Tuần 21. Vội vàng
Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vội vàng thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -
Trần Cảnh Huy
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử: Ngô Xuân Diệu (1916-1985)
- Gia đình, quê quán: “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong...”
- Cuộc đời:
+ Đỗ tú tài, dạy học tư và làm cho Sở Đoan (Mĩ Tho). Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, có chân trong Tự lực văn đoàn.
+ Năm 1943, Xuân Diệu tham gia Hội văn hoá cứu quốc. Trong hai cuộc kháng chiến và những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Xuân Diệu lấy sự nghiệp văn chương phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
+ Ông là Uỷ viên BCH Hội Nhà văn các khoá I, II, III; được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I. Năm 1983 ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
- Trước Cách mạng: Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới tạo nên “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)
+ Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ.
+ Có nhiều cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh...
- Sau Cách mạng 1945, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
* Các tác phẩm chính:
- Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)...
- Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập, 1981), Công việc làm thơ (1984),…
- Dịch thuật: Các nhà thơ Hung-ga-ri; dịch thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sang tiếng Pháp
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
* Các tác phẩm chính:
2. Tác phẩm:
- Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938) là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng.
- “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi nữa (...). Tập thơ đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (...). Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!”
(Lời đưa duyên)
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
- Đoạn một: Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
=> Miêu tả cuộc sống trần thế như một thiên đường trên mặt đất và niềm cảm xúc ngây ngất trước cuộc sống ấy.
- Đoạn hai: Tiếp đó đến “Mùa chưa ngả chiều hôm”
=> Bày tỏ quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đó là nhận thức: con người chỉ có thể tận hưởng hạnh phúc khi còn trẻ mà tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi, thời gian có thể cướp đi tất cả.
- Đoạn ba: Còn lại
=> Chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian: khẩn trương, mở rộng lòng ôm chứa, thâu tóm, ghì siết để tận hưởng cuộc sống.
2. Chủ đề: Bài thơ bày tỏ nhận thức mới về thời gian, tình yêu và tuổi trẻ. Vội vàng là lời giục giã sống mãnh liệt hết mình, ôm chứa, thâu tóm để tận hưởng khôn cùng bởi cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
* Khổ thơ thứ nhất:
- Nhân vật trữ tình xưng “tôi” là muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.
- Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại hương vị và màu sắc của nó.
=> khẳng định: cuộc đời đẹp lắm, đáng quý trọng nâng niu lắm!
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
* Khổ thơ thứ nhất:
* Khổ thơ thứ hai:
- Những hình ảnh: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần,...
+ Đang trong cái độ đẹp đẽ nhất của mùa xuân, của cuộc đời.
+ Tất cả đều đang say đắm trong lứa đôi, tình yêu.
- Tác giả đã mang đến cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Nhân vật trữ tình như ngây ngất trước cảnh sống trần gian.
=> khẳng định: cuộc đời đẹp lắm, đáng quý trọng nâng niu lắm!
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
4. Quan niệm về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ
- Xuân Diệu có một quan niệm mới mẻ về mùa xuân:
+ Mùa xuân là dấu hiệu bước đi của thời gian, một đi không trở lại.
+ Tác giả lấy sinh mệnh của con người gắn liền với cái đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian trong vũ trụ...
- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt: hiện tại đang lìa bỏ để trở thành qúa khứ, vạn vật đang trong một cuộc chia li.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
4. Quan niệm về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ
5. Lời giục giã sống mãnh liệt, hết mình tận hưởng.
- Tác giả xưng “ta”: muốn đối diện với toàn thể sự sống trần gian.
- Một sự vồ vập đầy hăm hở: ôm, riết, say, thâu...
- Hàng loạt những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn,...
=> Vội vàng thực chất là cách sống chạy đua với thời gian. Đó là sự khao khát được sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt chưa từng thấy.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
III. Kết luận
* Nét mới mẻ của Xuân Diệu:
- Nhận biết cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung, từ đó đưa ra một quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ; hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Đó là cái nhìn tích cực, giàu yếu tố nhân văn.
- Hình ảnh độc đáo, ngôn từ mạnh mẽ, giọng điệu phong phú,...
* Chất luận lí:
- Trong mỗi đoạn thơ:
+ Đoạn 1: Điệp kiểu câu “Tôi muốn... Cho...”; điệp cụm từ “Này đây” và “của”
+ Đoạn 2: Các cụm từ “Xuân đang tới, nghĩa là”, “Xuân còn non, nghĩa là”
+ Đoạn 3: Điệp lại các cụm từ “Ta muốn”.
- Cả bài thơ là một phép biện chứng tâm hồn: Trần thế là một thiên đường. Trong khi đó mùa xuân và tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Vì vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, phải vội vàng.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
“Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
(Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan).
Qua bài Vội vàng, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- Xuân Diệu -
Trần Cảnh Huy
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử: Ngô Xuân Diệu (1916-1985)
- Gia đình, quê quán: “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong...”
- Cuộc đời:
+ Đỗ tú tài, dạy học tư và làm cho Sở Đoan (Mĩ Tho). Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, có chân trong Tự lực văn đoàn.
+ Năm 1943, Xuân Diệu tham gia Hội văn hoá cứu quốc. Trong hai cuộc kháng chiến và những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Xuân Diệu lấy sự nghiệp văn chương phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
+ Ông là Uỷ viên BCH Hội Nhà văn các khoá I, II, III; được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I. Năm 1983 ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
- Trước Cách mạng: Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới tạo nên “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)
+ Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ.
+ Có nhiều cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh...
- Sau Cách mạng 1945, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
* Các tác phẩm chính:
- Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)...
- Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập, 1981), Công việc làm thơ (1984),…
- Dịch thuật: Các nhà thơ Hung-ga-ri; dịch thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sang tiếng Pháp
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
* Phong cách nghệ thuật:
* Các tác phẩm chính:
2. Tác phẩm:
- Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938) là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng.
- “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi nữa (...). Tập thơ đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (...). Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!”
(Lời đưa duyên)
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
- Đoạn một: Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
=> Miêu tả cuộc sống trần thế như một thiên đường trên mặt đất và niềm cảm xúc ngây ngất trước cuộc sống ấy.
- Đoạn hai: Tiếp đó đến “Mùa chưa ngả chiều hôm”
=> Bày tỏ quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đó là nhận thức: con người chỉ có thể tận hưởng hạnh phúc khi còn trẻ mà tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi, thời gian có thể cướp đi tất cả.
- Đoạn ba: Còn lại
=> Chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian: khẩn trương, mở rộng lòng ôm chứa, thâu tóm, ghì siết để tận hưởng cuộc sống.
2. Chủ đề: Bài thơ bày tỏ nhận thức mới về thời gian, tình yêu và tuổi trẻ. Vội vàng là lời giục giã sống mãnh liệt hết mình, ôm chứa, thâu tóm để tận hưởng khôn cùng bởi cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
* Khổ thơ thứ nhất:
- Nhân vật trữ tình xưng “tôi” là muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.
- Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại hương vị và màu sắc của nó.
=> khẳng định: cuộc đời đẹp lắm, đáng quý trọng nâng niu lắm!
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
* Khổ thơ thứ nhất:
* Khổ thơ thứ hai:
- Những hình ảnh: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần,...
+ Đang trong cái độ đẹp đẽ nhất của mùa xuân, của cuộc đời.
+ Tất cả đều đang say đắm trong lứa đôi, tình yêu.
- Tác giả đã mang đến cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Nhân vật trữ tình như ngây ngất trước cảnh sống trần gian.
=> khẳng định: cuộc đời đẹp lắm, đáng quý trọng nâng niu lắm!
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
4. Quan niệm về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ
- Xuân Diệu có một quan niệm mới mẻ về mùa xuân:
+ Mùa xuân là dấu hiệu bước đi của thời gian, một đi không trở lại.
+ Tác giả lấy sinh mệnh của con người gắn liền với cái đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian trong vũ trụ...
- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt: hiện tại đang lìa bỏ để trở thành qúa khứ, vạn vật đang trong một cuộc chia li.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
2. Chủ đề:
3. “Thiên đường trên mặt đất”
4. Quan niệm về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ
5. Lời giục giã sống mãnh liệt, hết mình tận hưởng.
- Tác giả xưng “ta”: muốn đối diện với toàn thể sự sống trần gian.
- Một sự vồ vập đầy hăm hở: ôm, riết, say, thâu...
- Hàng loạt những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn,...
=> Vội vàng thực chất là cách sống chạy đua với thời gian. Đó là sự khao khát được sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt chưa từng thấy.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
III. Kết luận
* Nét mới mẻ của Xuân Diệu:
- Nhận biết cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung, từ đó đưa ra một quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ; hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Đó là cái nhìn tích cực, giàu yếu tố nhân văn.
- Hình ảnh độc đáo, ngôn từ mạnh mẽ, giọng điệu phong phú,...
* Chất luận lí:
- Trong mỗi đoạn thơ:
+ Đoạn 1: Điệp kiểu câu “Tôi muốn... Cho...”; điệp cụm từ “Này đây” và “của”
+ Đoạn 2: Các cụm từ “Xuân đang tới, nghĩa là”, “Xuân còn non, nghĩa là”
+ Đoạn 3: Điệp lại các cụm từ “Ta muốn”.
- Cả bài thơ là một phép biện chứng tâm hồn: Trần thế là một thiên đường. Trong khi đó mùa xuân và tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Vì vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, phải vội vàng.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
“Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
(Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan).
Qua bài Vội vàng, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)