Tuần 22. Rừng xà nu

Chia sẻ bởi Đinh Thị Minh Vân | Ngày 09/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Rừng xà nu thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I. Mở đầu:
Nguyễn Trung Thành – nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ
I. Mở đầu:
Nguyễn Trung Thành – nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ
- Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Đó chính là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến thành công trong sáng tác.
- Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc đất nứơc  chú ý xây dựng những tính cách tiêu biểu cho nhân dân, cho thời đại mang đậm tính sử thi.
- Đam mê tụng ca những nhân vật anh hùng, miêu tả vấn đề lớn lao của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
2. Tác phẩm :
- Truyện ngắn “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
- Cảm hứng của “Rừng xà nu” có thể nói được khởi phát từ một triết lý nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà vô cùng anh dũng.
1. Rừng xà nu – bài ca về sức sống của đại ngàn Tây Nguyên
Hình ảnh Rừng xà nu không chỉ mở ra mà còn khép lại thiên truyện, đi suốt chiều dài tác phẩm như một nốt láy, một điệp khúc giàu ý nghĩa hiện thực và biểu tượng.
II. Cảm nhận về thiên truyện:
1. Rừng xà nu – bài ca về sức sống của đại ngàn Tây Nguyên
Hình ảnh Rừng xà nu không chỉ mở ra mà còn khép lại thiên truyện, đi suốt chiều dài tác phẩm như một nốt láy, một điệp khúc giàu ý nghĩa hiện thực và biểu tượng.
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn, đã thành lệ mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”.
1.1 Biểu tượng cây – người :
II. Cảm nhận về thiên truyện:
* Rừng xà nu tràn đầy sức lực mang tầm vóc lớn :
“Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu … Nó phóng lên nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng”.
 Rừng xà nu mang một tầm vóc lớn, không chịu gục ngã trước bom đạn của kẻ thù
 Vóc dáng xà nu tràn đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm nồng
* Rừng xà nu đối tượng của sự tàn phá và hủy diệt
“cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” song nó hào hùng ngay cả trong đau thương mất mát: khi miêu tả có “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình” tác giả đã dùng phép so sánh mạnh mẽ “đổ ào ào như một trận bão”.
Thiên nhiên trong truyện ngắn “Rừng xà nu” là một thứ thiên nhiên dưới tầm đại bác
“có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi” nhưng rừng xà nu vẫn sinh sôi vẫn sống. “cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”
* Rừng xà nu tượng trưng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của dân làng Xô Man:
“cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
Rừng xà nu là một kiểu ẩn dụ về con người - những con người sống dưới tầm đại bác  sống bền bỉ kiêu hùng trong tư thế vươn lên
Rừng xà nu mang đầy thương tích như tượng trưng cho bao nỗi đau thương của buôn làng. Sự sinh sôi nẩy nở của cây rừng xà nu ấy như tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô Man tiếp nối.
- Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày, gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử ngàn đời của dân làng Xô Man.
1.2 Biểu tượng đời sống :
- Rừng xà nu  biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man góp phần gợi ra ý nghĩa nhan đề, tạo nên chất sử thi của thiên truyện
- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo  tư tưởng chủ đề của tác phẩm thêm sâu sắc
2. Rừng xà nu – bài ca về sức sống của con người Tây Nguyên
Nét chung ở họ là phẩm chất anh hùng :
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đánh giặc bảo vệ buôn làng, đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
2.1 Nhân vật Cụ Mết :
“Bàn tay nặng trịch như một kìm sắt … ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược”
“ngực căng như một cây xà nu lớn”
* Một già làng khỏe mạnh quắc thước cứng cỏi
Hình ảnh cụ Mết nổi lên trên trang văn như một bức chạm khắc với những đường nét đậm sâu.
- “Tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang lồng ngực”
- “không cất cao giọng tiếng nói rất trầm”
- “cảm thấy cái nghiêm trang trong lời ông già”
- “Tiếng cụ Mết nặng trịch”
- “Tiếng cụ Mết ồ ồ “chém ! chém hết !”
 Tiếng nói vang trầm, âm hưởng thiết tha mà hùng tráng như tiếng cồng tiếng chiêng vang vọng giữa đại ngàn Tây Nguyên kì vĩ.
 Lời của cội nguồn, lời phán quyết thiêng liêng của lịch sử.
* Một già làng với truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn liền với ý thức giáo dục thế hệ con cháu
“Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
Lời kể thổi vào thế hệ kế thừa lòng yêu nước, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng.
Âm hưởng thiết tha mà hùng tráng vang giữa đại ngàn Tây Nguyên như một chân lí thời đại: có áp bức tất có đấu tranh
* Một già làng chỉ huy trực tiếp cuộc chiến đấu
- Trầm tĩnh: khi khen tặng ai điều gì cụ chỉ nói “Được”
- Sáng suốt: mỗi lời nói chính là kinh nghiệm, sự từng trải của bản thân.
“Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”
- Chính cụ Mết đã chống giáo xuống sàn nhà ra lệnh cho dân làng. “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên ! tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên ! “
Cụ Mết chính là điểm tựa, niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề thiên truyện.
2.2 Nhân vật Tnú :
* Trước khi đi “lực lượng”
- Tnú cường tráng như một thân xà nu lớn. “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc.”
- Tnú tỏ ra gan góc, táo bạo đầy quả cảm, mạnh mẽ can trường: “Giặc vây các ngả đường, nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi… Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình.”
- Tnú là người không biết đến sợ hãi, khuất phục
Sớm có lý tưởng cách mạng :
Có một tình yêu trong sáng cao đẹp với Mai :
- Thuộc nằm lòng câu nói của cụ Mết từ khi còn bé:
“cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”
- Đi đầu trong công việc nuôi cán bộ. “Để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng, bụng dạ không yên được lỡ giặc lùng ai dẫn cán bộ chạy”
Sức mạnh của Tnú được hun đúc bởi tình yêu lớn của một người con gái luôn nhường nhịn, dịu hiền.
Vượt lên nỗi đau đớn bi kịch cá nhân mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương góp phần bảo vệ buôn làng.
* Từ khi đi “lực lượng”
Bước đường đời cùng những tính cách của Tnú đại diện cho con đường và bản lĩnh của các dân tộc Tây Nguyên trong khói lửa đấu tranh. Câu chuyện bi tráng ở một con người mang ý nghĩa của một dân tộc
2.3 Nhân vật Mai :
Một người phụ nữ: kiên cường bất khuất
Một người mẹ: giàu đức hi sinh
Một người vợ: dịu hiền chung thủy
Hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2.3 Nhân vật Dít :
Can đảm gan dạ, lớn vượt mau chóng trong thử thách
“Chúng để con bé đứng giữa sân lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ của Dít”. Thoạt đầu “Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên đạn thứ mười nó chùi nước mắt từ đó im bặt … đôi mắt nó vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng.”
Giàu nghị lực, có bản lĩnh trở thành người lãnh đạo cao nhất của buôn làng Xô Man
Kiên quyết rắn rỏi song giàu tình cảm
2.3 Nhân vật bé Heng :
Là thế hệ tương lai của buôn làng Xô Man
Trưởng thành trong không khí mới của cách mạng
III. Tổng kết:
Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hoá Tây Nguyên
Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Minh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)