Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Tạ Quang HIển | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:





TRÀNG GIANG
( Huy Cận)

I. TIỂU DẪN:
1. Tác giả:
- Tên khai sinh: Cù Huy Cận.
- Quê: Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Năm 1939, ông ra Hà Nội học Cao đẳng Canh nông.
1942, tham gia mặt trận Việt Minh.
- Trước Cách mạng, Huy Cận là nhà thơ mới tiêu biểu với hồn thơ cô đơn, ảo não.
- Sau Cách mạng, ông trở thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông dạt dào niềm vui của cuộc sống mới.

- Những tác phẩm chính:
+ Trước CMT 8 : Lửa Thiêng , Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.
+ Sau CMT 8 : Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Chiến trường gần …
- Đặc điểm thơ Huy Cận:
+ Luôn thấm đẫm một nỗi buồn, nỗi cô đơn.
+ Thơ Huy Cận hàm súc và giàu chất suy tưởng, triết lí.

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:
- Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa thiêng.
-Cảm xúc được gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.

b. Ý nghĩa câu thơ đề từ: “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Câu đề từ gợi hồn tác phẩm:
+ “Bâng khuâng”: gợi nỗi buồn (với những cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau)
+ “Trời rộng sông dài”: Cảnh vũ trụ bao la, bát ngát.
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Nỗi buồn, nhớ thương đan xen vào nhau trước cảnh sông dài, trời rộng.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
VĂN BẢN
TRÀNG GIANG
Huy Cận
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
- Hình ảnh “sóng gợn” => những vòng sóng liên tiếp nối nhau, xô đuổi nhau đến tận chân trời.
- Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái” trên dòng sông.
=> Thể hiện nỗi buồn triền miên theo theo thời gian và không gian.
- Từ láy: song song, điệp điệp gợi âm hưởng cổ kính, mang dáng dấp Đường thi.
1. Nỗi buồn mênh mang vô định: ( Khổ 1)
- Hình ảnh hiện đại: “Củi một cành khô”
- Hình ảnh thơ rất mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức biểu hiện.
=> Một cành củi khô trôi trên sóng nước tràng giang gợi lên cảm giác về sự nhỏ bé, lạc loài, vô định của kiếp người.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Không gian “cồn nhỏ” hoang sơ, vắng lặng (lơ thơ, đìu hiu).
- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy vắng chút hơi người
2. Nỗi buồn cô đơn, hiu quạnh: ( khổ 2)
- Hình ảnh: Trời sâu chót vót -> cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, kháng đãng hơn

Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu
Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng cô đơn

=> Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng bay bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xóa nhòa không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
- Hình ảnh “bèo dạt” một lần nữa tô đậm sự lênh đênh, vô định ở khổ thơ đầu.
- Một loạt phủ định
“không một chuyến đò ngang”
“không cầu”
=> Cảnh vật không có sự giao hoà, không có sự thân mật, ấm cúng giữa con người với con người mà chỉ có thiên nhiên với thiên nhiên vắng lặng, hoang sơ.
Đoạn thơ ẩn chứa nỗi sầu nhân thế
3.Nỗi buồn bơ vơ, lạc loài: (khổ 3)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cách nhỏ : bóng chiều xa.
Lòng quê dợn dợn vừi non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà,
Bức tranh thiên nhiên tuy buồn nhưng hùng vĩ, tráng lệ.
4. Nỗi nhớ quê hương: ( khổ 4)
Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim…
->Vẽ lên bước tranh chiều tà hùng vĩ, êm ả thơ mộng
- Hình ảnh “ chim nghiên cánh” gợi buổi chiều và tô đậm nỗi buồn cô đơn.
=> Nghệ thuật đối lập:
Bầu trời bao la, hùng vĩ
Cánh chim nhỏ bé, đơn độc
Nhấn mạnh nỗi cô đơn trong lòng người.
 Đoạn thơ thể nỗi buồn con người như hòa vào nỗi bơ vơ của thiên nhiên hoang vắng. Niềm thiết tha với tạo vật, với cuộc sống con người cũng chính là niềm thiết tha với quê hương đất nước.
The end.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Quang HIển
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)