Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Cầm Thị Đào | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:



Nhận định nào sau đây không đúng với nhà thơ Xuân Diệu?
Là thi sĩ có tâm hồn trẻ trung, rạo rực với những đam mê, thèm khát
Nhạy bén với những cảm giác về thời gian
Là người trút lòng yêu giữa cuộc đời trần thế
Là nhà thơ mang "nỗi sầu vạn kỉ"
Kiểm tra bài cũ
D
Đôi bạn thơ Huy Cận & Xuân Diệu
Đọc văn- Tiết 82
Tràng Giang
Huy Cận
GV: CầM THị ĐàO
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Cù Huy Cận quê Hương Sơn, Hà Tĩnh
Sớm tham gia hoạt động cách mạng, giữ nhiều trọng trách trong chính quyền
Huy Cận chịu ba nguồn ảnh hưởng: thơ tượng trưng Pháp, Đường thi và thơ ca dân tộc
Sự nghiệp: Lửa thiêng (1937-1940), Kinh cầu tự (1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hạt lại gieo (1984)..
Phong cách: hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm!



Sáng tác vào mùa thu năm 1939
Gợi hứng từ sông Hồng mênh mang sóng nước
2. Tác phẩm:
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Tìm hiểu nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề: Tràng giang
+ Hiệp vần "ang": dư âm vang- xa, trầm lắng, mênh mang
+ Tràng giang = Trường giang + Đại giang
-> ấn tượng về một con sông lớn mang tính phổ quát
- Lời đề từ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
+ Trời rộng, sông dài: không gian mênh mông, vô biên
+ Bâng khuâng, nhớ: tâm trạng buồn, cô đơn
* Đối diện với cái vô cùng vô tận của không gian, cái vô thuỷ vô chung của thời gian, con người cảm nhận một cách thấm thía nỗi cô đơn, sự nhỏ nhoi của chính mình, thấy mình bơ vơ, lạc lõng. Đó chính là cảm xúc chủ đạo của thi nhân.
2. Khổ thơ đầu
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Khung cảnh Tràng giang được mở ra ở bề rộng và vươn theo chiều dài. Không gian mở ra tới đâu nỗi buồn, nỗi sầu cũng lan toả tới đó.
Hình ảnh củi một cành khô: một quá khứ đau thương, một hiện tại bơ vơ và một tương lai mịt mờ chìm nổi

Tràng giang
Củi một
cành khô
Dòng thời gian, dòng đời
Kiếp người nhỏ bé,
cô đơn, bơ vơ
3. Khổ thứ hai
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Câu thơ trong bản dịch thơ Chinh phụ ngâm:
Non kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió nổi đìu hiu mấy gò

Câu thơ giàu giá trị tạo hình:
+ Cấu trúc đăng đối: nắng xuống/ trời lên
+ Kết hợp từ: sâu chót vót
+ Động từ vận động ngược hướng: lên/ xuống
=> Tạo ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp. Câu thơ đã cực tả cái vô biên của tràng giang. Giữa sông dài trời rộng, giữa cái mênh mông của đất trời bến tất phải cô liêu đi và thi nhân cũng không khỏi cảm thấy lẻ loi- hồn bơ vơ không biết tựa vào đâu
4. Khổ thứ ba
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Huy Cận tô đậm cảm giác mênh mang hiu quạnh bằng cách tập trung diễn tả sự thiếu vắng sự sống, sự hoang vắng, trơ trọi trong không gian. Không đò, không cầu, không thấy biểu hiện của sự sống, chỉ thấy bèo dạt mây trôi, chỉ bờ bãi triền miên lặng lẽ. Cảnh vật cô liêu, quạnh quẽ và hoang vắng đến tuyệt đối
5. Khổ thơ cuối
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Thiên nhiên: mây cao đùn núi bạc
thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ phảng phất buồn
Hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Cánh chim ấy dường như bị bóng chiều đè nặng đến nỗi phải nghiêng cánh
Nhìn cánh chim nhỏ bay nghiêng mà cảm thấy bóng chiều sa
Màu sắc cổ điển hiện rõ ở các hình ảnh: Mây, núi, cánh chim, bóng chiều....
=> Cánh chim lẻ loi cô độc bay nghiêng trong ánh hoàng hôn đã trở thành tín hiệu thẩm mỹ trong thơ cổ điển. Tuy nhiên, trong khổ thơ của Huy Cận cánh chim còn là biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi cô độc trước cuộc đời ảm đạm.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Hai câu kết đưa người đọc trở về với một tứ thơ Đường của Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
=> Tuy cách xa nhau hàng nghìn năm hai nhà thơ đều có cảm giác buồn nhớ quê khi đứng trước cảnh chiều tà trên sông nước. Huy Cận đã đưa khói hoàng hôn và nỗi sầu xa xứ từ trong Đường thi cổ điển vào "Tràng giang" để gợi ra nhiều liên tưởng làm cho ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm nặng và câu thơ thêm phần cổ kính
III. Tổng kết
1. Nội dung:
Đi suốt bài thơ là nỗi buồn triền miên vô tận, chính là nỗi buồn của cả thế hệ Huy Cận, cả dân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt trước Cách mạng
Bài thơ đã cực tả cái tôi thơ mới đầy bơ vơ, bé nhỏ, lạc lõng trước cái mênh mông vô biên của đất trời và chất nặng nỗi sầu nhân thế, sầu vũ trụ.
Cổ kính, trang nghiêm đậm chất Đường thi nhưng Tràng giang vẫn là một bài thơ mới tiêu biểu cho hồn thơ Việt và "dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc"
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn trang nghiêm cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hoà. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/vô hạn, nhỏ bé/lớn lao, không/ có.Đặc biệt là cách sử dụng từ láy đầy hiệu quả thẩm mĩ. Có thể nói, Tràng giang có sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
2. Nghệ thuật:

Củng cố
Dòng nào dưới đây nêu không sát nội dung cảm xúc của bài thơ Tràng giang được gửi gắm qua lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
A. Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời
B. Nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian
C. Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên
D. Cảm giác lạc lõng, bơ vơ giữa không gian.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cầm Thị Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)