Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Phạm Văn Tính | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRÀNG GIANG
Huy Cận
Cảm nhận được cái sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh cũng như lòng yêu quê hương đất nước của nhà thơ

Nhận ra được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong bài thơ mới
Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên vừa giản dị lại vừa tinh tế
Bài học này sẽ giúp các em
1. Tác giả: (1919 - 2005)
- Tên khai sinh: Cù Huy Cận
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Quê quán: Hương Sơn - Hà Tĩnh
- Huy Cận sớm giác ngộ Cách mạng và liên tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
I. Tìm hiểu chung
Theo em, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Huy Cận có những điểm nào đáng chú ý?
- Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, triết lý.
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Là nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học Pháp.
- Trước Cách mạng, ông nổi tiếng với tập “Lửa thiêng” (1937 - 1940)
- Sau Cách mạng, thơ ông đổi mới với nhiều tập thơ:
 Đất nở hoa (1960)
 Những năm sáu mươi (1968)
 Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
 Bài thơ cuộc đời (1963)
- Xuất xứ: rút từ tập thơ “Lửa thiêng” (1937 - 1940)
- Hoàn cảnh sáng tác:
2. Tác phẩm:
Bài thơ được viết vào chiều thu năm 1939, được gợi tứ từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước
Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tràng giang”?
- Bố cục: 4 phần.
+ Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa, vắng.
+ Khổ 2: Bức tranh vô biên của tràng giang.
+ Khổ 4: Nỗi buồn nhớ quê hương.
+ Khổ 3: Niềm khát khao cuộc sống.
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Theo em, vì sao tác giả đổi nhan đề bài thơ từ “Chiều trên sông” thành “Tràng giang”? Phân tích ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”?
Em hiểu thế nào về câu thơ đề từ: “Buâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?
- Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái” cùng với từ láy “song song” gợi lên sự trôi nổi, vô định
- Hình ảnh “Sóng gợn” cùng với từ láy “điệp điệp” gợi lên những vòng sóng liên tiếp xô nhau đến tận chân trời.
- Không gian: Cảnh sông nước mênh mông, bất tận. Cảnh và tình cứ đăng đối nhau, song song cùng biểu hiện
1. Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa, vắng
II. Đọc - hiểu văn bản:
Em hãy cho biết không gian nào được hiện lên qua 4 câu thơ đầu?
Trong khổ thơ này, nhà thơ đã dùng những hình ảnh/ chi tiết nào để miêu tả bức tranh thiên nhiên? Ý nghĩa của những hình ảnh/ chi tiết đó là gì?
- Hình ảnh đối lập “thuyền về”, “nước lại” gợi lên sự chia ly, xa cách, “sầu” dâng trăm ngã.
Bằng bút pháp cổ điển, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thắm đượm nỗi sầu của một thi nhân
Bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại được nhà thơ sử dụng ở những chi tiết nào trong khổ thơ thứ nhất? Nêu dẫn chứng cụ thể
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
- “Củi khô”: chỉ những vật tầm thường, nhỏ bé, không có sức sống.
- “Một cành”: là tính từ chỉ số ít.
- “Lạc”: chỉ sự trôi nổi, không cố định.
=> Bằng bút pháp hiện đại kết hợp với biện pháp đảo ngữ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” gây ấn tượng mạnh. Vì một cành củi khô lạc mấy dòng vừa tự nhiên vừa hàm ý sâu, đồng thời thể hiện sự độc đáo, một sự sáng tạo trong cách viết của nhà thơ
Bằng bút pháp cổ điển kết hợp với bút pháp hiện đại nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sông nước thắm đượm nỗi sầu kín của người thanh niên yêu nước.
- “Cồn nhỏ” lơ thơ và đìu hiu gợi nên sự hiu hắt, buồn bả, cô đơn.
- “Làng xa” đã vãn chợ chiều gợi sự vắng lặng, cô tịch, không có sự sống.
- “Nắng xuống”; “trời lên” và “sông dài”; “trời rộng” có giá trị tạo hình, không gian như được mở rộng và con người trở nên thật nhỏ bé.
- “Bến cô liêu” gợi sự hoang vắng, rợn ngợp.
2. Khổ 2: Bức tranh vô biên của tràng giang
Trong khổ thơ thứ 2, hình ảnh thiên thiên hiện lên qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó là gì?
=> Không gian buồn vắng. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển, ẩn chứa nỗi buồn của thi nhân.
- Nghệ thuật:
+ Từ láy:
“Lơ thơ” gợi tả sự hắt hiu, thê thảm
“Đìu hiu” gợi lên sự cô đơn lạnh vắng hiu hắt, không một âm thanh, tiếng động.
+ Nghệ thuật đối lập: giữa con người với vũ trụ.
Để thể hiện tâm trạng của mình thông qua bức tranh thiên nhiên, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Không có.
=> Không gian vắng lặng, cô tịch, âm thanh sự sống con người rất xa vắng, mơ hồ.
Ở đâu?
Từ “đâu” có hai cách hiểu
Theo em, từ “đâu” trong câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể hiểu theo những nghĩa nào?
“ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
- “Sâu”: gợi ấn tượng về sự thăm thẳm, hun hút đến không cùng.
- “Chót vót”: khắc họa chiều cao dường như vô tận.
=> Câu 3 - 4 không gian 3 chiều được mở ra bằng nghệ thuật tương phản “xuống, lên, dài, rộng, sâu”, qua đó gợi nên sự rợn ngợp của con người giữa đất trời sâu rộng.
Em có suy nghĩ gì về câu thơ “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”?
Cảnh vật khiến con người trở nên bé nhỏ, có phần bị rợn ngợp trước vũ trụ và không thể không thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”
Câu1. Từ những gì đã phân tích, em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ nhất?
Cũng cố
Câu 2. Từ những gì đã phân tích, em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ hai?
Câu 1.
- Nội dung: Khổ thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa mang vẻ đẹp hiện đại thể hiện bức tranh nhiên nhiên thắm đượm nỗi buồn đìu hiu của người thanh niên yêu nước.
“Buồn điệp điệp/ Nước song song”
B T T / T B B
+ Vẻ đẹp cổ điển: hình ảnh thơ, cấu trúc đăng đối giữa các câu thơ:
“Thuyền về/ Nước lại”
B B/ T T
“Sầu trăm ngã/ Lạc mấy dòng”
B B T / T T B
- Hiện đại ở hình ảnh hiện thực đến chi tiết: “củi một cành khô…”


Câu 2:
- Nội dung: Khổ thơ miêu tả bức tranh vô biên của tràng giang, ẩn sâu trong đó là sự “lạc loài” của người thi sĩ bất lực trước thời cuộc.
- Nghệ thuật: Từ láy, biện pháp đối lập
- Nghệ thuật: Từ láy, đối lập, đảo ngữ, ẩn dụ.
Cảm ơn các em
đã theo dõi !!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Tính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)