tộc.
Huy Cận yêu thiết tha tiếng nói dân tộc và luôn luôn có ý thức về nguồn mạch thơ ca mà mình tận hưởng.
Ông am hiểu nhiều nền văn minh, văn hoá và tiếp nhận nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng cái gốc hồn thơ Huy Cận là ngọn nguồn văn hoá dân tộc Việt Nam.
Huy Cận tha thiết gắn bó với thiên nhiên đất nước Việt Nam, tâm hồn ông vươn lên những khoảng rộng xa vũ trụ nhưng tấm lòng nặng trĩu với đời.
C. Đời tư:
Huy Cận có 2 người vợ.
Vợ đầu là bà Ngô Xuân Như,
em gái của nhà thơ Xuân Diệu.
Con trai của ông là Cù Huy Hà Vũ.



Huy Cận và Xuân Diệu là
những người bạn tri kỷ
Từ phải sang trái:
Nguyễn Huy Tưởng,
Huy Cận,
Xuân Diệu,
Thôi Hữu,
Nguyễn Đình Thi
(tại Hội nghị Văn hóa cứu quốc lần thứ nhất, tháng 11/1946)
D. Sự nghiệp văn học:
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 và trở thành một tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới.
Sau năm 1940, thơ Huy Cận càng có khuynh hướng siêu thoát vào vũ trụ vời xa tìm đến miền thanh cao, trong sạch.
Sau Cách Mạng Tháng Tám - nhất là từ 1958 - hồn thơ Huy Cận được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và lao động xây dựng của nhân dân, trở nên dồi dào, tràn đầy lạc quan.
Thơ Huy Cận kết hợp hài hoà giữa hai nền văn hoá Đông - Tây, vừa có sức sống mạnh mẽ của truyền thống vừa mang hơi thở của thời đại.
- Thơ ông có ngọn nguồn chính từ dân tộc và tinh thần chủ đạo trong dòng thơ đó vẫn là tinh thần yêu nước, một đặc điểm nổi bật nhất, một truyền thống quý báu nhất của văn học Việt Nam.
*** Các tác phẩm tiêu biểu:
Trời mỗi ngày lại sáng (1958),
Đất nở hoa (1960),
Bài thơ cuộc đời (1963),
Hai bàn tay em (1967),
Những năm sáu mươi (1968),
Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973),
Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975),…
Tràng Giang
Bâng khuâng trời rộng nhớ song dài
H.C

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)
Hoàn cảnh sáng tác
Bố cục

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
+câu thơ nhắc lại tựa đề “tràng giang”
+cách điệp vần “ang”
Tạo nên dư âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu, tạo nên âm hưởng chung cho cả bài thơ
Gợi lên hình ảnh một con sông không chỉ dài mà còn rộng
Sự vô biên mở ra về chiều rộng

“Con thuyền xuôi mái nước song song”
+ từ láy “điệp điệp”, “song song”
Gợi âm hưởng cổ kính
Sức mạnh của câu thơ trên không phải là ở nghệ thuật miêu tả mà ở nghệ thuật khơi xúc cảm và ấn tượng về nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

- Hình ảnh đối: hữu hạn >< vô hạn
thuyền, củi >< dòng tràng giang
Sáng tạo, chỉ đối ý, đối hình mà vần thơ vẫn cân xứng, hài hòa

“sâu trăm ngả” : nỗi buồn lan rộng
“cành củi khô” : vừa mang vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng
cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng song mênh mông sóng nước gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định


Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu.
Thời gian : ?

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”

Từ láy ”lơ thơ”,”đìu hiu”
Cồn >< Sông nước
sự buồn bã, quạnh vắng,cơ đơn giữa trời nước bao la rộng lớn

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

“đâu” : có hay không có tiếng chợ chiều đã vãn
Ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn ở một làng xa cũng không còn, thiếu vắng âm thanh con người
Câu thơ gợi nên một nỗi buồn, tất cả đều vắng lặng, cô tịch với cảnh trời nước mênh mông.
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót”
sự vô biên được mở ra về chiều cao

“Sông dài trời rộng bến cô liêu ”
Sự vô biên được mở ra về chiều sâu (chiều sâu hút mắt của tầm nhìn ngang)
Câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc

Từ “sâu”: gợi nên ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng
Từ láy“chót vót” : khắc học được chiều cao dường như vô tận
=> Càng rộng, càng sâu, càng cao cảnh vật càng thêm vắng lặng, cô liêu. Bức tranh dường như chỉ có sự ngự trị tuyệt đối của một thiên nhiên cô sơ lạnh lẽo.


Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
“bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”
hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển
trôi nổi, vô định, bấp bênh của kiếp người
nỗi buồn càng được khắc sâu

"hàng nối hàng“: Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn.

“mênh mông không một chuyến đò ngang”
thiếu vắng phương tiện giao lưu

“chuyến đò ngang”: phương tiện kết nối giữa 2 bờ dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm.
sông đã dài ra lại thêm mênh mông.

Cấu trúc phủ định “không … không”
- thiên nhiên mênh mông, không chút bóng dáng con người
cô đơn bao trùm, vây kín.

“lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng “
- cảnh vật lạnh lẽo, cô đon chỉ còn bờ xanh bãi vàng bầu bạn cùng nhau
nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng ,song dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Thời gian: hòang hôn - gắn liền với nỗi nhớ cố hương:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Bút pháp chấm phá: Những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc.
Được lấy cảm hứng từ một tứ thơ Đường của Đỗ Phủ: “ Mặt đất mây đung cửa ải xa”.

Đùn: mây như chuyển động, có nội lực.

Dấu hai chấm: gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi.
Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển: “cánh chim” và “hoàng hôn”

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

“dợn dợn”: từ láy sáng tạo của Huy Cận.
nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn, nỗi nhớ quê hương, khi đang đứng giữa quê hương nhưng quê hương không còn, đó là nỗi niềm chung của những nhà thơ mới – đau xót trước cảnh mất nước.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hoàng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)