Tuần 22. Tràng giang

Chia sẻ bởi Phạm Nguyễn Mỹ Đan | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Tràng giang thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tràng Giang
Huy Cận
Nhan đề “Tràng Giang ” gợi lên cho bạn suy nghĩ gì?
NHAN ĐỀ
Nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ:
một dòng sông dài rộng
những khoảng cách xa xôi
những chia li cách trở
Gợi tên con sông Trường Giang, Trung Quốc.
Lúc đầu, Huy Cận định đặt “Chiều trên sông” nhưng viết “Tràng giang” vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.

tái hiện một không gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ.

 chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.

NHAN ĐỀ
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Nếu tựa đề Tràng giang gợi ra hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất thì câu đê` từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên
LỜI ĐỀ TỪ
Bâng khuâng: trạng thái không ổn định, suy nghĩ vẩn vơ
Trời rộng và sông dài: quan sát mở rộng theo không gian
Nhớ : nhớ nhung cái gì đó mơ hồ, đã qua…
 nỗi buồn phản phất gợi ra bởi sự chia cắt giữa trời và sông
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo cả bài thơ
nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng
vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển ( của sông nước mây trời ) với hiện đại (Nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới
PHÂN TÍCH TỪNG KHỔ THƠ
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

Khổ 3
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Khổ 3


Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Không phải là 1 hay 2 cánh bèo mà là “hàng nối hàng”lòng người rợn ngợp đau đớn
Về đâu : Câu hỏi tu từ  không biết là trôi về phương trời nào
Cánh bèo “dạt” theo dòng nước  phó mặc cho số phận
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Khổ 3
“Không chuyến đò,không cầu”  vắng vẻ ,tĩnh lặng Điệp từ Từ “không”lặp 2 lần tiếp tục tô đậm cái mênh mông , lặng lẽ cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người.
Cầu
Cây cầu bắc ngang sông
Cầu nguyện
Dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Khuyết chủ ngữ : Nhấn mạnh sự mênh mông
Khổ 3
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết
Nhà thơ mong tìm một sự giao cảm, gắn bó nhưng trước mắt chỉ là không gian mênh mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người cảm thấy bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật.

Khổ 3
NGHỆ THUẬT
 Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
 Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý :
+Không gian đa chiều: dài - rộng-sâu –cao;
+Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
NGHỆ THUẬT
 Trường từ vựng :
+Cô đơn,nhỏ bé : buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, đìu hiu, cô liêu…
+Mênh mông, rộng lớn: tràng giang, mênh mông, sâu chót vót, dài , rộng, lớp lớp
 Sáng tạo từ ngữ : sâu chót vót ; sử dụng đảo ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Nguyễn Mỹ Đan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)