Tuần 22. Rừng xà nu
Chia sẻ bởi Hải Nguyễn |
Ngày 09/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Rừng xà nu thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
RỪNG XÀ NU
NGUYỄN TRUNG THÀNH
I.Tìm hiểu chung
1, Tác giả : Nguyễn Trung Thành
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
Sinh năm 1932 tại Quảng Nam.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo văn nghệ.
Các tác phẩm chính : “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” …
2, Tác phẩm:
a) Xuất xứ:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
b) Hoàn cảnh ra đời:
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước đang sôi sục đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
c) Tóm tắt:
Truyện kể về làng Xô Man ở Tây Nguyên nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau ba năm tham gia lực lượng Việt Cộng, Tnú trở về thăm làng.
Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe về việc đấu tranh của làng - nó gắn bó với cuộc đời Tnú.
Hồi ấy, bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ Việt Cộng (Quyết). Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.
Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai địch. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng.
Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị địch đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng. Nhưng Tnú chịu đựng không kêu la.
Có tiếng động xung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập quân Việt Cộng. Tnú đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.
Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít tiễn Tnú lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.
3. Bố cục
3 phần
P1. Từ đầu→tới chận trời: rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác”, che chở cho dân làng Xô Man.
P2. Tiếp theo →khắp rừng: Tnú về thăm làng, cụ Mết kể về Tnú và cái đêm khởi nghĩa.
P3. Còn lại: cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nhan đề tác phẩm
Mang ý nghĩa biểu trưng cho đất và các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có người STrá và dân làng Xô Man.
Ẩn chứa cái vị khó quên của Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – thể hiện cái sức sống mãnh liệt của cây và con người.
Mang nhiều tầng ý nghĩ bao gồm trừu tượng và tả thực. Hai lớp nghĩa xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của cây và không khí Tây Nguyên.
Tạo ra sự khái quát và gợi mở. Dường như chứa đựng cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng của toàn bộ tác phẩm
2. Hình tượng cây xà nu
Xuất hiên đầu và cuối tác phẩm, tạo cấu trúc vòng tròn, luận hồi: kết thúc câu truyện này để mở ra câu truyện khác.
a, Tả thực
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông.
- Hình dáng: “ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
- Màu sắc, mùi hương : “xanh rờn”, “thơm ngào ngạt”, “thơm mỡ màng”…
- Ham ánh sáng mặt trời. Có sức sống mạnh mẽ và sức sinh sôi nảy nở kì diệu.
•Quan sát tinh tế, miêu tả kết hợp so sánh tài tình.
•Tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh những cánh rừng xà nu ở Tây Nguyên.
Ý nghĩa biểu tượng:
Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương:
- “Trong tầm đại bác của đồn giặc” , “mỗi ngày hai lần”, “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”.
- “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”.
* Những nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau :
- Có cái xót xa của những cây non, tựa như đứa trẻ thơ: “vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi” , “nhựa còn trong , chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mươi hôm thì cây chết”.
- Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”.
- Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, “đạn đại bác không giết nổi chúng”.
Rừng xà nu bị tàn phá
Thể hiện
Nỗi đau của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh
Nỗi đau của con người: bị tra tấn dã man, bị giết hại …
- Rừng xà nu
- Làng
- Sự sống
Tầm đại bác
Sự nghiệt ngã
Cái chết
Thương tích của cây xà nu liên tưởng tới con người Xô Man trong chiến tranh. Sự sống đã chiến thắng cái chết
● Rừng xà nu tượng trưng cho sức sống bất diệt của các thế hệ người làng Xô Man
RỪNG XÀ NU
CÂY XÀ NU
ĐẠI THỤ
CÂY XÀ NU TRƯỞNG THÀNH
CÂY XÀ NU CON
LÀNG XÔ MAN
CỤ MẾT, NGƯỜI GIÀ….
TNÚ, MAI, THANH NIÊN…
DÍT, HENG, CON CỦA TNÚ,..
● Cây xà nu biểu tượng cho người Xô man yêu tự do
HAM ÁNH SÁNG MẶT TRỜI, NHỰA THƠM MỠ MÀNG
THẾ GIỚI XÀ NU TRÀN TRỀ NHỰA SỐNG. BỨC TRANH THIÊN NHIÊN RỰC RỠ
NGƯỜI TÂY NGUYÊN YÊU TỰ DO, TÂM HỒN TỎA SÁNG RỰC RỠ
Với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thâm xưng tác giả đã làm cho cây xà nu trở thành biểu tượng đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, con người miền Nam, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Hình ảnh cây xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ, góp phần thể hiện chủ đề và tạo không khí Tây Nguyên độc đáo
2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN XÔ MAN
a, Cụ Mết
- Ngoại hình: mang dáng vấp của những anh hùng trong truyền thuyết, sử thi Tây Nguyên, “quắc thước”, “râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược”, “vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”. → Toát lên một sức mạnh của con người Tây Nguyên, oai phong lẫm liệt.
- Giọng nói: “ ồ ồ, dội vang”→ như tiếng của núi rừng thiêng liêng.
-Tính cách: Bản lĩnh, từng trải, quyết đoán, chỉ một lời khen “được”.
-Phẩm chất: yêu thương mọi người, biết nhìn xa trông rộng, là chỗ dựa tinh thần cho người dân Xô Man.
Hình ảnh già làng Tây Nguyên
- Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng cụ Mết càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho dân làng Xô-man để khắc cốt ghi tâm : “Đảng còn, núi nước này còn”.
- Cụ Mết là người giữ ngọn lửa truyền thống cho dân làng Xô Man.
Cụ Mết được nhà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bóng lớn cho dân làng Xô-man chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng cứu nước.
b) Nhân vật Tnú
- Hoàn cảnh: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ được dân làng cưu mang nuôi dưỡng. Tnú đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ.
- Tính cách: Tnú là người dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh, tình yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
• Tnú gan dạ, dũng cảm.
• Tnú rất nóng tính nhưng trung trực, cầu tiến.
• Dù học chữ chậm nhưng đi liên lạc thì Tnú rất thông minh, nhanh trí.
- Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng.
◘Với gia đình:
+ Yêu thương vợ con sâu sắc.
+ Lao vào hiểm nguy để cớ cứu lấy vợ con.
◘Với quê hương:
+ Đó là tình yêu máu thịt.
+ Đi dâu cũng đau đáu hướng về.
→ Tnú là con người ưu tú, anh hùng của làng Xô Man, là nòng cốt của kháng chiến, có cuộc đời, số phận bi tráng, biết vượt lên đau đớn và bi kịch cá nhân để chiến đấu bảo vệ quê hương.
→ Đôi bàn tay Tnú là đôi bàn tay bình dị, lao động và chiến đấu bảo vệ buôn làng, đôi bàn tay bị đốt là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù, đôi bàn tay bất khuất, tiêu diệt kẻ thù dù mỗi ngón đã mất đi 1 đốt → cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa cuộc đời 1 dân tộc.
c) Các nhân vật khác:
Dít:
- Là cô gái giàu nghị lực sống, dũng cảm, ngoan cường.
- Có thế giới nội tâm sâu sắc.
- Trở thành người lãnh đạo, biết giữ nguyên tắc, có bản lĩnh.
Mai:
- Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
- Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.
- Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ…
+ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù:bình tĩnh mà đầy sức mạnh…
Bé Heng:
- Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng.
- Bé Heng đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập những công sự này, nên tỏ ra rất hãnh diện.
Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau:
-Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
-Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật:
Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện:
- Chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
- Hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người.
- Hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng.
- Giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng…
Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.
Cảm hứng lãng mạn:
Đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
Lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
2. Ý NGHĨA
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
NGUYỄN TRUNG THÀNH
I.Tìm hiểu chung
1, Tác giả : Nguyễn Trung Thành
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
Sinh năm 1932 tại Quảng Nam.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo văn nghệ.
Các tác phẩm chính : “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” …
2, Tác phẩm:
a) Xuất xứ:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
b) Hoàn cảnh ra đời:
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước đang sôi sục đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
c) Tóm tắt:
Truyện kể về làng Xô Man ở Tây Nguyên nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau ba năm tham gia lực lượng Việt Cộng, Tnú trở về thăm làng.
Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe về việc đấu tranh của làng - nó gắn bó với cuộc đời Tnú.
Hồi ấy, bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ Việt Cộng (Quyết). Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.
Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai địch. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng.
Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị địch đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng. Nhưng Tnú chịu đựng không kêu la.
Có tiếng động xung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập quân Việt Cộng. Tnú đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.
Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít tiễn Tnú lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.
3. Bố cục
3 phần
P1. Từ đầu→tới chận trời: rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác”, che chở cho dân làng Xô Man.
P2. Tiếp theo →khắp rừng: Tnú về thăm làng, cụ Mết kể về Tnú và cái đêm khởi nghĩa.
P3. Còn lại: cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nhan đề tác phẩm
Mang ý nghĩa biểu trưng cho đất và các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có người STrá và dân làng Xô Man.
Ẩn chứa cái vị khó quên của Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – thể hiện cái sức sống mãnh liệt của cây và con người.
Mang nhiều tầng ý nghĩ bao gồm trừu tượng và tả thực. Hai lớp nghĩa xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của cây và không khí Tây Nguyên.
Tạo ra sự khái quát và gợi mở. Dường như chứa đựng cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng của toàn bộ tác phẩm
2. Hình tượng cây xà nu
Xuất hiên đầu và cuối tác phẩm, tạo cấu trúc vòng tròn, luận hồi: kết thúc câu truyện này để mở ra câu truyện khác.
a, Tả thực
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông.
- Hình dáng: “ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
- Màu sắc, mùi hương : “xanh rờn”, “thơm ngào ngạt”, “thơm mỡ màng”…
- Ham ánh sáng mặt trời. Có sức sống mạnh mẽ và sức sinh sôi nảy nở kì diệu.
•Quan sát tinh tế, miêu tả kết hợp so sánh tài tình.
•Tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh những cánh rừng xà nu ở Tây Nguyên.
Ý nghĩa biểu tượng:
Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương:
- “Trong tầm đại bác của đồn giặc” , “mỗi ngày hai lần”, “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”.
- “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”.
* Những nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau :
- Có cái xót xa của những cây non, tựa như đứa trẻ thơ: “vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi” , “nhựa còn trong , chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mươi hôm thì cây chết”.
- Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”.
- Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, “đạn đại bác không giết nổi chúng”.
Rừng xà nu bị tàn phá
Thể hiện
Nỗi đau của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh
Nỗi đau của con người: bị tra tấn dã man, bị giết hại …
- Rừng xà nu
- Làng
- Sự sống
Tầm đại bác
Sự nghiệt ngã
Cái chết
Thương tích của cây xà nu liên tưởng tới con người Xô Man trong chiến tranh. Sự sống đã chiến thắng cái chết
● Rừng xà nu tượng trưng cho sức sống bất diệt của các thế hệ người làng Xô Man
RỪNG XÀ NU
CÂY XÀ NU
ĐẠI THỤ
CÂY XÀ NU TRƯỞNG THÀNH
CÂY XÀ NU CON
LÀNG XÔ MAN
CỤ MẾT, NGƯỜI GIÀ….
TNÚ, MAI, THANH NIÊN…
DÍT, HENG, CON CỦA TNÚ,..
● Cây xà nu biểu tượng cho người Xô man yêu tự do
HAM ÁNH SÁNG MẶT TRỜI, NHỰA THƠM MỠ MÀNG
THẾ GIỚI XÀ NU TRÀN TRỀ NHỰA SỐNG. BỨC TRANH THIÊN NHIÊN RỰC RỠ
NGƯỜI TÂY NGUYÊN YÊU TỰ DO, TÂM HỒN TỎA SÁNG RỰC RỠ
Với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thâm xưng tác giả đã làm cho cây xà nu trở thành biểu tượng đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, con người miền Nam, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Hình ảnh cây xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ, góp phần thể hiện chủ đề và tạo không khí Tây Nguyên độc đáo
2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN XÔ MAN
a, Cụ Mết
- Ngoại hình: mang dáng vấp của những anh hùng trong truyền thuyết, sử thi Tây Nguyên, “quắc thước”, “râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược”, “vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”. → Toát lên một sức mạnh của con người Tây Nguyên, oai phong lẫm liệt.
- Giọng nói: “ ồ ồ, dội vang”→ như tiếng của núi rừng thiêng liêng.
-Tính cách: Bản lĩnh, từng trải, quyết đoán, chỉ một lời khen “được”.
-Phẩm chất: yêu thương mọi người, biết nhìn xa trông rộng, là chỗ dựa tinh thần cho người dân Xô Man.
Hình ảnh già làng Tây Nguyên
- Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng cụ Mết càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho dân làng Xô-man để khắc cốt ghi tâm : “Đảng còn, núi nước này còn”.
- Cụ Mết là người giữ ngọn lửa truyền thống cho dân làng Xô Man.
Cụ Mết được nhà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bóng lớn cho dân làng Xô-man chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng cứu nước.
b) Nhân vật Tnú
- Hoàn cảnh: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ được dân làng cưu mang nuôi dưỡng. Tnú đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ.
- Tính cách: Tnú là người dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh, tình yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
• Tnú gan dạ, dũng cảm.
• Tnú rất nóng tính nhưng trung trực, cầu tiến.
• Dù học chữ chậm nhưng đi liên lạc thì Tnú rất thông minh, nhanh trí.
- Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng.
◘Với gia đình:
+ Yêu thương vợ con sâu sắc.
+ Lao vào hiểm nguy để cớ cứu lấy vợ con.
◘Với quê hương:
+ Đó là tình yêu máu thịt.
+ Đi dâu cũng đau đáu hướng về.
→ Tnú là con người ưu tú, anh hùng của làng Xô Man, là nòng cốt của kháng chiến, có cuộc đời, số phận bi tráng, biết vượt lên đau đớn và bi kịch cá nhân để chiến đấu bảo vệ quê hương.
→ Đôi bàn tay Tnú là đôi bàn tay bình dị, lao động và chiến đấu bảo vệ buôn làng, đôi bàn tay bị đốt là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù, đôi bàn tay bất khuất, tiêu diệt kẻ thù dù mỗi ngón đã mất đi 1 đốt → cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa cuộc đời 1 dân tộc.
c) Các nhân vật khác:
Dít:
- Là cô gái giàu nghị lực sống, dũng cảm, ngoan cường.
- Có thế giới nội tâm sâu sắc.
- Trở thành người lãnh đạo, biết giữ nguyên tắc, có bản lĩnh.
Mai:
- Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
- Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.
- Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ…
+ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù:bình tĩnh mà đầy sức mạnh…
Bé Heng:
- Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng.
- Bé Heng đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập những công sự này, nên tỏ ra rất hãnh diện.
Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau:
-Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
-Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật:
Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện:
- Chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
- Hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người.
- Hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng.
- Giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng…
Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.
Cảm hứng lãng mạn:
Đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
Lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
2. Ý NGHĨA
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)