Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Chia sẻ bởi Trần Thị Hạnh | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Đọc văn: Tiết 66.
Bài : Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Gv: Trần thị Hạnh- Tổ XH I
Ngày 26/01/2011.
Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”
Ngô Sĩ Liên
Tượng Trần Hưng Đạo ( 1228 – 1300)
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Chưa rõ năm sinh, năm mất.
Là nhà sử học nổi tiếng thời Lê (Thế kỉ XV).
Quê: Chương Mĩ, Hà Tây.
- Đỗ tiến sĩ năm 1442.
- Làm quan từ thời vua Lê Thái Tông đến thời Lê Thánh Tông.
Tượng Ngô sĩ Liên- nhà sử học thế kỉ XV.
2. Bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư”.
Thể loại: Sử kí – ghi chép những sự kiện lịch sử.
- Thời gian hoàn thành: 1479.
Quy mô: 15 quyển.
Nội dung: Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428.
- Giá trị : Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị lịch sử và văn học.
Bản in Nội Các Quan Bản - Mộc bản khắc năm
Chính Hòa thứ 18 (1697)
Bản in năm 2000
3. Bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Trích “ Đại Việt sử kí toàn thư”
- Nội dung kể về con người Trần Quốc Tuấn.
- Bố cục : 3 phần.
+ Phần 1. Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
+ Phần 2. Câu chuyện về lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.
+ Phần 3: Công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Chân dung nhân vật Trần Quốc Tuấn:
a. Chuyện về kế sách giữ nước:
- Nêu ra bài học giữ nước từ các triều đại:
- Đánh giặc phải tùy thời mà có phương pháp chiến lược phù hợp.
Chăm lo cho dân : Giảm thuế khóa; bớt hình phạt, không sách nhiễu dân..
- Toàn dân đoàn kết một lòng. Vua tôi đồng tâm..
* Qua đó, ta thấy Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba trung quân ái quốc, thương dân, trọng dân, biết lo cho dân..
b. Chuyện về lòng trung nghĩa:
* Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha:
- Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ!
- Thái độ : Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Ông chọn chữ trung, tức là đặt quyền lợi của đất nước, của triều đình lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
Chữ hiếu>< Chữ trung
* Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng :
Đem lời cha dặn nói với hai gia nô. Mục đích: kiểm chứng và thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.
- Ông :“Cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người
Vì họ là những người trung hiếu vì dân vì nước.
Lòng trung nghĩa của ông được mọi người đồng tình.
* Chuyện với hai người con trai:
- Với Hưng Vũ Vương : ngầm cho là phải.
- Với Quốc Tảng : Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.
=> Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.
Chữ Hiếu hay chữ Trung đều bị chi phối bởi nghĩa lớn với đất nước.
Tóm lại : Qua ba câu chuyện, Ngô Sĩ Liên tập trung làm nổi bật phẩm chất ngời sáng: Trung nghĩa. (Thời trung đại trung với vua là yêu nước).
Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả.
- Hấp dẫn, lôi cuốn thuyết phục người nghe. Lí lẽ và bằng chứng cụ thể có trong cuộc đời nhân vật trên nhiều khía cạnh khác nhau.
c. Công lao và đức độ :
- Công lao giữ nước: Hai lần đánh bại quân Nguyên .
Công lao xây dựng đất nước:
+ Tiến cử người tài
+ Soạn sách huấn luyện quân sự, binh pháp và khích lệ tướng sĩ
- Đức độ lớn lao:
+ Khiêm nhường “kính cẩn giữ tiết làm tôi”.
+ Cẩn thận phòng xa công việc hậu sự.
- Thiên tài quân sự lỗi lạc.
Đức độ cao cả: trung quân ái quốc, thương yêu dân, tận tình với tướng
sĩ, cẩn thận, khiêm tốn.
Vua Trần Thánh Tông soạn văn bia ở sinh từ để ca ngợi. Khi chết được tặng nhiều tước hiệu cao quý
Nhân dân cảm phục ngưỡng mộ, tôn vinh là bậc thánh
Kẻ thù nể phục, khiếp sợ









Đền Kiếp Bạc- Hải Dương- thờ Trần Hưng Đạo
2. Nghệ thuật:
Khắc hoạ chân dung nhân vật:
+ Với vua: trung quân ái quốc.
+ Với dân: thương dân, lo cho dân.
+ Với tướng sĩ: dạy bảo khích lệ, tiến cử người tài.
+ Với con: công bằng, nghiêm khắc trong giáo dục.
+ Với bản thân: giữ đạo trung và khiêm tốn.
- Đặt nhân vật trong những tình huống có thử thách.
Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ.
b. Kể chuyện:
- Khi kể xen lời bình ngắn gọn mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Mỗi chi tiết đều tương ứng với một câu chuyện sinh động.
Kết luận: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, xúc động, đoạn trích khắc hoạ đậm nét chân dung Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
- Cách kể chuyện linh hoạt, không đơn điệu theo trình tự thời gian.
Đền Kiếp Bạc- nơi thờ Trần Hưng Đạo
Lễ hội đền Kiếp Bạc – Chí Linh –Hải Dương từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch
Bàn thờ Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc
六 Lục
頭 Đầu
無 vô
水 thủy
不 bất
秋 thu
聲 thanh
萬 Vạn
袷 Kiếp
有 hữu
山 sơn
皆 giai
剑 kiếm
氣 khí
Dịch là:
Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)