Tuần 22. Rừng xà nu

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Quang | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Rừng xà nu thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Tổ: Ngữ văn
Giáo án dự thi
… Tây Nguyên là mảnh đất của nhiều truyền thuyết đẹp, mà nổi bật nhất là những truyền thuyết về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Huyền thoại về chàng Đam San, Xinh Nhã còn để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Người con Tây Nguyên yêu nước thiết tha từ trong huyết quản của mình. Tình yêu nước bắt nguồn rất cụ thể, từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi, lối rẽ. Người dân Tây Nguyên quyết tâm trừng phạt, đánh đuổi đến cùng kẻ đã tàn phá quê hương yêu dấu máu thịt của họ. “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) – là bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bài ca về chất sử thi hoành tráng của mảnh đất ấy…
RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Nguyễn Trung Thành
a. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của
Tây Nguyên
- Tên thật: Nguyễn Văn Báu (còn có bút danh là Nguyên Ngọc ), quê: Quảng Nam
- Ông gắn bó chặt chẽ và máu thịt với thiên nhiên và con người của mảnh đất Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ►Ông hiểu sâu sắc cội nguồn yêu nước của Tây Nguyên và trở thành một trong những nhà văn có duyên nợ tự nhiên nhất và đằm thắm nhất với Tây Nguyên.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Nguyễn Trung Thành
b. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của thời đại “đau thương” mà “vô cùng anh dũng”
Đó là thời đại “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” (Hồ Chí Minh)
Nhập vào khí thế rực lửa của thời đại, sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi: phản ánh những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc, xây dựng nhân vật anh hùng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
- Đặc điểm thời đại Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Nguyễn Trung Thành
c. Nguyễn Trung Thành – “một quan niệm độc đáo về con người”
+Quan niệm về con người của Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt?
+Đó là quan niệm độc đáo về con người anh hùng. Theo Nguyên Ngọc thì họ phải “Dũng mãnh khác thường. Những con người thép thẳng băng nhọn hoắt như mũi chông, nhu ngọn giáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời. Nhưng lại có một cái gì hoang dại… và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại…” (Nguyễn Đăng Mạnh)
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”
Đăng lần đầu tiên trên TCVN quân giải phóng miền Trung
Trung Bộ số 2/1965. In trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”-một tác phẩm nổi tiếng viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
a. Xuất xứ
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”
b. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1965, Mĩ điên cuồng đánh phá cách mạng miền Nam Việt Nam. Trước sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân (từ miền ngược đến miền xuôi) càng kiên cường bất khuất. Giữa không khí bão táp ấy. Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời kịp thời cổ vũ động viên nhân dân đứng dậy kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”
c. Cảm hứng sáng tác
* Cảm hứng trực tiếp: Cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mĩ
* Cảm hứng gián tiếp: Xuất phát từ tình yêu và ấn tượng sâu đậm về cây xà nu và con người Tây Nguyên anh hùng…
“Rừng xà nu” là một khối cảm hứng trầm tích, kết tụ từ lâu, âm thầm lẫn khuất, chín dần trong tâm thức của nhà văn và giờ đây được cảm hứng lịch sử trực tiếp xé toạc ra, tuôn chảy dào dạt thành truyện ngắn này…
“Tây Nguyên với tôi là một niềm tâm sự không bao giờ dứt…”
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”
d. Kết cấu
Kết cấu của tác phẩm có gì đặc biệt ?
►Kết cấu lồng ghép (truyện lồng trong truyện): có hai câu chuyện đan cài vào nhau, chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Chuyện về Tnú là cốt chuyện chính và Tnú cũng là linh hồn của cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man → kết cấu cô đúc cao độ (truyện của một đời người được kể trong một đêm).
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
(1) Hướng dẫn “Đọc văn
bản:

+ Đoạn mở đầu và đoạn cuối (miêu tả cây xà nu) cần phải đọc với giọng: đằm thắm, trữ tình, ngọt ngào…

+ Đoạn kể chuyện của cụ Mết đọc với giọng: trầm hùng, hào sảng, âm vang…

(2) Hướng dẫn khám phá,
tiếp nhận và giảng dạy
tác phẩm


+Từ xưa đến nay: vẫ khám phá, tiếp nhận và giảng dạy “Rừng xà nu” như một tác phẩm tự sự đơn thuần.
► Trên cơ sở tiếp thu và phát huy những thành tựu ấy, xin giới thiệu một cách tiếp cận “Rừng xà nu” từ góc độ loại thể (một truyện ngắn đậm chất trữ tình, chất sử thi…).
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. “Rừng xà nu” - một tiếng lòng đậm đà sắc thái Tây Nguyên
+ Không khí Tây Nguyên thể hiện ở nhan đề tác phẩm: “Rừng xà nu”→ nhan đề ấy gợi ngay đến một loài cây mang sức sống nồng nàn và linh diệu của vùng đất Tây Nguyên nắng gió…
+ Không khí Tây Nguyên thể hiện ở tên nhân vật: Tnú (nguyên mẫu là anh Đề, tác giả thay đổi tên vì cái tên Đề nghe “người Kinh quá”, gọi là Tnú “không khí hơn nhiều”. Bên cạnh các tên đậm đặc chất Tây Nguyên: cụ Mết, Dít, Heng, anh Pre, chị Blom, bà già Plôi, ông già Tâng…
- Em cảm nhận như thế nào về không khí Tây Nguyên bao trùm tác phẩm?
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
+ Không khí Tây Nguyên đậm nét hơn với tộc người có tên là Strá, làng Xô Man (đây là một tộc người thiểu số hẳn rất ít người biết đến, nghe rất xa xăm) → gợi vẻ man dại hùng vĩ, hoành tráng của núi rừng, vẻ âm u của mảnh đất Tây Nguyên dũng mãnh…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
+ Hàng loạt chi tiết mang rất rõ, rất sâu không khí Tây Nguyên, rõ và sâu như hơi thở của núi rừng: đó là phong tục lễ nghi trang trọng khi có công việc của dân làng, mọi người đều tụ tập ở nhà ưng…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Những hình ảnh mang hồn Tây Nguyên rõ nét; “con suối nhỏ có một khúc dẫn nước từ trong lòng đá”, “đêm Xô Man tịch mịch”, “những bà già… lụm cụm bò xuống thang từng bậc, từng bậc…”
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Những đoạn đối thoại giàu màu sắc Tây Nguyên: “Giàng ơi!... Mày về rồi thật đó hả Tnú?... → lời đối thoại mang hơi thở của rừng già, co cây sông núi…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. “Rừng xà nu” - một tiếng lòng đậm đà sắc thái Tây Nguyên
Tiểu kết 1
Với những chi tiết đậm đặc chất Tây Nguyên xa xôi kia “tác giả cứ như vốc lấy của rừng núi để đem rải tràn ra trên suốt chiều dài tác phẩm, đã khiến cho “Rừng xà nu” mang màu sắc độc đáo của một tấm lòng yêu nước gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. “Rừng xà nu”- khúc ca bi tráng về sự sống bất diệt của đại ngàn Tây Nguyên.
2.1 Hình tượng cây xà nu
a. Vị trí và ấn tượng thẩm mĩ của “rừng xà nu”.
“Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện, nhưng tôi đã thấy rõ cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận” ► Cây xà nu đã khơi nguồn cảm xúc để nhà văn sáng tạo, dẫn dắt câu chuyện.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.a. Vị trí và ấn tượng thẩm mĩ của “rừng xà nu”.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
► Hình ảnh rừng xà nu ám ảnh người đọc trong từng chi tiết;
“Rừng xà nu” được dùng để đặt tên cho tác phẩm…
“Rừng xà nu” trở đi trở lại nhiều lần theo sự diễn biến của câu chuyện, tồn tại qua nhiều biến thể: lửa xà nu, khói xà nu, dầu xà nu…
“Rừng xà nu” được dùng để kết thúc tác phẩm: “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…”
Như vậy, với người đọc: “Rừng xà nu” đích thực là một hình tượng thẩm mĩ, đánh thức những suy nghĩ, cảm thụ thú vị khi vào dòng đầu cũng nhu lúc chia tay tác phẩm.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.b. Vẻ đẹp tự nhiên của cây xà nu
Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của “Rừng xà nu” trong tác phẩm?
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.b. Vẻ đẹp tự nhiên của cây xà nu
“ loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”…
► Cảnh vật như được chạm khắc nổi bật hẳn lên, kì diệu hẳn lên dưới ngòi bút biết tạo hình khối, tạo hương, biết tạo ánh sáng và sức nóng.
► Qủa thực, dưới ngòi bút tài hoa biến ảo của Nguyễn Trung Thành, rừng xà nu không vô tri vô giác mà đã trở thành một sinh thể sống động, gợi nhiều tưởng tượng và suy ngẫm lắng sâu.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.c. Mối lương duyên vĩnh cửu của “rừng xà nu” với người Tây Nguyên.
Cây xà nu có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người Tây Nguyên nói chung và dân làng Xô Man nói riêng?
+ Là loại cây đặc thù, tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên, tạo bối cảnh hùng vĩ hoang dã.
+ Người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với cây xà nu: sinh ra dưới tán xà nu; lớn lên ham làm, sinh hoạt bên cây xà nu, yêu đương hẹn hò dưới gốc cây xà nu; chết thì yên nghỉ dưới những cánh rừng xà nu bạt ngàn…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.c. Mối lương duyên vĩnh cửu của “rừng xà nu” với người Tây Nguyên.
Cây xà nu có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người Tây Nguyên nói chung và dân làng Xô Man nói riêng?
+ Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến.
- “ánh đuốc xà nu” đêm đêm soi sáng cho dân làng mài giáo chuẩn bị đồng khởi.
- “dầu xà nu”: cháy rực trên mười đầu ngón tay Tnú lúc bị giặc tra tấn…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.c. Mối lương duyên vĩnh cửu của “rừng xà nu” với người Tây Nguyên.
Tiểu kết 2
►Hình ảnh:Cây xà nu đã thấm sâu vào từng nếp cảm nếp nghĩ của người dân Tây Nguyên, là máu thịt đối với dân làng Xô Man, là người bạn thân thiết, là chốn kỉ niệm đối với con người.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.d. Đó còn là vẻ đẹp của “một thứ thiên nhiên dưới tầm đại bác”.
Trong tác phẩm, rừng xà nu xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
“… ở trong tầm đại bác của đồn giặc”; “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”…
► Nó là đối tượng của sự tàn phá và huỷ diệt.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.d. Đó còn là vẻ đẹp của “một thứ thiên nhiên dưới tầm đại bác”.
Giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, vẻ đẹp hình ảnh rừng xà nu được tác giả khẳng đinh như thế nào?
Nhưng sẽ không có thứ đại bác nào xoá nổi sự tồn tại bền bỉ và kiêu hãnh của xà nu: trong khắc nghiệt nó vẫn sinh sôi nảy nở: “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”…
Tại một nơi như thế này, sự sống vẫn mạnh hơn, tái sinh ngay trong cái chết, sự sống vẫn luôn luôn bất diệt ngay trong huỷ diệt.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
“ cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”…
trái tim và thân thể đầy thương tích của dân làng Xô Man ( quần chúng bị giặc giết vì nuôi cán bộ, Anh Xút bi treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, tấm lưng Tnú ngang dọc bao vết chém, máu chảy ra rồi đặc quện lại, tím như nhựa xà nu.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
Cây xà nu to lớn vững chãi, thẳng thắn, “sinh sôi nảy nở khoẻ”, cành lá xum xuê bất chấp gió rét giông bão”…
Tả thực + nhân hoá + tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man: kiên cường, bất khuất.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
Cây xà nu yêu tự do, ham ánh sáng mặt trời
dân làng Xô Man yêu tự do.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
Có những cây bị thương…nhựa ứa ra thơm ngào ngạt, vết thương nhanh chóng lành vượt lên rất nhanh, “đạn đại bác không giết nổi chúng”…
Tượng trưng cho sức chịu đựng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
“Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn”…
Tượng trưng cho sức sống bất diệt ( trong cái chết sự sống vẫn tái sinh: thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đánh giặc cứu nước) của dân làng Xô Man: Mai chết lại có Dít, anh Quyết hi sinh có Tnú thay thế…
Tiểu kết 3
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.1.e. “Rừng xà nu”- biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man.
Hình ảnh cây xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm như một nốt láy, một điệp khúc giàu ý nghĩa, là một biểu tượng nghệ thuật đẹp ( sức sống bất diệt, tinh thần chiến đấu qụât cường anh dũng của nhân dân Tây Nguyên), giàu giá rị thẩm mĩ, góp phần làm nổi bật chủ đề và tạo không khí TÂY NGUYÊN, chất Tây Nguyên độc đáo.
HẾT TIẾT 1
2.2 Hình tượng dân làng Xô Man.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.2.1 Hình tượng Tnú - một cây xà nu trẻ khoẻ, hiên ngang và bất diệt trong đại ngàn xà nu của mảnh đất Tây Nguyên.
Nêu những cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tnú?
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a.Cảnh ngộ và bản chất.
“ Nó là người Strá mình.Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.( lời cụ Mết)
→ cảnh ngộ: bất hạnh
→ bản chất: mang bản chất trong sáng, hiền hậu, thuần khiết của núi rừng,được cả dân làng yêu mến.
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
b. Một con người giàu tình yêu thương.
Bản chất giàu tình yêu thương của Tnú được biểu hiện qua những chi tiết nào?

Đứng lặng hồi lâu ngắm nhìn rừng xà nu, lòng bâng khuâng bịn rịn như đối với người thân bạn bè.→ Đối với Tnú, rừng cây, mảnh đất quê hương gắn bó với biết bao kỉ niệm: lúc êm đềm, khi dữ dội.

* Với cánh rừng xà nu:
Tnú đặc biệt gắn bó yêu thương.
- Đứa con nhỏ sinh ra chưa đủ tã lót, Tnú xé tấm đồ của mình ủ ấm cho con. - Tnú không sợ chết, lao vào giữa bọn dã thú che chở vợ con “ Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”…
* Với vợ con:
Coi bà con như ruột thịt, đi xa về vẫn nhớ mặt gọi tên từng người: thằng bé Heng, ông già Tâng, cụ bà Leng, anh Pre, chị Blom, bà Prôi, cụ Mết “ông cụ vẫn quắc thước như xưa…ngực căng như một cây xà nu lớn”. → Tình yêu quê hương chan hoà trong tình thương mến những con người của Quê hương, tình làng nghĩa xóm trong tâm hồn Tnú mặn mà sâu nặng chẳng khác tình ruột thịt.
* Với bà con dân làng:
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
c. Là người sớm giác ngộ cách mạng, yêu nước và tuyệt đối trung thành với cách mạng.
- Từ nhỏ đã xung phong vào rừng nuôi cán bộ, chịu khó nghe lời dạy bảo của anh Quyết.
Mang trong mình tình cảm trong sáng với cách mạng: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”…
- Bị giặc bắt, tra hỏi: “Cộng sản ở đâu?”, Tnú chỉ vào bụng mình đĩnh đạc đáp: “Ơ trong này”.
- Trong những giây phút khốc liệt nhất, mười đầu ngón tay bị giặc đốt cháy như mười ngọn đuốc, Tnú vẫn nhớ lời anh Quyết: “ Người cộng sản không thèm kêu van…
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
c. Là người sớm giác ngộ cách mạng, yêu nước và tuyệt đối trung thành với cách mạng.
► Tình cảm yêu thương, lòng trung thành và tư thế của người cách mạng chính là sức mạnh tinh thần đã tôi luyện, hun đúc trong Tnú sức mạnh, ý chí gang thép để anh ngẩng cao đầu trước kẻ thù.
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
d. Tnú- hiện thân của một cây xà nu cường tráng- thật kiên cường, bất khuất.
Tinh thần kiên cường, bất khuất của Tnú được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Bị giặc bắt, giam cầm, tra khảo suốt 3 năm, Tnú vẫn không khai, vẫn giữ trọn phẩm chất cách mạng.Rồi anh vượt ngục, trở về làng, tham gia thành lập đội du kích, lên núi Ngọc Linh gùi đá mài về mài gươm giáo chiến đấu bảo vệ xóm làng.→ Trong tâm hồn anh, luôn cháy bỏng ngọn lửa cách mạng, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
- Lần 1:
Khi xông ra cứu vợ con, Tnú lại bị bắt. Từ nỗi đau thể xác ( mười ngón tay anh bị đốt bốc lửa rừng rực), anh đã biến thành lòng căm thù.Anh không cảm thấy lửa ở ngón tay, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng- đó là lửa cách mạng cháy sáng trong tâm hồn anh. Anh không kêu van.Trong giây phút quyết liệt ấy, Tnú đã vượt qua được bi kịch của cá nhân để hoà vào thế giới của thánh thần, bất khuất, bất diệt.
- Lần 2:
+ Cảm nhận về sức mạnh của dân làng Xô Man qua tiếng thét: “giết” của Tnú ?
- Tiếng thét của Tnú : “Giết”, tiếng kêu gọi trả thù, tiếng gọi chiến đấu.
→ “Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn”.→ Vậy là, từ thế bị động, con người kiên cường Xô Man đã chuyển thành chủ động, khích lệ động viên cả làng vùng lên tiêu diệt kẻ thù, giành chiến thắng.( Mười tên ác ôn bị tiêu diệt, Tnú được cứu).
►Tnú đã chiến thắng, chiến thắng bằng lòng trung thành, bằng ý chí kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất và cả sự bình tĩnh, tỉnh táo chớp đúng thời cơ chuyển thế bị động thành chủ động, tiến công quân thù.
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
e. Hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh bàn tay lúc đầu còn lành lặn của Tnú?
Đó là đôi bàn tay chú bé mồ côi chăm chỉ chặt củi, trồng cây, xách nước
Đó là bàn tay bình dị trung thực tình nghĩa, bàn tay biết chỉ rõ và khẳng định lí tửỏng cách mạng, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói: “cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy lên mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về…
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
e. Hình tượng đôi bàn tay Tnú.
* Đó là bàn tay- biểu tượng thật cụ thể cho tình yêu, nỗi đau và đức hi sinh cao cả của người chồng đối với vợ, người cha đối với con ( “ hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai..)
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
e. Hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Em có cảm nhận gì về hình ảnh bàn tay Tnú lúc bị giặc đốt thành mười ngọn đuốc?
Là hiển hiện chân thực nhất của nối đau chiến tranh, có sức tố cáo lớn đối với tội ác tày trời của lũ giặc.Bàn tay đó cháy lên một niềm uất hận khôn nguôi, cháy lên một chân lí giản dị mà thấm đầy máu và nước mắt: chỉ có thể bảo vệ được đôi bàn tay ấy khi “Chúng cầm súng” thì “mình phải cầm giáo”.
Hai bàn tay đuốc lửa của Tnú trở thành biểu tượng của khí phách Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời đại ngày nay.( thúc giục và kêu gọi dân làng chiến đấu)
+ Là hiện thân của một sức sống cháy mãi không bao giờ tắt: rằng ngay từ trong cái chết, sự sống vẫn tái sinh.Bàn tay ấy vần đủ sức mạnh chiến đấu…( Hận thù đã khiến đôi bàn tay Tnú trở thành quả báo ( mười ngọn đuốc từ 10 ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón, vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường trả hận, và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng những thằng Dục, chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục).
“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”
( Tố Hữu- Việt Nam máu và hoa)
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
e. Hình tượng đôi bàn tay Tnú.
►Bàn tay huyền thoại, vô địch trước kẻ thù, bàn tay kết tinh sức mạnh cả cộng đồng.
► Tập trung bút lực: ca ngợi bàn tay - đại diện cho khí phách, nhân phẩm lương tâm Việt Nam- bằng giọng văn bi tráng, thấm đẫm chất sử thi.
2.2.1…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
e. Hình tượng đôi bàn tay Tnú
►Nhân vật Tnú toả sáng chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời thấm đẫm chất sử thi.
* Vẻ đẹp ấy vừa tiếp nối màu sắc huyền thoại với bóng dáng của những Đam San, Xinh Nhã trong sủ thi cổ đại; vừa có vẻ đẹp gần gũi của những anh hùng thời chống Pháp- anh hùng Núp (Đât nước đứng lên)
►Chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN luôn là một dòng chảy liên tục được hình thành từ ngàn xưa, toả sáng mãi muôn đời.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.2.1 Hình tượng Tnú - một cây xà nu trẻ khoẻ, hiên ngang và bất diệt trong đại ngàn xà nu của mảnh đất Tây Nguyên.
* Nghệ thuật:
Miêu tả và khắc hoạ nhân vật này, nhà văn Nguyễn Trung Thành sử dụng ngòi bút vừa tả thực, vừa lãng mạn, huyền thoại, có đôi chi tiết cường điệu, kết hợp các từ ngữ đặc tả với các phép tư từ so sánh, ẩn dụ, và nhịp điệu câu văn bi tráng: khi trầm hùng, lắng sâu – khi mạnh mẽ, vang dội vô cùng linh hoạt, hấp dẫn; xây dựng những chi tiết mang tính hình tượng, triết lí ( hình tượng đôi bàn tay Tnú)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.3 Một vài nhân vật khác.
a. Nhân vật cụ Mết – cây xà nu cổ thụ
*Ngoại hình:
Một ông già quắc thước, râu đen, mắt sáng, giọng nói ồ ồ vang dội, “ngực căng như một cây xà nu lớn..
→ Vẻ đẹp quắc thước, mạnh mẽ và lẫm liệt.

* Vị trí và vai trò và phẩm chất:
+ Đây là một già làng tập trung mọi sức sống, tư tưởng, tình cảm của cả làng, người chỉ huy bình tĩnh, dũng cảm.
+ hiểu được: khối đoàn kết toàn dân chính là cội nguồn làm nên chiến thắng, hiểu được chân lí: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”…
► “Ông cụ Mết của tôi… Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp đi sự nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau”
( Nguyễn Trung Thành)
►Bút pháp xây dựng:Tả thực, kết hợp bút pháp lãng mạn, truyền cảm, tỉnh táo và bay bổng, huyền thoại.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.3 Một vài nhân vật khác.
b. Nhân vật Dít - một cây xà nu con tràn trề sức sống.
Nhân vật Dít đặc biệt được xây dựng qua hình ảnh đôi mắt . Trình bày cảm nhận của em về nhân vật này?
- Khi bị khủng khoảng tâm lý đôi mắt mở to trừng trừng nhìn bọn lính
- Đôi mắt ráo hoảnh - lầm lì không nói gì (bieát neùn ñau thöông khi chöùng kieán caùi cheát cuûa chò vaø chaùu)
- Đôi mắt mở to bình thản nghiêm nghị ► Cô gái trẻ giàu nghị lực , là hiện thân và sự tiếp nối của Mai.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2.3 Một vài nhân vật khác.
c.Nhân vật bé Heng .
+ Cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật bé Heng?
+ Lớp măng non nối tiếp cha ông đánh giặc
+ Chú bé hồn nhiên tươi sáng , sống động
Hình ảnh chú bé “ súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ người lính thực sự” rất có ý nghĩa →Tượng trưng cho cây Xà Nu con đầy sinh lực và nhựa sống , hứa hẹn trở thành lực lượng kế tục trong cuộc chiến đấu dài lâu với kẻ thù
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
d. Hình tượng tập thể anh hùng Xô Man.
+ Từ hình ảnh của cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng…em cảm nhận gì về phẩm chất và khí phách của nhân dân Tây Nguyên?
►Hình ảnh con người TN với đầy đủ các thế hệ, tiêu biểu cho các phẩm chất, khí phách của một tập thể anh hùng , mỗi nhân vật để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc…
Dân làng Xô Man, từ những người đã bị giặc giết như bà Nhan, anh Xút, đến những người đang sống: Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng… chính là những cây xà nu của nhiều thế hệ đứng bên nhau, vừa “ham ánh sáng mặt trời” hướng tới lí tưởng, vừa hồi sinh “sinh sôi nảy nở khoẻ”, tạo ra sức mạnh để “ưỡn tấm ngực lớn” trước bom đạn kẻ thù che chở cho nhau và bảo vệ chính mình.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
d. Hình tượng tập thể anh hùng Xô Man.
►Cả dân làng Xô Man là một tập thể anh hùng.Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng.Từ nền tảng vững chắc của chủ nghĩa ấy, sáng lên những tấm gương anh hùng.- làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
►Tác giả đã tạo ra hình tượng nhân
vật đám đông bằng cảm hứng sử thi đặc sắc.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3. “Rừng xà nu”- một cảm hứng sử thi đặc sắc.
* Những tình huống truyện vô cùng căng thẳng, hấp dẫn như trong huyền thoại (ở đó số phận, bi kịch của cá nhân gắn bó hài hoà với số phận, bi kịch của cả cộng đồng). Cốt truyện và các tình huống mang dáng dấp những áng sử thi cổ đại (ĐAM SĂN, XINH NHÃ)
* Nhân vật: đại diện cho phẩm chất và khí phách của cả cộng đồng, được khắc hoạ với bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, cường điệu và huyền thoại hoá ( Tnú- mang dáng dấp của Đăm Săn, Xinh Nhã… cuộc đời cũng kì diệu như trong sử thi huyền thoại)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3. “Rừng xà nu”- một cảm hứng sử thi đặc sắc.
* Giọng điệu: biến đổi linh hoạt, tuy nhiên giọng kể của cụ Mết vẫn là giọng chủ đạo ( một già llàng kể chuyện về một anh hùng của làng bên bếp lửa cho cả làng nghe, y như những nghệ sĩ dân gian xưa “kể khan” vậy…)
* Về cách dùng từ, viết câu: sử dụng nhiều từ đặc tả, ( tạo nên bức tranh giàu màu sắc hình khối khi tả cây xà nu…); nhiều so sánh, ví ngầm, nhân hoá, nhiều câu văn dìa ngắn với nhịp điệu khoan nhặt đa dạng, phong phú… khiến cho tác phẩm vừa là truyện vừa có chất thơ, chất nhạc, vừa mang tính kịch…
III. TỔNG KẾT
- “ Rừng xà nu”là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thời đại chống Mĩ cứu nước.Cội nguồn tạo nên sức mạnh anh hùng, nguyên nhân làm nên chiến thắng là khối đoàn kết cộng đồng, là sự gắn bó sức mạnh của con người và sức mạnh của rừng cây, đá núi, của mảnh đất quê hương chúng ta.
- Từ đó tác phẩm cũng chứng minh một chân lí : Khi kẻ thù dùng bạo lực phản cách mạng thì dân tộc ta phải sử dụng bạo lực cách mạng- đó chính là khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, cộng với vũ khí thì mới chiến thắng được…
- Tác phẩm khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam bằng cảm hứng sử thi đặc sắc.
III. CỦNG CỐ
Câu hỏi: Cây xà nu gây xúc động cho Nguyễn Trung Thành vào năm nào khi ông trở lại chiến trường miền Nam?
A. 1960
B. 1961
C. 1962
D. 1963
III. CỦNG CỐ
Câu hỏi: Cây xà nu là một hình tượng ẩn dụ biểu tượng cho vẻ đẹp nào của dân làng Xô Man?
A. Sự sống và sức sống mạnh mẽ, bất diệt của họ.
B.Sự sống và lòng yêu đời, lòng ham sống của họ.
C.Sự sống và tình yêu quê hương đất nước của họ.
D. Sự sống và khao khát ánh sáng mặt trời của họ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)