Tuần 22. Rừng xà nu

Chia sẻ bởi Lê Kim Liên | Ngày 09/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Rừng xà nu thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

….câu chuyện của một đời
được kể trong một đêm…

câu chuyện về
người anh hùng
ở rừng xà nu trên mảnh đất Tây Nguyên
đau thương nhưng kiên cường, anh dũng
Theo chân của nhà văn Nguyễn Trung Thành
để hiểu đất và người Tây Nguyên
…như một huyền thoại
RỪNG XÀ NU
NGUYỄN TRUNG THÀNH
RỪNG XÀ NU
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
2. Các thế hệ dân làng Xô Man
3. Nghệ thuật
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
NTT là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Ông am hiểu và gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
- Những trang viết của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Nguyễn Trung Thành và Núp
2. Tác phẩm
- Rừng xà nu được viết năm 1965 lúc cả nước sục sôi đánh Mĩ.
Xuất xứ: in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).
Chủ đề


I. Tiểu dẫn
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
a. Vị trí
- Khơi gợi cảm hứng cho tác giả
- Tên tác phẩm
- Hình tượng xuyên suốt tác phẩm: mở đầu, giữa và kết thúc
Hình tượng trung tâm, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
b. Rừng xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên
-Vóc dáng: Thân cây cường tráng, hình nhọn mũi tên
- Màu sắc: ngọn xanh rờn
- Dòng nhựa: tràn trề, thơm ngào ngạt, mỡ màng
- Sức sống mãnh liệt
Với bút pháp lãng mạn, rừng xà nu hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, man dại.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
c. Rừng xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên
-Trong sinh hoạt: ngọn lửa trong bếp, đuốc xà nu, xông bảng để học chữ…
-Trong những sự kiện trọng đại:
+ Nơi nuôi giấu cán bộ, tấm lá chắn
+ Đuốc xà nu soi cho dân làng mài giáo, nhựa xà nu đốt cháy 10 đầu ngón tay Tnú, ánh đuốc trong đêm đồng khởi…
 Rừng xà nu trở thành một nét văn hoá, chứng nhân lịch sử.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
d. Rừng xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên
* Số phận đau thương
- RXN là đối tượng huỷ diệt cũng như làng Xô Man đang chống chọi với mưa bom bão đạn của quân thù:
“Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu"
- Nỗi đau hiện lên nhiều vẻ
"Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương"
 khốc liệt của chiến tranh.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
d. Rừng xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên
* Phẩm chất tốt đẹp
Con người TN yêu tự do, phóng khoáng: ham ánh sáng mặt trời…
Sức sống mãnh liệt: trong rừng ít có loại cây sinh sôi, nảy nở khoẻ như vậy…
- Hiên ngang, bất khuất: Ngọn cây lao thẳng lên, ưỡn tấm ngực lớn che chở…
- Thuỷ chung với cách mạng: rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng rừng xà nu
e. Nghệ thuật
Kết cấu đầu cuối tương ứng.
Điểm nhìn linh hoạt.
Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá, so sánh…
Bút pháp sử thi, cảm hứng lãng mạn.

- Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp:
Câu 1: Tóm tắt truyện rừng xà nu và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. (2đ)
Câu 2: Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng. (5đ)

Chuẩn bị bài mới: Rừng xà nu (tiết 2)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kim Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)