Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hạnh Thất | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THAO GIẢNG NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”
của Ngô Sĩ Liên
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
I-TÌM HIỂU CHUNG:
1)Tác giả:
-Quê: tỉnh Hà Tây.
-Đỗ tiến sĩ 1442 dưới triều vua Lê Thái Tông.
-Làm quan từ thời Lê Thái Tông đến Lê Thánh Tông.
Ngô Sĩ Liên ( ? - ? ).
2)Tác phẩm:
a)Xuất xứ:
b)Vài nét về “Đại Việt sử kí toàn thư” :
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
trích “Đại Việt sử kí toàn thư”.
là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn.
II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1)Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn:
-Tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt không có khuôn mẫu nhất định.
-Toàn dân đoàn kết một lòng.
-Khoan thư sức dân (giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc).
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Trình bày kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn ?
=>Vị tướng tài năng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng, thương dân, trọng dân – lấy dân làm gốc.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 1: Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với lời trăn trối của cha ?
Nhóm 2: Thái độ của Trần Quốc Tuấn trước lời nói của hai gia nô ?
Nhóm 3: Thái độ của Trần Quốc Tuấn trước lời nói của hai con ?
Nhóm 4: Nhận xét phần trả lời của 3 nhóm trên ?
2) Lòng trung nghĩa:
H?T GI?
1.30
00
2) Lòng trung nghĩa:
-Đối với lời cha dặn, Trần Quốc Tuấn để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
-Khi quân quyền trong tay, Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn để thử lòng gia nô và các con:
+Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
+Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông ngầm cho là phải.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
+Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương, ông nổi giận rút gươm định trị tội.
=> Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, không tư lợi, rất nghiêm khắc trong giáo dục con.
3)Công lao và đức độ:
-Khéo tiến cử người tài cho đất nước.
-Soạn sách để khích lệ tướng sĩ, sưu tập binh pháp và ghi chép những kinh nghiệm về chiến lược chống giặc.
-Khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi, hết lòng vì đất nước.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Trần Quốc Tuấn đã có những công lao gì cho đất nước? Đức độ của ông ra sao?
=> Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, một con người tài đức, văn võ song toàn, một thiên tài quân sự thế giới.
ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO
4)Sự linh ứng:
-Các châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.
-Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Sự linh ứng của Trần Quốc Tuấn sau khi ông mất ra sao ?
=> Đức Thánh Trần.
III-TỔNG KẾT:
1)Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.
- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
2) Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Củng cố - Dặn dò
- Về nhà học bài, nắm vững dẫn chứng. Hãy tóm tắt câu chuyện về Trần Quốc Tuấn.
- Soạn bài mới: “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ”. (Chú ý thể loại truyền kì, đặc điểm của nhân vật Ngô Tử Văn và ngụ ý của tác phẩm).
CHÚC QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM KHỎE. HẸN GẶP LẠI !
Trường THPT Phạm Hùng
Tổ Ngữ Văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hạnh Thất
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)