Tuần 22. Tràng giang
Chia sẻ bởi ngô sỹ hiệp |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tràng Giang
Huy Cận
Ngô Sỹ Hiệp
Chân dung nhà thơ Huy Cận
1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
a) Tác giả Huy Cận
Tên khai sinh là Cù Huy Cận (1919 - 2005). Huy Cận sinh ra ở Hà Tĩnh
Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới
Trước cách mạng, Huy Cận từng tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh từ năm 1942 và đã có nhiều đóng góp cho cách mạng.
Sau cách mạng, Huy Cận làm Bộ trưởng bộ Canh Nông khi đó ông mới 26 tuổi và từ đó ông giữ nhiều chức vụ trong chính phủ.
Ông được nhà nước phong tặng giải thýởng Hồ Chí Minh vàp đợt I năm 1996.
Tháng 6 – 2001 ông được bầu làm Viện Sĩ “Viện hàn lâm Thõ Thế giới”
Ngày 23 – 2- 2005 Ông được nhà nước truy tặng Huân chương sao vàng
1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
b) Tác phẩm
+ Trước cách mạng
Lửa thiêng(1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940- 1942)
+ Sau cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng(1958), Đất nở hoa(1960), Bài thơ cuộc đời (1963)…
→Thơ Huy Cận hàm súc, giàu triết lý. Là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền thi ca hiện đại Việt Nam.
c. Bài thơ Tràng giang
Bài thơ Tràng Giang được Huy Cận sáng tác vào năm 1939 và được in trong tập thơ Lửa Thiêng (1940).
Xuân Diệu nhận xét: “Lửa thiêng là một bản ngậm ngùi dài, là một tập thơ ảo não vào bậc nhất.”
Nhan đề “Tràng Giang ” gợi lên cho bạn suy nghĩ gì?
NHAN ĐỀ
Nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ:
một dòng sông dài rộng
những khoảng cách xa xôi
những chia li cách trở
Gợi tên con sông Trường Giang, Trung Quốc.
Lúc đầu, Huy Cận định đặt “Chiều trên sông” nhưng viết “Tràng giang” vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.
tái hiện một không gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ.
chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.
NHAN ĐỀ
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Nếu tựa đề Tràng giang gợi ra hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất thì câu đê` từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên
LỜI ĐỀ TỪ
Bâng khuâng: trạng thái không ổn định, suy nghĩ vẩn vơ
Trời rộng và sông dài: quan sát mở rộng theo không gian
Nhớ : nhớ nhung cái gì đó mơ hồ, đã qua…
nỗi buồn phản phất gợi ra bởi sự chia cắt giữa trời và sông
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo cả bài thơ
nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng
vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển ( của sông nước mây trời ) với hiện đại (Nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 1
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não
Khổ 1
“Sóng gợn tràng giang”
chuyển động lặng lẽ, yếu ớt sông dài mênh mông.
“Buồn”+ “Sầu”Nói ra trực tiếp nỗi buồn của con người hiện đại.
“Con thuyền xuôi mái” cảm giác trễ nại. hình ảnh tĩnh trên một dòng sông tĩnh.
“Điệp điệp” + “song song” Láy cả từ bức tranh thiên nhiên mở ra theo 2 chiều: rộng – dài.
Câu 1:nỗi buồn nằm trong bản thân tạo vật nỗi buồn của con người.
Câu 2: Thuyền và nước có sự xa cách hững hờ.
Câu 1,2: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Khổ 1
Câu 3: Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
“Thuyền về nước lại” Mỗi sự vật đi kèm với một động từ
sự chuyển động trái chiều.
“Thuyền” & “nước” không còn cùng 1 hướng
Nổi lên cuộc chia lìa nghe đầy xót xa.
Một khoảng trống được mở ra
Từ chỉ số nhiều “trăm” thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn
Từ chỉ số “mấy” một mối sầu lan toả khắp mọi chiều trong không gian
Khổ 1
Câu 4: Củi một cành khô lạc mấy dòng.
“Củi” :
Không dùng “gỗ” “Củi” nhỏ bé hơn, tầm thường hơn.
Không dùng “bèo” “Củi” không có màu xanh không có sức sống.
“cành khô” khô héo, cạn kiệt nhựa sống.
Đảo ngữ “Củi một cành khô” thể hiện nỗi cô đơn, lạc lõng.
“một” + “mấy” vô định, không có phương hướng.
Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo.
nhà thơ biểu hiện cảm quan của mình về sự nhỏ nhoi, vô nghĩa, của sự sống một kiếp người đang lạc lối, bơ vơ trước vũ trụ, thiên nhiên vô tận.
Khổ 1
Khổ 1: Sự mênh mông sự chia lìa sự nổi trôi.
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 2
Nỗi niềm đơn côi, lạc lõng
được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Khung cảnh hiu quạnh,tiêu điều,lạnh vắng,hiu hắt, con người đơn côi
Câu thơ đầu là một nét vẽ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng bởi các vần lưng liên tiếp : lơ thơ,nhỏ,gió,đìu hiu
Bắt nguồn từ Chinh Phụ Ngâm
Non kì quạnh quẽ trăng treo,
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Khổ 2
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm vẻ hiu quạnh, “tiếng làng xa vãn chợ chiều” lại làm nổi bật thêm sự vắng lặng trong khung cảnh đó lấy động tả tĩnh
Khổ 2
Làng xa ,chợ chiều : xuất hiện sự sống con người
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
-Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao.
-Câu dưới là sự vô biên cả về bề rộng và chiều dài.
một khoảng không gian đang giãn nở ra trong cụm từ: “Nắng xuống, trời lên” + “sông dài trời rộng” Nghệ thuật đăng đối
-Hai động từ ngược hướng “lên”, “xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. đè ép
Khổ 2
Khổ 2
Khổ 2: Nỗi buồn trống trải ,cô đơn
Khổ thơ ghi lại cảnh đất , trời, dòng sông mênh mông nhưng vắng lặng, cô liêu, đượm buồn.
Con người trở nên bé nhỏ , rợn ngợp trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn và cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian.
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
Khổ 3
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Khổ 3
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Không phải là 1 hay 2 cánh bèo mà là “hàng nối hàng”lòng người rợn ngợp đau đớn
Về đâu : Câu hỏi tu từ không biết là trôi về phương trời nào
Cánh bèo “dạt” theo dòng nước phó mặc cho số phận
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Khổ 3
“Không chuyến đò,không cầu” vắng vẻ ,tĩnh lặng Điệp từ Từ “không”lặp 2 lần tiếp tục tô đậm cái mênh mông , lặng lẽ cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người.
Cầu
Cây cầu bắc ngang sông
Cầu nguyện
Dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Khuyết chủ ngữ : Nhấn mạnh sự mênh mông
Khổ 3
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết
Nhà thơ mong tìm một sự giao cảm, gắn bó nhưng trước mắt chỉ là không gian mênh mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người cảm thấy bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật.
Khổ 3
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 4
Bóng chiều đổ xuống, nỗi cô đơn ập xuống với con người.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
tầm nhìn của tác giả đã được mở ở nơi rất xa cuối chân trời tràng giang .
- “lớp lớp” , “đùn”, “núi bạc”
mây được đùn từ mặt đất, từ chân trời tạo thành lớp lớp, và đằng sau chúng là mặt trời chói lọi sắp tắt khiến cho chúng trở thành núi bạc, óng ánh.
một hoạt động lặng lẽ như thế đã tạo nên một không gian đầy mây nhưng cũng đầy rợn ngợp.
nỗi nhớ quê nhà tha thiết của tác giả.
Khổ 4
Liên tưởng đến Thu hứng của Đỗ Phủ
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
“Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.”
- Sử dụng dấu “ : ” : giải thích vì sao chim nghiêng cánh
- Dùng một vật hữu hình để diễn tả một cái vô hình: Trong một cánh chim nghiêng, tác giả thấy được bóng chiều sa.
Bóng chiều như một khối vật đè nặng lên cánh chim khiến cho cánh chim chấp chớp phải nghiêng cánh. Ngay tức khắc, bóng chiều “sa”.
“sa” : gợi lên ấn tượng mạnh ; bóng chiều bị rơi một cách đột ngột.
=> Một cánh chim lẻ loi, chấp chới trong ánh chiều đang xuống khiến cho không gian như rộng thêm ra, Nó tiêu biểu cho cái tôi nhỏ bé của nhà thơ rợn ngợp trước cảnh bao la của vũ trụ
Khổ 4
Sóng nước tràng giang gợi nhớ con sông quê hương. Tác giả nhớ quê. Cũng như những lớp sóng dợn dợn trên mặt sông, nỗi nhớ đó, không mãnh liệt nhưng xao xuyến,khắc khoải và mênh mang.
Khổ 4
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,”
“dợn dợn”
Từ mới do nhà thơ chế tác
Con người cảm thấy bé nhỏ ,bất lực mà rờn rợn trước cái giới hạn của không gian và thời gian
liên tưởng đến câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. ”
Thôi Hiệu “ Nhật mộ hương quan hà xử thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Tản Đà dịch : “Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai,”
Ngô Tất Tố từng nói rằng : “ Không dám nói hơn Thôi Hiệu nhưng đã thêm cho Thôi Hiệu. ”
+ Thôi hiệu vì nhìn thấy khói sóng trên sông vào một buổi hoàng hôn mà chạnh nhớ quê hương.
+ Huy Cận : Nỗi nhớ quê hương sẵn có trong lòng tác giả từ bao giờ. Đứng trước dòng sông mênh mang, tác giả cảm thấy nhỏ bé và cần một cái gì đó thân thuộc để chia sẻ, tác giả nhớ đến quê. Nỗi nhớ toát ra từ đáy hồn nhà thơ mà không cần có “khói sóng”.
Khổ 4
Tâm trạng bơ vơ đến tột độ.
Một nỗi cô đơn, một nỗi nhớ quê khắc khoải của Huy Cận khi đứng trước thiên nhiên. Qua đó, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Khổ 4
Nội dung
+ Bức tranh thiên nhiên sông nước cũng là bức tranh tâm tưởng của nhà thơ.
+ Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian và không gian vô tận
+ Tràng giang thể hiện nỗi buồn thế hệ của một cái “Tôi” Thơ mới
NỘI DUNG-NGHỆ THUẬT
NGHỆ THUẬT
Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý :
+Không gian đa chiều: dài - rộng-sâu –cao;
+Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
NGHỆ THUẬT
Trường từ vựng :
+Cô đơn,nhỏ bé : buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, đìu hiu, cô liêu…
+Mênh mông, rộng lớn: tràng giang, mênh mông, sâu chót vót, dài , rộng, lớp lớp
Sáng tạo từ ngữ : sâu chót vót ; sử dụng đảo ngữ
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Trong khổ thơ đầu, những từ ngữ nào cùng một trường nghĩa?
Điệp điệp, song song b. Thuyền, củi
Buồn, sầu d. Xuôi, lạc
ĐÁP ÁN: c
2. Hình ảnh dòng sông trong bài thơ là biểu tượng cho điều gì?
Nỗi buồn nhân thế b. Dòng sông nhân thế
Không gian vô cùng vô tận d. Cả a, b, c
ĐÁP ÁN : d
3. Hình ảnh “ củi một cành khô lạc mấy dòng” được dùng với thủ pháp nghệ thuật nào?
Ẩn dụ b. Hoán dụ
c. Vật hóa d. Nhân hóa
ĐÁP ÁN: d
Huy Cận
Ngô Sỹ Hiệp
Chân dung nhà thơ Huy Cận
1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
a) Tác giả Huy Cận
Tên khai sinh là Cù Huy Cận (1919 - 2005). Huy Cận sinh ra ở Hà Tĩnh
Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới
Trước cách mạng, Huy Cận từng tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh từ năm 1942 và đã có nhiều đóng góp cho cách mạng.
Sau cách mạng, Huy Cận làm Bộ trưởng bộ Canh Nông khi đó ông mới 26 tuổi và từ đó ông giữ nhiều chức vụ trong chính phủ.
Ông được nhà nước phong tặng giải thýởng Hồ Chí Minh vàp đợt I năm 1996.
Tháng 6 – 2001 ông được bầu làm Viện Sĩ “Viện hàn lâm Thõ Thế giới”
Ngày 23 – 2- 2005 Ông được nhà nước truy tặng Huân chương sao vàng
1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
b) Tác phẩm
+ Trước cách mạng
Lửa thiêng(1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940- 1942)
+ Sau cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng(1958), Đất nở hoa(1960), Bài thơ cuộc đời (1963)…
→Thơ Huy Cận hàm súc, giàu triết lý. Là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền thi ca hiện đại Việt Nam.
c. Bài thơ Tràng giang
Bài thơ Tràng Giang được Huy Cận sáng tác vào năm 1939 và được in trong tập thơ Lửa Thiêng (1940).
Xuân Diệu nhận xét: “Lửa thiêng là một bản ngậm ngùi dài, là một tập thơ ảo não vào bậc nhất.”
Nhan đề “Tràng Giang ” gợi lên cho bạn suy nghĩ gì?
NHAN ĐỀ
Nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ:
một dòng sông dài rộng
những khoảng cách xa xôi
những chia li cách trở
Gợi tên con sông Trường Giang, Trung Quốc.
Lúc đầu, Huy Cận định đặt “Chiều trên sông” nhưng viết “Tràng giang” vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.
tái hiện một không gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ.
chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.
NHAN ĐỀ
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Nếu tựa đề Tràng giang gợi ra hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất thì câu đê` từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên
LỜI ĐỀ TỪ
Bâng khuâng: trạng thái không ổn định, suy nghĩ vẩn vơ
Trời rộng và sông dài: quan sát mở rộng theo không gian
Nhớ : nhớ nhung cái gì đó mơ hồ, đã qua…
nỗi buồn phản phất gợi ra bởi sự chia cắt giữa trời và sông
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo cả bài thơ
nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng
vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển ( của sông nước mây trời ) với hiện đại (Nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 1
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não
Khổ 1
“Sóng gợn tràng giang”
chuyển động lặng lẽ, yếu ớt sông dài mênh mông.
“Buồn”+ “Sầu”Nói ra trực tiếp nỗi buồn của con người hiện đại.
“Con thuyền xuôi mái” cảm giác trễ nại. hình ảnh tĩnh trên một dòng sông tĩnh.
“Điệp điệp” + “song song” Láy cả từ bức tranh thiên nhiên mở ra theo 2 chiều: rộng – dài.
Câu 1:nỗi buồn nằm trong bản thân tạo vật nỗi buồn của con người.
Câu 2: Thuyền và nước có sự xa cách hững hờ.
Câu 1,2: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Khổ 1
Câu 3: Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
“Thuyền về nước lại” Mỗi sự vật đi kèm với một động từ
sự chuyển động trái chiều.
“Thuyền” & “nước” không còn cùng 1 hướng
Nổi lên cuộc chia lìa nghe đầy xót xa.
Một khoảng trống được mở ra
Từ chỉ số nhiều “trăm” thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn
Từ chỉ số “mấy” một mối sầu lan toả khắp mọi chiều trong không gian
Khổ 1
Câu 4: Củi một cành khô lạc mấy dòng.
“Củi” :
Không dùng “gỗ” “Củi” nhỏ bé hơn, tầm thường hơn.
Không dùng “bèo” “Củi” không có màu xanh không có sức sống.
“cành khô” khô héo, cạn kiệt nhựa sống.
Đảo ngữ “Củi một cành khô” thể hiện nỗi cô đơn, lạc lõng.
“một” + “mấy” vô định, không có phương hướng.
Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo.
nhà thơ biểu hiện cảm quan của mình về sự nhỏ nhoi, vô nghĩa, của sự sống một kiếp người đang lạc lối, bơ vơ trước vũ trụ, thiên nhiên vô tận.
Khổ 1
Khổ 1: Sự mênh mông sự chia lìa sự nổi trôi.
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 2
Nỗi niềm đơn côi, lạc lõng
được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Khung cảnh hiu quạnh,tiêu điều,lạnh vắng,hiu hắt, con người đơn côi
Câu thơ đầu là một nét vẽ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng bởi các vần lưng liên tiếp : lơ thơ,nhỏ,gió,đìu hiu
Bắt nguồn từ Chinh Phụ Ngâm
Non kì quạnh quẽ trăng treo,
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Khổ 2
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm vẻ hiu quạnh, “tiếng làng xa vãn chợ chiều” lại làm nổi bật thêm sự vắng lặng trong khung cảnh đó lấy động tả tĩnh
Khổ 2
Làng xa ,chợ chiều : xuất hiện sự sống con người
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
-Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao.
-Câu dưới là sự vô biên cả về bề rộng và chiều dài.
một khoảng không gian đang giãn nở ra trong cụm từ: “Nắng xuống, trời lên” + “sông dài trời rộng” Nghệ thuật đăng đối
-Hai động từ ngược hướng “lên”, “xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. đè ép
Khổ 2
Khổ 2
Khổ 2: Nỗi buồn trống trải ,cô đơn
Khổ thơ ghi lại cảnh đất , trời, dòng sông mênh mông nhưng vắng lặng, cô liêu, đượm buồn.
Con người trở nên bé nhỏ , rợn ngợp trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn và cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian.
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
Khổ 3
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Khổ 3
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Không phải là 1 hay 2 cánh bèo mà là “hàng nối hàng”lòng người rợn ngợp đau đớn
Về đâu : Câu hỏi tu từ không biết là trôi về phương trời nào
Cánh bèo “dạt” theo dòng nước phó mặc cho số phận
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Khổ 3
“Không chuyến đò,không cầu” vắng vẻ ,tĩnh lặng Điệp từ Từ “không”lặp 2 lần tiếp tục tô đậm cái mênh mông , lặng lẽ cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người.
Cầu
Cây cầu bắc ngang sông
Cầu nguyện
Dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Khuyết chủ ngữ : Nhấn mạnh sự mênh mông
Khổ 3
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết
Nhà thơ mong tìm một sự giao cảm, gắn bó nhưng trước mắt chỉ là không gian mênh mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người cảm thấy bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật.
Khổ 3
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Khổ 4
Bóng chiều đổ xuống, nỗi cô đơn ập xuống với con người.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
tầm nhìn của tác giả đã được mở ở nơi rất xa cuối chân trời tràng giang .
- “lớp lớp” , “đùn”, “núi bạc”
mây được đùn từ mặt đất, từ chân trời tạo thành lớp lớp, và đằng sau chúng là mặt trời chói lọi sắp tắt khiến cho chúng trở thành núi bạc, óng ánh.
một hoạt động lặng lẽ như thế đã tạo nên một không gian đầy mây nhưng cũng đầy rợn ngợp.
nỗi nhớ quê nhà tha thiết của tác giả.
Khổ 4
Liên tưởng đến Thu hứng của Đỗ Phủ
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
“Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.”
- Sử dụng dấu “ : ” : giải thích vì sao chim nghiêng cánh
- Dùng một vật hữu hình để diễn tả một cái vô hình: Trong một cánh chim nghiêng, tác giả thấy được bóng chiều sa.
Bóng chiều như một khối vật đè nặng lên cánh chim khiến cho cánh chim chấp chớp phải nghiêng cánh. Ngay tức khắc, bóng chiều “sa”.
“sa” : gợi lên ấn tượng mạnh ; bóng chiều bị rơi một cách đột ngột.
=> Một cánh chim lẻ loi, chấp chới trong ánh chiều đang xuống khiến cho không gian như rộng thêm ra, Nó tiêu biểu cho cái tôi nhỏ bé của nhà thơ rợn ngợp trước cảnh bao la của vũ trụ
Khổ 4
Sóng nước tràng giang gợi nhớ con sông quê hương. Tác giả nhớ quê. Cũng như những lớp sóng dợn dợn trên mặt sông, nỗi nhớ đó, không mãnh liệt nhưng xao xuyến,khắc khoải và mênh mang.
Khổ 4
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,”
“dợn dợn”
Từ mới do nhà thơ chế tác
Con người cảm thấy bé nhỏ ,bất lực mà rờn rợn trước cái giới hạn của không gian và thời gian
liên tưởng đến câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. ”
Thôi Hiệu “ Nhật mộ hương quan hà xử thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Tản Đà dịch : “Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai,”
Ngô Tất Tố từng nói rằng : “ Không dám nói hơn Thôi Hiệu nhưng đã thêm cho Thôi Hiệu. ”
+ Thôi hiệu vì nhìn thấy khói sóng trên sông vào một buổi hoàng hôn mà chạnh nhớ quê hương.
+ Huy Cận : Nỗi nhớ quê hương sẵn có trong lòng tác giả từ bao giờ. Đứng trước dòng sông mênh mang, tác giả cảm thấy nhỏ bé và cần một cái gì đó thân thuộc để chia sẻ, tác giả nhớ đến quê. Nỗi nhớ toát ra từ đáy hồn nhà thơ mà không cần có “khói sóng”.
Khổ 4
Tâm trạng bơ vơ đến tột độ.
Một nỗi cô đơn, một nỗi nhớ quê khắc khoải của Huy Cận khi đứng trước thiên nhiên. Qua đó, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Khổ 4
Nội dung
+ Bức tranh thiên nhiên sông nước cũng là bức tranh tâm tưởng của nhà thơ.
+ Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian và không gian vô tận
+ Tràng giang thể hiện nỗi buồn thế hệ của một cái “Tôi” Thơ mới
NỘI DUNG-NGHỆ THUẬT
NGHỆ THUẬT
Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý :
+Không gian đa chiều: dài - rộng-sâu –cao;
+Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
NGHỆ THUẬT
Trường từ vựng :
+Cô đơn,nhỏ bé : buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, đìu hiu, cô liêu…
+Mênh mông, rộng lớn: tràng giang, mênh mông, sâu chót vót, dài , rộng, lớp lớp
Sáng tạo từ ngữ : sâu chót vót ; sử dụng đảo ngữ
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Trong khổ thơ đầu, những từ ngữ nào cùng một trường nghĩa?
Điệp điệp, song song b. Thuyền, củi
Buồn, sầu d. Xuôi, lạc
ĐÁP ÁN: c
2. Hình ảnh dòng sông trong bài thơ là biểu tượng cho điều gì?
Nỗi buồn nhân thế b. Dòng sông nhân thế
Không gian vô cùng vô tận d. Cả a, b, c
ĐÁP ÁN : d
3. Hình ảnh “ củi một cành khô lạc mấy dòng” được dùng với thủ pháp nghệ thuật nào?
Ẩn dụ b. Hoán dụ
c. Vật hóa d. Nhân hóa
ĐÁP ÁN: d
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: ngô sỹ hiệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)