Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Chia sẻ bởi Edo Hà | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 22. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



Chào mừng thầy cô
và các bạn đến với
bài thuyết trình
của tổ 2
Các thành viên trong tổ 2:



1 Vũ Nguyễn Phương Anh
2. Phạm Thị Thu Hà
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
4. Nguyễn Đức Hùng
5. Nguyễn Thị Ngọc Mai
6. Trần Thảo Nhi
7. Dương Quỳnh Phương
8. Phạm Minh Tuấn
9. Nông Minh Tú
10. Nguyễn Khánh Vũ
ĐỌC THÊM :
Đại Việt sử kí toàn thư
I. Giới thiệu sơ lược về Đại Việt sử kí toàn thư
Đại Việt sử kí toàn thư
- Tên gọi tắt : Toàn thư
- Tác giả : Ngô Sĩ Liên
- Hoàn tất năm : 1479
- Gồm : 15 quyển
- Viết bằng văn ngôn của Việt Nam, thể biên niên
Chủ đề : Lịch sử Việt Nam
- Năm phát hành : 1697





- Là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.




- Theo lời tựa, Đại Việt sử kí toàn thư được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.

- Là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam
- Là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học.

*Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
 Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Đại Việt sử kí tiền biên
II. Nội dung Đại Việt sử kí toàn thư
- Nội dung cuốn sách chép các sự kiện lớn trong lịch sử nước Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng (kỷ họ Hồng Bàng) cho đến triều đại nhà Hậu Lê với những lời bình chú, nhận xét tương đối khách quan của Ngô Sĩ Liên cũng như của các bậc tiền nhân (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên).
- Có rất nhiều sự kiện được các ông đánh giá tương đối đúng bản chất mà sau này vì nhiều lý do (như ảnh hưởng tới những nhân vật lịch sử nổi tiếng hơn, ví dụ như nhận định về Nguyễn Bặc, Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), Dương Vân Nga trong thời kỳ triều đại của nhà Đinh) nhiều sử gia khác có ý định cắt bỏ. Tuy nhiên cũng có nhiều sự kiện vì lý do quan điểm tư tưởng phong kiến nên các ông đã có những nhận định không xác đáng (như trường hợp thái sư Lê Văn Thịnh thời nhà Lý). Cuốn sách lần đầu tiên được hoàn thành năm 1479 thời Lê Thánh Tông, sau đó được các sử gia khác chỉnh lý lại và bổ sung (từ các quyển 12 đến quyển 19).
- Nhận xét chung: Tác phẩm thể hiện được tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đoàn kết, đồng thời mang những giá trị sử học và văn học hết sức cao cả.
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
bài thuyết trình của tổ 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Edo Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)