Tuần 21. Vội vàng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thuyền | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vội vàng thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô và các bạn
Lớp 11B12
VỘI VÀNG
(XUÂN DIỆU)
Em hãy nêu những gì em biết về tác giả Xuân Diệu
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tìm hiểu vài nét về tác giả
Xuân Diệu(1916- 1985 )
- Là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”
- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn,một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn của dân tộc.
Hãy nêu một số hiểu biết của em về tác phẩm “Vội vàng”
2.Tác phẩm
Xuất xứ :
-“ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
-Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.
Bố cục:
Phần 1: Thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
Phần 2: Sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá.
Phần 3: Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ
Thể loại :
-Thể thơ trữ tình, tự do
-Kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, vần chân liền, cách, vần bằng - vần trắc xen kẽ
3/ Chủ đề:
Tình yêu cuộc sống mãnh liệt, niềm khát khao giao cảm, nỗi lo âu khi thời gian trôi mau và quan niệm sống mới mẻ tích cực của nhà thơ

II. Đọc- hiểu tác phẩm
1. Tình yêu cuộc sống trần thế́ tha thiết
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất:
Cho tôi buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
a.Ứơc muốn của nhà thơ trước cuộc sống
Trong 4 câu thơ đầu nhà thơ đã nêu lên 2 ước muốn :
“Tắt nắng”, “Buộc gió” để cho màu nắng đừng phai và mùi hương đừng lan toả , đi mất
ước muốn không tưởng, không bao giờ thực hiện được
Tuy nhiên , đây là ước muốn và mục đích rất thực.
Xuất phát từ tâm lý sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống.
Đọc 4 câu thơ đầu cùa bài thơ, em cảm nhận được mong muốn gì của Xuân Diệu?
- Đây là một cách nói kỳ lạ, có vẻ như ngông cuồng của nhà thơ, tạo sự chú ý với người đọc.
- Nhưng đây đồng thời cũng là lời khẳng định, giãi bày trạng thái cô nén cảm xúc và ý tưởng của người nghệ sĩ.
“Tôi muốn tắt nắng đi
….
Cho tôi buộc gió lại”
- Điệp ngữ “Tôi muốn” nhắc lại 2 lần, kết hợp điệp từ “cho”
thể hiện thái độ muốn trực tiếp can thiệp vào quy luật của tạo hoá, cũng như ước muốn tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ.
Đây cũng chính là sự thể hiện cái “Tôi” cá nhân tự tin và tự tôn của nhà thơ
b.Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân
Cửa ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa cỏ đồng nội xanh rì
Này đây cành lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Củ
+ Ong bướm trong tuần tháng làm mật
+Hoa trên đồng nội xanh rì
+ Lá của cành tơ phơ phất
+ Yến anh ngân lên khúc tình si
 cảnh thiên nhiên- cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên.
 Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa,có tình như mời gọi
- Hình ảnh tươi đẹp , non tơ, trẻ trung căng tràn sức sống
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân được nhà thơ miêu tả nhưthế nào? ( Chú ý các hình ảnh , màu sắc âm thanh và các biện pháp nghệ thuật )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thuyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)